Giáo án tập đọc 4 - Bài dạy: Rất nhiều mặt trăng

I. Mục tiêu

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; chú hề, nàng công chúa nhỏ.

2. Hiểu được các từ ngữ trong bài

Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

II. Đồ dùng học tập

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 5385 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tập đọc 4 - Bài dạy: Rất nhiều mặt trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIÁO ÁN TẬP ĐỌC 4
Bài dạy: Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; chú hề, nàng công chúa nhỏ.
2. Hiểu được các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng học tập
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- 4 học sinh đọc phân vai câu chuyện: “Trong quán ăn Ba cá bống”. 
- Em thấy những hình ảnh nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú?
- Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
Các con cùng hướng lên màn hình để quan sát bức tranh.
- Quan sát tranh con thấy bức tranh vẽ cảnh gì?
à Quan sát tranh chúng ta thấy nhà vua và các vị thần ai cũng có vẻ mặt lo lắng như đang suy nghĩ và bàn bạc về một điều gì đó rất quan trọng.
Việc gì khiến nhà vua và các vị thần đều lo lắng đến như vậy? Cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua nội dung bài: “Rất nhiều mặt trăng”.
- Các con mở SGK/163
Phần thứ nhất: Luyện đọc bài
+ Luyện đọc: 
- Bài tập chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu à nhà vua.
Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm à tất nhiên là bằng vàng rồi.
Đoạn 3: Chú hề tức tối à tung tăng khắp vườn.
Toàn bài các con đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Đoạn kết bài với giọng vui, nhanh hơn.
Đọc phân biệt rõ lời người kể với lời các nhân vật.
- Trong bài có những từ ngữ nào khi đọc các con dễ nhầm lẫn.
- Hướng dẫn học sinh cách phát âm l/n, tr/ch.
- Trong bài còn có câu văn dài, các con chú ý ngắt giọng cho đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc lại các câu văn trên.
? Trong bài có từ nào các con chưa hiểu?
- Cho quan sát lại bức tranh và giảng: 
Đây là hình ảnh nhà vua cho vời tất cả các vị thần, các nhà khoa học tới để bàn cách lấy mặt trăng cho cô bé.
- Trong bài có từ vương quốc. Vậy các con hiểu vương quốc là gì?
- Kể tên một số vương quốc mà con biết?
- Công chúa là ai?
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì, các con hãy đọc thầm đoạn 1. Thời gian đọc thầm là 1 phút, bắt đầu.
+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa nhỏ?
+ Khi ốm nặng, công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
- Những người thế nào thì được gọi là đại thần?
- Nhà khoa học là những người làm công việc gì?
- Các vị thần, các nhà khoa học đã nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
- Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
à Đoạn 1 của bài cho các con biết điều gì?
Các con ạ! Nguyện vọng của công chúa tưởng như nhỏ bé nhưng lại làm cả triều đình phải suy nghĩ, lo lắng. Các vị đại thần, các nhà khoa học đều cho rằng nguyện vọng của công chúa không thể thực hiện được. Vậy nhà vua đã than phiền với ai?
Người đó có giúp được cho nhà vua không? Cô cùng các con tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài. 
- Các con đọc thầm đoạn 2 trong 2 phút. Thời gian bắt đầu.
* Yêu cầu lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 
- Trước đòi hỏi của công chúa, nhà vua đã than phiền với ai?
- Chú hề là người như thế nào?
à Chú hề là người đóng vai nhân vật diễn những trò cười trên sân khấu. Chú đóng vai chuyên bông đùa hoặc chế giễu những cái xấu trong các vở tuồng, vở chèo làm cho người xem phải cười. Còn vương quốc của nhà vua, chú hề có vai trò rất quan trọng . Chú mang lại những tiếng cười, mang lại những phút thư giãn thoải mái cho những người trong cung điện của nhà vua đấy các con ạ!
- Vậy trước những lời than phiền của nhà vua chú hề đã có suy nghĩ như thế nào?
- Công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào?
- Còn người lớn có cách nghĩ về mặt trăng như thế nào?
- Cách nghĩ về mặt trăng của công chúa có giống với cách nghĩ của người lớn không? 
Các con ạ! Nàng công chúa nhỏ bé nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác so với cách nghĩ của các vị đại thần, các nhà khoa học. Cô còn khẳng định mặt trăng làm bằng vàng vì cô thường thấy nó màu vàng.
Suy nghĩ của cô công chúa thật ngây thơ phải không các con.
Vậy nội dung đoạn 2 nói lên điều gì?
Qua tìm hiểu đoạn 2, các con thấy chú hề - một trong những nhân vật mà các con thường gặp trong các câu chuyện cổ tích hoặc vai diễn ở các cở tuồng, chèo, …
Chú hề thông minh, hiểu được tâm lý trẻ thơ. Vậy chú đã nghĩ ra cách gì để lấy mặt trăng cho công chúa. Các con tìm hiểu tiếp đoạn 3 của bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
- Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa?
? Thợ kim hoàn là người làm công việc gì?
