Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Trần Thị Thu

TẬP ĐỌC Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

 1-Đọc trơn toàn bài:

 - Đọc đúng các từ và câu.

 - Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện,phù hợp với lời nói của từng nhân vật.

 2-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp,thương yêu người khác,sẵn sàng làm việc nghĩa:bênh vực kẻ yếu đuối,đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 - Tranh hoặc phim hoạt hình về Dế Mèn phiêu lưu ký(nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ + ND Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1

Giới thiệu

Bài (2) Trong tiết đầu tiên về chủ điểm Thương người như thể thương thân hôm nay,cô và các em sẽ cùng đi phiêu lưu với chú Dế Mèn qua bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. -HS lắng nghe.

HĐ 2

Luyện đọc

Khoảng 11 a/Cho HS đọc:

- Cho HS đọc doạn:GV cho HS đọc nối tiếp.Mỗi em đọc một đoạn.

- Luyện đọc từ,ngữ dễ đọc sai:Nhà Trò,chùn chùn,thui thủi,xoè,xoè,quãng.

· GV ghi từ,ngữ khó đọc lên bảng.

· GV hướng dẫn.

· GV đọc mẫu.

· Cho các cá nhân đọc (2-3 em).

· Cho đọc đồng thanh (nếu cần).

- Cho HS đọc cả bài.

b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ:

- Cho cả lớp đọc chú giải trong SGK.

- GV có thể giải nghĩa thêm từ không có trong chú giải mà HS khó hiểu.

c/GV đọc diễn cảm toàn bài một lần:

-Mỗi HS đọc một đoạn (đoạn 1 có thể cho 2 HS đọc).

-HS đọc theo hướng dẫn của GV.

-2 HS đọc cả bài.

-Cả lớp đọc thầm chú giải.

-1,2 em giải nghĩa từ đã có trong chú giải.

HĐ 3

Tìm hiểu bài

Khoảng

9-10 * Đoạn 1:

 - Cho HS đọc thành tiếng Đ1.

 - Cho HS đọc thầm đoạn 1.

GV:Cả lớp đọc thầm Đ1 và trả lời câu hỏi sau:

H:Em hãy tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.

* Đoạn 2:

- Cho HS đọc thành tiếng Đ2.

- Cho HS đọc thầm Đ2.

GV:Các em đọc thầm Đ2 và hãy cho cô biết:

Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp,đe doạ như thế nào?

*Đoạn 3:

- Cho HS đọc thành tiếng.

-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.

H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ?

H: Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa ? Hãy kể vắn tắt câu chuyện đó.

H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích ?

-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.

Những chi tiết đó là:thân hình chị bé nhỏ,gầy yếu,người bự những phân như mới lột.

Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn,quá yếu,lại chưa quen mở

-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.

-Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết.Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn,không trả được nợ.Bọn nhện đã đánh Nhà Trò,lần này,chúng định chặn đường bắt,vặt chân,vặt cánh,ăn thịt Nhà Trò.

-1 HS đọc to,cả lớp lẵng nghe.

-Lời nói : Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

- Cử chỉ: (Dế Mèn khi nghe Nhà Trò nói: )

“ Xòe cả hai càng ra ” “dắt Nhà Trò đi .”

- Cho HS phát biểu

- HS phát biểu.

HĐ 4

Đọc diễn cảm

Khoảng 10 - GV đọc diễn cảm toàn bài – chú ý:

· Những câu văn tả hình dáng Nhà Trò: cần đọc chậm, cần thay đổi giọng đọc, thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò.

· Những câu nói của Nhà Trò: cần đọc giọng kể lể đáng thương của một người đang gặp nạn.

· Lời của Dế Mèn cần đọc to, mạnh, dứt khoát thể hiện sự bất bình, thái độ dứt khoát, kiên quyết của nhân vật.

· Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, bắt em, đánh em, vặt chân, vặt cánh xoè cả, đừng sợ, cùng với tôi đây, độc ác, cậy khỏe, ăn hiếp.

- Nhiều HS đọc.

