Giáo án Tiếng Anh 8 - Bài 1: Tổng quan về máy tính
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mục đích của việc học nghề phổ thông, khái niệm Tin học, các lĩnh vực nghiên cứu của Tin học, các ứng dụng của Tin học.
- HS hiểu được những khái niệm cơ bản về Tin học, máy tính.
- Biết được các thiết bị ngoại vi của máy tính.
- Biết được phần mềm là gì? Và có các loại phần mềm nào?
2. Kỹ năng
- Biết được các khái niệm, nắm được cơ bản cấu trúc máy tính
- Biết phân biệt được các thiết bị ngoại của máy tín và các loại phần mềm máy tính
3. Thái độ
- Tạo niềm say mê cho học sinh, có thái độ học tập nghiêm túc, biết yêu quý nghề tin học ứng dụng
II/ Chuẩn bị
- Giáo viên: Tài liệu giảng dạy, giáo án, tranh ảnh minh họa.
- Học sinh: Ý thức, thái độ, tìm hiểu qua về thông tin và máy tính thông qua sách báo và thực tế.
Tiết PPCT : 01 - 02 Tuần: 01 Ngày dạy: 20/8/2013 Lớp: 8A1 , 8A2 CHƯƠNG I: NHẬP MÔN TIN HỌC BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH I/ Mục tiêu 1. Kiến thức - Mục đích của việc học nghề phổ thông, khái niệm Tin học, các lĩnh vực nghiên cứu của Tin học, các ứng dụng của Tin học. - HS hiểu được những khái niệm cơ bản về Tin học, máy tính. - Biết được các thiết bị ngoại vi của máy tính. - Biết được phần mềm là gì? Và có các loại phần mềm nào? 2. Kỹ năng - Biết được các khái niệm, nắm được cơ bản cấu trúc máy tính - Biết phân biệt được các thiết bị ngoại của máy tín và các loại phần mềm máy tính 3. Thái độ - Tạo niềm say mê cho học sinh, có thái độ học tập nghiêm túc, biết yêu quý nghề tin học ứng dụng II/ Chuẩn bị - Giáo viên: Tài liệu giảng dạy, giáo án, tranh ảnh minh họa. - Học sinh: Ý thức, thái độ, tìm hiểu qua về thông tin và máy tính thông qua sách báo và thực tế. III/ Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp (2’) 2. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung Tiết 1 HĐ 1: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản (15’) - GV: Thông tin là gì? Lấy ví dụ minh hoạ. - HS: suy nghĩ phát biểu - GV: Có những dạng thông tin nào? - HS: phát biểu - GV: Dữ liệu là gì? - GV: Để máy tính có thể xử lí, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bit (dãy nhị phân) là đơn vị nhỏ nhất để lưu trữ thông tin. Trong hệ đếm nhị phân chỉ dùng 2 chỉ số 0 và 1. Có 8 bit là 1 byte (ký hiệu B) - GV: Nêu những ảnh hưởng của ngành CNTT đến đời sống? - HS: trả lời - GV: Máy tính được dùng để làm gì? - HS: trả lời à Nhận xét HĐ 2: Tìm hiểu cấu trúc máy tính (28’) - GV: Cho HS quan sát và giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong máy tính. - HS: quan sát - Lắng nghe - GV: Nêu chức năng của bộ nhớ? - GV: Nêu tên các bộ nhớ mà em biết? - HS: phát biểu - GV: Nêu sự khác nhau giữa bộ nhớ ROM và RAM - HS: Trả lời - GV: Tổng kết - GV Giới thiệu một số loại ổ đĩa khác nhau. Nêu nhiệm vụ, chức năng của ổ đĩa? - HS: quan sát, phân biệt các loại ổ đĩa, tiếp thu, tư duy, ghi chép. I/ Các khái niệm cơ bản 1. Khái niệm thông tin, dữ liệu - Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết và nhận thức cho con người về thế giới xung quanh. - Có 3 dạng thông tin: + Dạng văn bản + Dạng hình ảnh + Dạng âm thanh - Dữ liệu là những thông tin được đưa vào trong máy tính (các số liệu, kí hiệu "chữ viết, ký tự đặc biệt", tín hiệu vật lý "âm thanh, hình ảnh"). - Đơn vị đo thông tin: BIT + Bội của bit là: 1 KB ( ki lo byte) = 1024 B; 1MB (mê ga byte) = 1024 KB; 1 GB (Gi ga byte) = 1024 MB; 1 TB (Tê ra byte) = 1024 GB; 1 PB (Pê ta byte) = 1024 TB; 2. Khái niệm công nghệ thông tin - Công nghệ thông tin là lĩnh vực khoa học nghiên cứu các khả năng và phương pháp thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật. (máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác) II/ Các thành phần cơ bản của máy tính 1. Một số bộ phận chính bên trong hộp máy a. Bộ xử lý trung tâm (CPU) - Là bộ lão của máy tính, nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện một lệnh. b. Bộ nhớ - Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu.Có hai loại bộ nhớ: + Bộ nhớ trong (ROM, RAM) là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. Bộ nhớ RAM: là bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất. ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ chỉ có thể đọc, những thông tin trên Rom do các nhà sản xuất cài đặt mà người sử dụng không thể thay đổi. Những thông tin trên nó tồn tại ngay cả khi tắt điện, hoặc tắt máy + Bộ nhớ ngoài: Là nơi lưu trữ lâu dài các chương trình hay dữ liệu có dung lượng lớn. - VD: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB... Tiết 2 HĐ 3: Tìm hiểu các thiết bị ngoại vi ( 15’) - GV: Đưa tranh ảnh minh họa cho HS quan sát - nhận biết các hiết bị mà HS đã được gặp hằng ngày. - HS: Phát biểu - GV: Giới thiệu đó là các thiết bị ngoại vi gì? - HS: quan sát, tiếp thu, ghi chép. - GV: Tổng kết HĐ 4: Tìm hiểu phần mềm máy tính (10’) - GV: Em hiểu thế nào là hệ điều hành? Hệ điều hành thực hiện những chức năng gì? - HS: Phát biểu - GV: Nhận xét – tổng kết - GV: Thế nào là phần mềm hệ thống? - GV: Thế nào là phần mềm ứng dụng? - HS: Suy nghĩ trả lời - GV: Tổng kết - HS: Lắng nghe – ghi bài HĐ 5: Hướng dẫn cách sử dụng chuột và bàn phím (10’) - GV: Cho HS quan sát thiết bị bàn phím và chuột. Kêu 1- 2 lên thao tác sử dụng bàn phím và chuột. - HS: Thao tác mẫu - GV: Nhận xét - hướng dẫn cách sử dụng bàn phím và chuột đúng cách. - HS: Quan sát – thực hiện lại - GV: Yêu HS nhắc lại cách sử dung chuột và bàn phím - HS: Nhắc lại – ghi chép II/ Các thành phần cơ bản của máy tính (tt) c. Các thiết bị ngoại vi cơ bản * Các thiêt bị vào (Input Device) - Là thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy tính. Bao gồm: + Chuột ( Mouse) + Bàn phím ( Key board) + Máy quét ảnh ( Scanner) + Máy Camera ( Digital Camera) + Máy đọc mã vạch * Các thiết bị ra ( Output Device) - Là thiết bị xuất dữ liệu từ máy tính ra bên ngoài. Bao gồm: + Màn hình ( Monitor) + Máy in (Printer) + Máy vẽ (Photor) 2. Phần mềm máy tính a. Khái niệm phần mềm - Phần mềm là các chương trình dùng để ra lệnh cho máy tính làm việc nhằm phục vụ mục đích người sử dụng. - Có 2 loại phần mềm chính * Phần mềm hệ thống (Hệ điều hành) - Là những chương trình để khởi động hệ thống máy tính và tạo môi trường tổ chức, quản lí cho con người sử dụng máy tính - VD: HĐH Windows 98, Windows XP, DOS... * Phần mềm ứng dụng: - Là các phần mềm phục vụ một mục đích cụ thể. - VD: như các phần mềm xem phim, soạn thảo văn bản, sử lý ảnh.... 3. Cách sử dụng chuột và bàn phím a. Bàn phím (key board) - Dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. * Cách đặt tay và gõ phím - Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở - Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím - Gõ nhẹ nhưng dứt khoát - Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định b. Chuột (Mouse) - Là thiết bị nhập dữ liệu và điều khiển máy tính nhanh và tuận tiện. * Cách cầm chuột - Dùng tay phải để cầm chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái chuột, ngón giữa đặt nút phải chuột. 3. Củng cố: (8’) - Hệ thống nội dung bài giảng, tóm tắt ý chính, nhấn mạnh nội dung trọng tâm. - Nêu khái niệm công nghệ thông tin? - Nêu các thành phần cơ bản của máy tính? - Thế nào là phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống? - Máy tính gồm có các bị ngoại vi nào? 4. Dặn dò: (2’) - Học thuộc các khái niệm, phân biệt các khái niệm. - Về tìm hiểu trước về Hệ điều hành MS-DOS là gì? IV/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t 01 02.docx