- Công chúa có thái độ như thế nào khi nhận món quà đó?
+ Con hiểu thế nào là vui sướng?
- Đặt câu có từ vui sướng?
- Hãy nêu nội dung của đoạn 3?
- Câu chuyện này giúp em hiểu được gì?
- Nêu nội dung của bài học hôm nay?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung của bài.
* Luyện đọc diễn cảm.
- Bài: “ Rất nhiều mặt trăng” thuộc thể loại văn gì?
- Khi đọc câu chuyện phải thể hiện được mấy vai?
- Yêu cầu học sinh đọc truyện theo cách phân vai.
- Yêu cầu hs khác nhận xét cách đọc.
+ Lời nói của chú hề bạn đọc với giọng như thế nào?
+ Giọng của công chúa bạn đọc như thế nào?
+ Giọng đọc của các bạn đã phù hợp với từng nhân vật chưa?
Về nhà các con luyện đọc lại toàn bài. Thời gian ở lớp không cho phép nên cô chỉ hướng dẫn các con đọc diễn cảm đoạn: “Thế là chú hề đến gặp….”. 
+ Đọc mẫu.
- Cô đã ngắt giọng sau những từ ngữ nào?
- Trong đoạn cừa theo dõi khi đọc cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Vì sao?
- Trong đoạn văn còn có 2 câu hỏi, các con cần đọc với giọng như thế nào?
- Các con phân vai và luyện đọc theo nhóm 4 (3 bạn đọc, 1 bạn nghe sau đó đổi lại). Thời gian luyện đọc là 2 phút.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta được học bài gì?
- Trong câu chuyện tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả suy nghĩ của công chúa?
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Tổng kết bài.
- Chuẩn bị bài sau: Rất nhiều mặt trăng (tiết 2).
- 4 học sinh đọc bài.
- 1 hs trả lời: 
+ Bu-ra-ti-nô chui vào chiếc bình bằng đất ngồi im thin thít.
+ Lão ba-ra-ba uống rượu say ngồi hơ bộ râu dài.
+ Bu-ra-ti-nô lao ra ngoài giữa lúc mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác.
- 1 nhà vua ngồi trên ngai vàng, xung quanh có các vị cận thần với vẻ mặt lo lắng.
- Học sinh nhắc lại tên bài học.
- Học sinh theo dõi.
- 3 hs đọc nối tiếp lần 1.
+ l/n: ốm nặng, lo lắng.
+ tr/ch: treo, dây chuyền.
+ giường.
- Học sinh đọc lại các từ ngữ trên.
+ Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được/ vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+ Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô/ nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào.
- Học sinh đọc lại 2 câu văn trên.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 2.
+vời: (Học sinh đọc giải nghĩa SGK) cho mời người dươi quyền đến.
+ Vương quốc: chỉ những nước mà đứng đầu nhà nước là một nhà vua.
+ Vương quốc Lào, vương quốc Campuchia, vương quốc Thái Lan, vương quốc Mi-a-ma.
+ Công chúa là con gái của nhà vua.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
+ Cô bị ốm nặng.
+ Cô mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Đại thần là chỉ những người giữ quan chức lớn trong triều đình.
+ Nhà khoa học là người có hiểu biết những quy luật về sự phát triển của tự nhiên, của xã hội, của tư tưởng phù hợp với chân lí khách quan và với thực tiễn của đời sống.
+ Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
Ý 1: Triều đình tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
+ Nhà vua than phiền với chú hề.
+ Chú hề là người hay gây cười trong các bộ phim, kịch trong triều đình, …
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ gì về mặt trăng thế nào đã. Vì chú cho rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
+ Công chúa nghĩ:
à Mặt trăng chỉ to hơn ngón tay của công chúa.
à Mặt trăng treo ngang ngọn cây.
à Mặt trăng được làm bằng vàng.
+ Người lớn nghĩ:
à Mặt trăng ở rất xa.
à To gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- Không giống người lớn.
- Ý 2: Cách suy nghĩ về mặt trăng của công chúa.
- Học sinh đọc to đoạn 3.
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt làm ngay 1 mặt trăng bằng vàng lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa có thể đeo vào cổ.
+ Thợ kim hoàn là:
+ Cô vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy nhảy tung tăng khắp vườn.
+ Vui sướng chỉ tâm trạng sung sướng, thích thú.
- Hôm nay em rất vui sướng khi được điểm 10 môn Toán.
- Ý 3: Chú hề đã mang đến cho công chúa mặt trăng như cô mong muốn.
à Suy nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn.
* Nội dung:
Câu chuyện cho thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
- 2 học sinh nhắc lại.
- Văn kể chuyện.
- Có 3 vai: vai người dẫn chuyện, vai chú hề, vai công chúa.
- 3 học sinh đọc truyện theo cách phân vai.
+ Giọng chú hề: vui, điềm đạm.
+ Giọng nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ.
- 3 học sinh đọc lại lần 2.
- Học sinh theo dõi.
- Sau dấu chấm, dấu phẩy và sau các từ: cho/ cô/ cho biết/ ; mặt trăng/
+ Nhấn giọng ở các từ: cho biết, to bằng chừng nào, móng tay, gần khuất, treo ở đâu, gặng hỏi, làm bằng gì? bằng vàng.
+ Nhấn giọng ở cuối câu.
- Học sinh luyện đọc.
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
- Bài: “Rất nhiều mặt trăng”.
- Biện pháp so sánh.
- Chú hề: Vì chú rất thông minh.

File đính kèm:

  • docGA rat nhieu mat trang.doc
Bài giảng liên quan