- GV uốn nắn, sửa chữa

 

doc405 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Trần Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
t hôm nay.
HĐ 2
Kiểm tra
Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Nghe – viết
a/ Hướng dẫn chính tả.
GV đọc một lượt bài chính tả.
Cho HS đọc thầm bài thơ.
Cho HS hiểu nội dung của bài chính tả.
GV: Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ bàn tay của chị, của em, những mũ khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra.
Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: chăm chỉ, giản dị, dẻo dai.
b/ GV đọc cho HS viết.
GV đọc cả câu hoặc cụm từ cho HS viết.
Đọc lại bài cho HS soát lại.
c/ Chấm chữa bài.
GV chấm bài.
Nhận xét chung.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm bài thơ.
-HS viết bài.
-HS rà soát lỗi.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà nhớ luyện đọc để hôm sau kiểm tra.
IV – RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 18, ngày:	, tiết chương trình:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
	2- Ôn tập về danh từ,động từ,tính từ.Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu thăm.
	- 1 tờ giấy khổ to để kẻ 2 bảng để HS làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
(1’)
Trong tiết học hôm nay,các em tiếp tục kiểm tra để lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.Sau đó,chúng ta cùng nhau ôn lại về danh từ,động từ,tính từ
HĐ 2
Kiểm tra
Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Làm BT2
16’
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT cho một đoạn văn.Trong đoạn văn đó có một số danh từ,động từ,tính từ.Nhiệm vụ của các em là chỉ rõ từ nào là danh từ,từ nào là động từ,từ nào là tính từ.Sau đó,đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Các danh từ,động từ,tính từ có trong đoạn văn.
Danh từ: buổi,chiều,xe,thị trấn,nắng,phố,huyện, em bé,mắt,mí,cổ,móng,hổ,quần áo,sân,H’mông, Tu Dí,Phù Lá.
Động từ: dừng lại,chơi đùa.
Tính từ: nhỏ,vàng hoe,sặc sỡ.
b/Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
Buổi chiều,xe dừng lại ở một thi trấn nhỏ.
àBuổi chiều xe làm gì?
Nắng phố huyện vàng hoe.
àNắng phố huyện thế nào?
Những em bé H’mông mắt một mí,nhưng em bé Tu Dí,Phù Lá,cổ đeo móng hổ,quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
àAi đang chơi đùa trước sân.
-1 HS đọc to,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân vào vở(VBT).
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở(VBT).
HĐ 4
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS cần ghi nhớ những kiến thức vừa ôn tập.
IV – RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 18, ngày:	, tiết chương trình:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	2- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu thăm.
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
1’
Một số em chưa có điểm kiểm tra,một số em đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay cô sẽ cho kiểm tra hết.Kiểm tra xong,chúng ta cùng ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.Cụ thể là các em quan sát một đồ vật,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý,viết bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng.
HĐ 2
Làm BT2
31’
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ.Một là phải quan sát một đồ dùng học tập,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Hai là viết phần mở bài kiểu gián tiếp và phần kết bài kiểu mở rộng.
Cho HS làm bài.GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
Cho HS trình bày bài làm.
GV nhận xét và giữ lại trên bảng dàn ý tốt nhất.Có thể GV đã chuẩn bị trước ở nhà dàn ý tả một đồ dùng học tập nào đó và đưa dàn ý đó lên để chốt lại một dàn ý về bài văn miêu tả đồ vật.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về nội dung trên bảng phụ.
-HS chọn đồ dùng học tập để quan sát.
-HS quan sát + ghi kết quả vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
-Một số HS lần lượt phát biểu.
-2 HS lên trình bày dàn ý trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS theo dõi dàn ý trên bảng.
HĐ 3
Củng cố, dặn dò
3’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học.
Nhắc HS về nhà sửa lại dàn ý,hoàn chỉnh mở bài, kết bài,viết lại vào vở.
