Giáo án Tiếng Việt 7 - Tuần 5:

Câu 1 ( 1.0 điểm)

 Rút gọn câu là gì?

Câu 2 ( 2.0 điểm)

Trong các câu sau đây thành phần nào được rút gọn? Hãy khôi phục phần bị rút gọn?

• Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

• - Bạn đã chép bài chưa ?

 - Rồi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 7 - Tuần 5:, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 Môn: Ngữ văn 7 – PhầnTiếng Việt
Thời gian: 45 phút
1. Ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 Thấp
 Cao
1. Câu rút gọn
Nhận biết được khái niệm câu rút gọn
Khắc phục những câu rút gọn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
2. Câu đặc biệt
Vận dụng câu đặc biệt viết đoạn văn
Số câu
số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 1
số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
3. Trạng ngữ và thêm trạng ngữ cho câu
Xác định ý nghĩa trạng ngữ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 (Đề 1) Môn: Ngữ văn 7 – PhầnTiếng Việt
Thời gian: 45 phút
Câu 1 ( 1.0 điểm)
 Rút gọn câu là gì?
Câu 2 ( 2.0 điểm) 
Trong các câu sau đây thành phần nào được rút gọn? Hãy khôi phục phần bị rút gọn?
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Bạn đã chép bài chưa ?
 - Rồi.
Câu 3 ( 2.0 điểm).
Xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được ( Lí Lan)
Để làm tròn nhiệm vụ, các chiến sĩ cần có lập trường vững, tư tưởng đúng .(Hồ Chí Minh)
Vì muốn sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ (Truyện cổ tích Nhật Bản)
Bằng chiếc xe đạp cũ, thầy giáo đã đến trường dạy chúng tôi suốt hai mươi năm nay.
Câu 4 ( 5,0 điểm)
Viết một đoạn văn ( Khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó ít nhất có sử dụng một câu rút gọn và một câu đặc biêt.
3. HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
1
Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc, người nghe vẫn hiểu.
1.0
2
a. - Rút gọn chủ ngữ
 - Khôi phục: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
1.0
b. - Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ: " Rồi"
 - Khắc phục: Tôi đã chép bài rồi.
1.0
3
a. - Thành phần trạng ngữ: Vào đêm trước ngày khai trường của con
 -ý nghĩa: Chỉ thời gian.
0,5
b. - Thành phần trạng ngữ: Để làm tròn nhiệm vụ
 -ý nghĩa: Chỉ mục đích
0,5
c. - Thành phần trạng ngữ: Vì muốn sống thật lâu
 -ý nghĩa: Chỉ nguyên nhân.
0,5
d. - Thành phần trạng ngữ: Bằng chiếc xe đạp cũ 
 -ý nghĩa: Chỉ phương tiện.
0,5
4
* Xây dựng được một đoạn văn hoàn chỉnh tả cảnh quê hương ( khoảng 5-7 dòng)
3.0
* Có sử dụng câu đặc biệt 
2.0
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 (Đề 2) Môn: Ngữ văn 7 – PhầnTiếng Việt
Thời gian: 45 phút
Câu 1 (2.0 điểm)
 Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? 
Câu 2 ( 2.0 điểm).
a) Thế nào là câu đặc biệt?
	b) Câu đặc biệt “ Một hồi còi ” được dùng để làm gì ?
Câu 3 ( 2.0 điểm).
Gạch chân trạng ngữ trong câu văn sau. Trạng ngữ này có thể đứng vị trí nào trong câu ? Hãy viết ra câu văn đó.
Đêm, Nam ngủ với bố.
Câu 4 ( 4,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt có sử dụng các trạng ngữ và gạch chân các trạng ngữ.
3. HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
1
Rút gọn thành phần chủ ngữ. 
1.0
2
a. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ ..
1.0
b. Câu đặc biệt “ Một hồi còi ” được dùng để thông báo về sự tồn tại của sự vật..
1.0
3
- Đêm , Nam ngủ với bố.
- Trạng ngữ này có thể đứng ở đầu câu, giữa CN và VN
+ Đêm , Nam ngủ với bố.
+ Nam đêm ngủ với bố.
0,5
0,5
0,5
0,5
4
a. Hình thức :
- Bài văn phải có trình tự trước sau (Có mở đầu và kết thúc).
- Bài văn kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả, tự sự.
- Không sai chính tả, dùng từ, lời văn hợp lí, diễn đạt trôi chảy.
- Liên kết đoạn, câu loogic, chặt chẽ.
- Trình bày sạch, rõ ràng.
1.0
b. Nội dung :
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về sự giàu đẹp của Tiếng Việt ở 2 khía cạnh: Tiếng Việt đẹp, Tiếng Việt hay.
- Có sử dụng trạng ngữ.
1.5
1,5
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 (Đề 3) Môn: Ngữ văn 7– PhầnTiếng Việt
Thời gian: 45 phút
Câu1: Cho đoạn thơ sau:
  “ Bố em đi cày về.
 Đội sấm
 Đội chớp
 Đội cả trời mưa”
 ( Trần Đăng Khoa)
 a, Xác định câu rút gọn trong đoạn thơ’.
 b, Khôi phục lại các câu rút gọn em vừa tìm được.
Câu 2: Trong các ví dụ sau đây đều có cụm từ “ Mùa xuân”.Vậy cụm từ “ Mùa xuân” trong ví dụ nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt đó nhằm mục đích nêu lên điều gì?
 a, Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
 b, Tự nhiên như thế, ai cũng chuộng mùa xuân.
 c, Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
Câu 3: Thêm vào chỗ trống trong những câu sau đây, để câu có thành phần trạng ngữ.
 a, , bà con nông dân đang gặt lúa.
 b, , hoa phượng nở thắm, sáng rực cả sân trường.
 c, Chúng em rất mến bạn Hoa,
 d,, bạn Tuấn đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
 e,.................................................., em cố gắng chăm chỉ học tập.
Câu 4:
 Viết một đoạn văn ngắn, miêu tả hoặc phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu, trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu trong ba kiểu câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu có thành phần trạng ngữ.
 Đáp án và biểu điểm:
Câu 1:
a, Câu rút gọn là: 
 Đội sấm
 Đội chớp
 Đội cả trời mưa . ( 0,5đ)
b, Khôi phục:
 Bố em đội sấm
 Bố em đội chớp
 Bố em đội cả trời mưa. ( 0,5đ)
Câu 2:
Cụm từ “ Mùa xuân” ở ví dụ (c) là câu đặc biệt.( 0,5đ).
Mục đích: Xác định thời gian và bộc lộ cảm xúc (1 đ)
Câu 3: Có thể thêm:
 a, Ngoài đồng, bà con nông dân đang gặt lúa.
 b, Mùa hè đến, hoa phượng nở thắm, sáng rực cả sân trường.
 c, Chúng em rất mến bạn Hoa,vì bạn ấy là một người nhân hậu.
 d, Bằng sự nỗ lực học tập không ngừng, bạn Tuấn đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
 e, Để trở thành một học sinh giỏi, em cố gắng chăm chỉ học tập.
( Tuy nhiên học sinh có thể sáng tạo nhiều nội dung khác nhau, miễm là đảm bảo đúng kiểu câu có thành phần trạng ngữ)
Mỗi câu: 0,5 đ
Câu 4: - Đoạn văn có nội dung: 1đ
 - Trìnhbày mạch lạc, sạch sẽ: 1đ
 - Có sử dụng được 1 kiểu câu theo quy định : 1 đ
 - Có sử dụng được 2-3 kiểu câu theo quy định : 2 đ

File đính kèm:

  • docKT Tiếng Việt tuan 5.doc