Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Tập 2 - Nguyễn Thị Muộn

Tập đọc:

BỐN ANH TÀI

I.MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh :

 * Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh

 * Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc của bốn anh em Cẩu Khây.

 * Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay, Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

 * Biết đọc diến cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ trong nội dung truyện

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 3/ Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:Giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách TV 4 tập 2 và bài tập đọc: Người ta là hoa của đất, vẽ đẹp muôn màu, những người quả cảm, khám phá thế giới, tình yêu cuộc sống. Đây là những chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người: giúp các em hiểu biết về năng lực, tài trí của con người (Người ta là hoa đất) biết rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp ( vẽ đẹp muôn màu); có tinh thần dũng cảm (những người quả cảm) ham thích du lịch, thám hiểm ( khám phá thế giới); lạc quan yêu đời ( tình yêu cuộc sống)

*Học sinh xem tranh minh hoạ chủ điểm : Người ta là hoa đất

* GV giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài” - Học sinh lắng nghe

- Học sinh quan sát tranh

- Học sinh nhắc lại đề bài.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc:

Chia bài tập đọc ra thành 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn và cho học sinh đọc tiếp nối từng đoạn). Hướng dẫn học sinh xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật, có ấn tượng về biệt tài của từng cậu bé .Kết hợp giúp học sinh hiểu một số từ có trong phần chú thích cuối bài

GV đọc toàn bài

b) Tìm hiểu bài:

Lần lượt cho HS đọc thầm kết hợp 1 em đọc thành tiếng từng đoạn, kết hợp suy nghĩ trả lời những câu hỏi sau

Hỏi: Sức khoẻ và tài năng Cẩu Khây có gì đặc biệt?

Có chuyện gì xảy ra với quê huơng Cẩu Khây?

Cẩu Khây lê đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?

Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?

Tìm chủ đề của truyện

- 1 học sinh đọc toàn bài

- học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt

- Học sinh luyện đọc theo cặp

- 2 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.

Về sức khoẻ Cẩu Khây nhỏ ngươi nhưng ăn một lúc hết chín chỏ xôi, mười tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chỉ lớn- quyết trừ diệt kẻ ác

 Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiêu nơi không còn ai sống sót

 Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.

 Nắm Tay Đóng Cọc: có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước: có thể dùng tai để tát nước.Móng Tay Đục Máng: có thể đục gỗ thành lòng màng dẫn nước vào ruộng.

- HS đọc lướt toàn truyện

 Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm

 Gọi HS đọc tiếp nối

 Chọn đoạn 1 và đoạn 2 đê hướng dẫn HS đọc diễn cảm

5 HS đọc tiếp nối 5 đoạn của bài

HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm

Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò

- Nội dung chính của truyện là gì?

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân

HS trả lời

 

