Giáo án Thể dục lớp 12 Bài 5- Giới thiệu luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và luật công an

Hiểu được những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan Quân đội nhan dân Việt Nam và luật Công an nhân dân.

Hiểu được những điều kiện tuyển chọn, đào tạo quyền lợi, nghĩa vụ của sĩ quan quân đội và công an

Hiểu đúng, đủ nội dung của bài, tích cực hoạt động góp phần nầng cao giác ngộ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và hướng nghiệp quân sự, công an.

 

ppt44 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thể dục lớp 12 Bài 5- Giới thiệu luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và luật công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân. b.Trách nhiệm của sĩ quan: - Chịu chách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền : về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. - Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức chách được giao : * Những việc sĩ quan không được làm : - Có quyền công dân theo Hiến pháp và Pháp luật quy định ; - Được Nhà nước đảm bảo về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất đặc thù quân sự. II. LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN: 1.Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân: a.Khái niệm về sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân viên chức: -Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ : là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực ngiệp vụ của công an, đươc nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp uý, hạ sĩ quan. -Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật : là công dân Việt Nam, có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong công an, đươc nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp uý, hạ sĩ quan. -Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn : là công dân Việt Nam được tuyển chọn vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm, được Nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm thượng sĩ, trung sĩ , hạ sĩ,binh nhất, binh nhì. -Công nhân, viên chức : là người được tuyển dụng vào làm việc trong công an mà không thuộc diện Nhà nước phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ. b.Vị trí, chức năng của Công an nhân dân Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân. -Vị trí: Là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự ngiệm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của Nhà nước. - Chức năng của công an nhân dân : +Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội : +Thực hiện thống nhất quản lí về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội : +Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội : c.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công an nhân dân: -Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước; sự thống nhất quản lí của Chính phủ; sự chi huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an -Tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở -Hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào dân và chịu sự giám sát của dân và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhân dân 2.Tổ chức của Công an nhân dân: a.Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân: Bộ công an Công An tỉnh, TP trực thuộc TW CA huyện, quận, thị xã, TP trực thuộc tỉnh CA xã, phường, thị trấn Ngoài ra, còn có các đồn, trạm công an và các đơn vị độc lập bố trí tại địa bàn cần thiết. b.Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Công an nhân dân - Bộ Công an do chính phủ quy định - Các tổng cục, đơn vị công an do Bộ trưởng Bộ công an quy định c.Chỉ huy trong Công an nhân dân: -Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất -Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách 3.Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân: - Công dân đủ tiêu chuẩn về lai lịch chính trị gia đình, bản thân rõ ràng; bản thân có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khoẻ, có trình độ học vấn và năng khiếu phù hợp với công tác công an; có nguyện vọng phục vụ trong lực lượng công an thì được tuyển chọn vào công an nhân dân. - Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên tôt nghiệp xuất sắc ở các học viện, nhà trường quân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo bổ xung vào công an. 4. Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ và chức vụ cơ bản trong Công an nhân dân: a. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân: - Phân loại theo lực lượng có: + Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân. - Phân loại theo tính chất hoạt động có: + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ. + Sĩ quan, hạ sĩ chuyên môn kỹ thuật. + Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn. b. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: + Sĩ quan cấp tướng có: Thiếu, trung, thượng, đại tướng. + Sĩ quan cấp tá có: Thiếu, trung, thượng, đại tá. + Sĩ quan cấp uý có: Thiếu, trung, thượng, đại uý. + Hạ sĩ quan có: Hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ. Sĩ quan, hạ sĩ chuyên môn kỹ thuật: + Sĩ quan cấp tá có: Thiếu, trung, thượng tá. + Sĩ quan cấp uý có: Thiếu, trung, thượng, đại uý. + Hạ sĩ quan có: Hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ. + Chiến sĩ gồm có: Binh nhì, binh nhất. c.Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan,hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân: - Đối tượng xét phong quân hàm: + Sinh viên tốt nghiệp đại học các trường của Công an được phong quân hàm thiếu uý; học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp của Công an được phong cấp bậc trung sĩ. + Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển dụng vào Công an căn cứ vào trình độ và nhiệm vụ sẽ được phong cấp bậc hàm tương đương. + Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đựoc phong cấp bậc từ binh nhì đến thượng sĩ - Điều kiện và thời hạn xét thăng cấp bậc hàm: Theo luật Công an nhân dân quy định d. Hệ thống chức vụ, cấp bậc hàm cơ bản và cấp hàm sĩ quan Công an nhân dân: - Tiểu đội trưởng: Thiếu uý, trung uý, thượng uý - Trung đội trưởng: Trung uý, thượng uý - Đại đội trưởng: Thượng uý, đại uý, thiếu tá - Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường (thị trấn), Đội trưởng: Thiếu tá, trung tá - Trung đoàn trưởng, Trưởng công an huyện (quận, thĩ xã, thành phố trực thuộc tỉnh), Trưởng phòng: Trung tá, thượng tá - Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Thượng tá, đại tá - Tư lệnh: Đại tá, thiếu tướng - Cục trưởng, Vụ trưởng: Thượng tá, đại tá - Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, trung tướng - Bộ trưởng Bộ Công an: Thượng tướng, đại tướng 5. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi Của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân a.Nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm: - Nghĩa vụ, trách nhiệm: + Tuyệt đối chung thành với tổ quốc và nhân dân. + Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, điều lệnh công an, chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên. + Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ. + Tôn trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dân, vì dân phục vụ. + Luôn học tập nâng cao trình độ mọi mặt ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức và thể lực. + Chịu chách nhiệm trước pháp luật cấp trên và cấp dưới thuộc quyền ; về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm lợi ích của nhà nước, của dân. + Những việc trái với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh công an. b. Quyền lợi: -Có quyền công đoàn theo quy định của Hiến pháp, Pháp luật. -Được nhà nước bảo đảm về chế độ chính sách ưu đãi. Được bồi dưỡng chuyên môn Nghiệp vụ, chính trị. III.TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH THPT THAM GIA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI, CÔNG AN: 1. Trách nhiệm công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, quyền lợi cao quý của công dân, trong đó học sinh THPT có vai trò quan trọng. Đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nguyện vọng chính đáng của tuổi trẻ chỉ có thể được thực hiện bằng những việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm công dân của học sinh trong thời kỳ mới. Vì vậy, ngoài việc tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hoá, học sinh cần phải học tập hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật Sĩ quan Quân đội và luật Công an nhân dân. 2. Trách nhiệm của học sinh THPT: - Trước mắt mỗi người học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập, hiểu được những nội dung cơ bản của bài này, góp phần xây dựng hai lựclượng này theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Thông qua học tập hai luật này học sinh sẽ nắm được nghĩa vụ, trách nhiêm về quyền lợi của sĩ quan Quân đội và Công an; nắm được điều kiện tuyển chọn, đào tạo bổ xung vào đội ngũ sĩ quan Quân đội và vào lực lượng Công an nhân dân. Từ đó biết được phương pháp đăng ký dự tuyển đào tạo để trở thành sĩ quan và cán bộ, chiến sĩ Công an. - Trở thành sĩ quan của QĐND và CAND là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ trẻ, trong đó có nhưng học sinh THPT. - Để đạt được nguyện vọng của minh, trước hết mỗi học sinh cần ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện để vừa trau dồi, nâng cao nhưng kiến thức theo chuyên nghành, làm cơ sở sau khi ra trường sẽ phục vụ ngày càng tốt hơn đáp ứng đỏi hỏi của xã hội; đồng thời, phải ra sức học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam. PHẦN 3: KẾT THÚC GIẢNG BÀI 1.Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài: - Vị trí, tính chất, nội dung nền QPTD. - Xây dựng nên QPTD vững mạnh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước - Nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân cho học sinh, xây dựng nên QPTD vững mạnh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu: - Nhiệm vụ xây dựng nền QPTD vững mạnh thời kỳ CNH, HĐH. - Biện pháp chính xây dựng nền QPTD? Trách nhiệm của học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng nền QPTD vững mạnh? Câu hỏi ôn tập Câu 1:Trình bày vị trí, chức năng của Quân đội, Công an nhân dân? Câu 2: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiên sĩ Công an, Quân đội nhân dân có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lơi nào? Câu 3: Học sinh THPT phải có trách nhiệm gì để tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội và Công an?	 

File đính kèm:

  • pptBai 5 Luat si Quan QD CA Nhan Dan Viet Nam Truong THPT An Phu 2.ppt