Giáo án Thể dục 9 - Tiết 7

I/ NHIỆM VỤ, YÊU CẦU:

 1 . NHIỆM VỤ:

 - Hướng dẫn cho học sinh về cách luyện tập sức bền.

 - Tiếp tục nâng cao một số hiểu biết và rèn luyện kỹ thuật để phát triển sức bền cho học sinh.

 2 . YÊU CẦU :

 - Học sinh học nghiêm túc và biết cách vận dung vào thực tiễn trong tập luyện TDTT.

 - Nâng cao khả năng chạy bền.

 - Đạt tiêu chuân rèn luyện thân thể (RLTT).

 - Biết vận dụng những điều đã học để tự rèn luyện sức bền hằng ngày.

II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN .

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 9 - Tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HTUẦN : 4	TIẾT : 7
Ngày Soạn : 12/08/2012	
BÀI : L Ý THUYẾT SỨC BỀN
I/ NHIỆM VỤ, YÊU CẦU:
 1 . NHIỆM VỤ: 
 - Hướng dẫn cho học sinh về cách luyện tập sức bền.
 - Tiếp tục nâng cao một số hiểu biết và rèn luyện kỹ thuật để phát triển sức bền cho học sinh.
 2 . YÊU CẦU :
 - Học sinh học nghiêm túc và biết cách vận dung vào thực tiễn trong tập luyện TDTT.
 - Nâng cao khả năng chạy bền.
 - Đạt tiêu chuân rèn luyện thân thể (RLTT).
 - Biết vận dụng những điều đã học để tự rèn luyện sức bền hằng ngày. 
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN .
 1. ĐỊA ĐIỂM :
* Phòng học (có đầy đủ bàn ghế)
 2. PHƯƠNG TIỆN :
* Tài liệu tham khảo về sức bền, sách giáo viên TD lớp 6 , 7 , 8 , 9, sách điền kinh, một số tài liệu khác có liên quan…
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP. (Thời gian 45 phút)
A / NỘI DUNG.
 1 . Ôn tập.
 - Một số trò chơi, bài tập rèn luyện cách thở và xử lý một số tình huống thường gặp khi chạy trên địa hình tự nhiên : “Hai lần hít vào, hai lần thở ra”(sách TD 6). “Chạy theo địa hình quy định” (sách TD7). “Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”, Chạy dích dắc tiếp sức” (sách TD 8) và trò chơi do giáo viên chọn.
 - Một số động tác bổ trợ kỹ thuật bước chạy : Chạy bước nhỏ, chạy gót chạm mông, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy lên dốc, chạy xuống dốc,….
 2 . Chạy trên địa hình tự nhiên. 
 - Chạy trên địa hình tự nhiên (nâng dần cự ly hoặc thời gian qua các buổi tập) 600 – 800m không tính thời gian hoặc 6 – 8 phút không tính khoảng cách (nữ), 600 – 1000m không tính thời gian hoặc 8 – 12 phút không tính khoảng cách (nam). Cách sử lý tình huống có thể gặp trên đường chạy.
 - Khi chạy trên đường đất trơn, mềm, cần chạy với tốc độ chậm, bước ngắn hơn bình thường, mắt nhìn xuống vị trí cần bước. Có thể đặt cả bàn chân chạm đất phía trước, hơi đưa má ngoài bàn chân hướng về trước hoặc nếu hướngthẳng mũi chân về trước thì cần có thao tác như “bấm” mũi chân xuống đất để tránh trơn, trượt. Hai tay phối hợp tự nhiên, nhưng góc độ giữa cẳng tay và cánh tay cần rộng hơn bình thường để giữ thăng bằng.
 - Khi chạy trên địa hình tự nhiên có thể gặp cống, rãnh, hoặc vũng nước nhỏ…là những chướng ngại vật nằm ngang hoặc hòn đá, mô đất là những chướng ngại vật thẳng đứng. Học sinh cần ước lượng độ cao hoặc khoảng cách để lấy đà vượt qua hoặc chạy vòng để đảm bảo an toàn.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VHH Bắc: 12/08/2012
 Người duyệt 	Người soạn
 Danh Bình Xuyên	 Huỳnh Ngọc Phong

File đính kèm:

  • docT7.doc
Bài giảng liên quan