doc54 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Tập 2 - Nguyễn Thị Muộn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lời khuyên của câu chuyện: Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mãu khi đánh giá người khác.
 * Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
 Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK phóng to (nếu có)
- Aûnh thiên nga ( nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 1 hs kể lại chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
 2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Con vịt xấu xí”của nhà văn An-đéc-xen.
Hoạt động 2: GV kể chuyện
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2; kể thêm lần 3 (nếu cần)
- HS lắng nghe 
Hoạt động 3: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập
* Sắp xếp lại các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng
- HS đọc yêu cầu của BT1
- GV treo 4 tranh lên bảng theo thứ tự sai ( như SGK).
- HS trình bày
- GV nhận xét
* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3,4
- HS kể chuyện theo nhóm
- HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét và bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhất
- 1-2 HS đọc – Lớp theo dõi
- HS sắp xếp lại đúng theo thứ tự và nói cách sắp xếp
- HS phát biểu ý kiến- 1 HS lên sắp xếp tranh theo thứ tự đúng
- 1-2 HS đọc
- HS kể theo nhóm 2-4 em nối tiếp nhau kể theo tranh.
- HS thi kể từng đoạn- thi kể toàn bộ câu chuyện
- Lớp nhận xét 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà luyện kể lại câu chuyện cho người thânSHSHS
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.	
.	
 Ngày dạy:.
 Tập đọc:	
	CHỢ TẾT
I.MỤC TIÊU:
 1. Đọc lưu loát toàn bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ Tết miện trung du
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Cảm và hiểu được vẻ đẹp bài thơ: Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của những người dân quê.
 3. HTL bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK và tranh ảnh chợ Tết (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên đọc bài “Sầu riêng”, trả lời các câu hỏi sau bài đọc 
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:* GV giới thiệu bài “Chợ Tết”
- Học sinh nhắc lại đề bài.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: 
 - GV cho HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài thơ. GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó và giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài; Lưu ý các em về cách đọc phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng chậm rãi ở 4 dòng đầu, vui, rộn ràng ở những dòng thơ sau. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả: đỏ dần, ôm ấp, viền trắng
b) Tìm hiểu bài:
GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi trong SGK:
 Ÿ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
 Ÿ Mõi người đến chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao?
 Ÿ Bên cạnh dáng vẻ riêng 1 người đi chợ Tết có những điểm gì chung?
 Ÿ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
GV hỏi về nội dung bài thơ: 
GV chốt ý chính: Bài thơ là một bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua bức tranh một phiên chợ Tết ta thấy cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê vào dịp Tết 
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS đọc -1-2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
- Mặt trời lên làm đỏ dàn những dãi mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi cúng làm duyên- núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son.
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon; các cụ già chóng gậy bước lom khom..
- điểm chung giữa họ: ai ai cũng vui vẻ : tưng bừng ra chợ Tết
- Trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm vàng tía son 
- HS trả lời
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ
 Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài thơ- GV kết hợp hướng dẫn các em đọc biểu cảm thể hiện đúng n. dung bài thơ
 GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc 
 HS nhẩm HTL bài thơ
HS đọc tiếp nối 
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Nội dung chính của bài thơ là gì? 
Dặn HS về nhà HTL bài thơ
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.	
.	
 Ngày dạy:.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
 - Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
 - Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung các bài tập 1a,b
 - Bảng viết sẵn lời giải BT 1d,e, tranh ảnh một số loài cây.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Bài cũ: 2 HS đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập quan sát cây cối”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung BT1
- HS làm bài theo nhóm nhỏ
- HS trình bày
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV giao việc
- HS làm bài
- HS trình bày
- GV nhận xét-cho điểm một số ghi chép tốt
- 1 HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS mỗi nhóm đọc thầm, trao đổi, viết vắn tắt các câu trả lời; trả lời miệng
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS đọc
- HS dựa vào những gì quan sát, ghi lại kết quả quan sát trên giấy 
- HS trình bày kết quả quan sát được
- Cả lớp nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.	
.	
 Ngày dạy:.
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I.MỤC TIÊU:
 - Mở rộng hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Vở BTTV 4, tập 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn kể về một loại trái câyyêu thích có dùng câu kể Ai thể nào? (BT2, Tiết LTVC trước)
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Mở rộng vốn từ : Cái đẹp”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: 
- HS đọc nội dung bài tập
- HS đọc thầm
- HS trình bày
- GV nhận xét và kết luận
Bài tập 2:Tổ chức tương tự bài tập 1
Bài tập 3: Cách tổ chức tương tự như BT2- 
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS trình bày miệng
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
Bài tập 4: 
- HS đọc yêu cầu của bài- GV gợi ý
- HS làm bài
- HS trình bày
- GV chốt ý đúng
- 1 HS đọc
- HS đọc và trao đổi theo nhóm để làm bài
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả- Lớp nhận xét
- HS nối tiếp nhau đặt câu với từ vừa tìm được
- HS viết vào vở
-1-2 HS đọc
- 1HS làm bài
- 2-3 HS lên đọc lại kết quả
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV khen những HS, nhóm HS làm việc tốt..
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa được cung cấp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.	
.	
 Ngày dạy:.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU:
 - Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu
 - Viết được một đoạn văn miêu tả lá( thân, gốc) của .
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 Một tờ phiếu viết lời giải BT1 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc kết quả quan sát một cái cây em yêu thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở- BT 2
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới” Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1
- GV giao việc
- HS trình bày
- GV nhận xét
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của BT
- GV gợi ý
- HS viết đoạn văn
- GV chọn đọc trước lớp 5-6 bài; chấm điểm nhứng đoạn văn viết hay
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì dáng chú ý.
- HS phát biểu ý kiến- lớp nhận xét
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS làm – 1vài HS phát biểu ý kiến- lớp nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở
- GV dặn HS đọc trước nội dung của tiết TLV tới
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.	
.	
 	 Tổ trưởng kiểm tra	 Ban giám hiệu 
	 	 ( Duyệt)

File đính kèm:

  • docTViet HKII- Minh Quyen.doc
Bài giảng liên quan