IV – RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 18, ngày:	, tiết chương trình:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7)
 Bài luyện tập
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc-hiểu nội dung bài Về thăm bà.
	2- Biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng.Tìm được các động từ,tính từ có trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
Bài 1’
Để bài kiểm tra cuối học kì I đạt kết quả tốt,hôm nay các em sẽ đọc bài văn Về thăm bà.Dựa vào nội dung bài đọc,chọn được câu trả lời đúng trong các câu đã cho.
HĐ 2
Đọc thầm
3’
GV nêu yêu cầu: Các em đọc thầm bài Về thăm bà. Khi đọc,các em chú ý đến những chi tiết,hình ảnh miêu tả về ngoại hình,tình cảm của bà,chú ý đến những động từ,tính từ có trong bài.
Cho HS đọc.
-HS đọc thầm bài(2 lần)
HĐ 3
Làm câu 1
4’
Bài tập B
Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là tìm trong 3 ý a,b,c ý nào là ý đúng với yêu cầu của đề bài.
Cho HS làm bài.GV đưa bảng phụ đã chép câu 1 lên.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Câu 1: Ý c: Tóc bạc phơ,chống gậy trúc,lưng đã còng.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-1 HS lên làm trên bảng phụ.
-HS còn lại làm bài vào giấy nháp hoặc dùng viết chì đánh dấu câu đúng trong SGK.
-HS làm bài phải nêu ý kiến của mình chọn ý nào.
-Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm câu 4
4’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng:
Ý b: Sự yên lặng.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại và bài tập.
IV – RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 18, ngày:	, tiết chương trình:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 8)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- HS nghe-viết đúng chính tả bài Chiếc xe đạp của chú Tư (từ Chiếc xe của chú đến là con ngựa sắt).
	2- TLV: Biết viết mở bài theo kiểu trực tiếp (hoặc gián tiếp) tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.Biết viết một đoạn văn ở phần thân bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
1’
Trong tiết ôn tập trước,các em đã được ôn về LTVC, CT,TLV.Trong tiết học hôm nay,chúng ta tiếp tục ôn luyện về chính tả,về TLV.Các em sẽ viết một đoạn trong bài Chiếc xe đạp của chú Tư.
HĐ 2
Nghe-viết
20’
a/Hướng dẫn chính tả
GV đọc 1 lần đoạn chính tả.
Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: nhất, sánh,ro ro,rút.
GV nhắc lại nội dung bài chính tả.
b/GV đọc cho HS viết.
Đọc từng câu hoặc cụm từ.
GV đọc lại cả đoạn chính tả1 lượt.
c/Chấm chữa bài.
-HS đọc thầm.
-HS luyện viết từ.
-HS viết.
-HS soát bài.
HĐ 3
Làm BT B
Cho HS đọc yêu cầu của BT B.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
HĐ 4
Làm câu 2
4’
Cho HS đọc yêu cầu câu 2 + đọc 3 gợi ý a,b,c.
GV giao việc.
Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
GV chốt lại lời giải đúng.
Câu 2: Ý a: Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm,mến thương,giục cháu vào nhà cho khỏi nắng,giục cháu vào nhà cho khỏi nắng,giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
HĐ 5
Làm câu 3
3’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng: Ý c.
Có cảm giác thong thả,bình yên,được bà che chở.
HĐ 6
Làm câu 4
3’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng: Ý c.
Vì Thanh sống với bà từ nhỏ,luôn yêu mến,tin cậy bà và được bà săn sóc,yêu thương.
HĐ 7
Làm câu 1
4’
Bài tập C
Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Ý b: cùng nghĩa với hiền là: Hiền từ, hiền lành.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS tìm ý trả lời đúng trong 3 ý a, b, c.
-2 HS nêu kết quả.
-Lớp nhận xét.
HĐ 8
Làm câu 2
3’
Cách tiến hành như câu 1.
Lời giải đúng:
Ý b: Hai động từ : trở về, thấy.
 Hai tính từ: bình yên, thong thả.
HĐ 9
Làm câu 3
12’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng:
Ý c: Dùng thay lời chào.
a/ Cho HS trình bày phần mở bài.
GV nhận xét + khen những HS mở bài hay.
b/ Cho HS trình bày phần thân bài.
GV nhận xét + khen những HS viết thân bài hay.
-Một số HS đọc mở bài.
-Lớp nhận xét.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
HĐ 10
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cho hay phần mở bài, thân bài đã viết ở lớp.
IV – RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tổ Trưởng kiểm tra
	Ban Giám hiệu
	(Duyệt)

File đính kèm:

  • docGiao an tieng viet.doc
Bài giảng liên quan