Giáo án Tin học 10 tiết 4: Bài tập và thực hành 2 Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin

Tên bài giảng: Bài tập và thực hành 2.

LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN

I)Mục đích - yêu cầu:

-Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học và máy tính.

-Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự , số nguyên.

-Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.

II)Phương pháp và phương tiện:

-Sử dụng sách giáo khoa ( hoặc có thể sử dụng máy chiếu để chiếu các câu hỏi cho học sinh quan sát ).

III)Tiến trình dạy học:Ổn định lớp:

1. Kiểm tra bài cũ :

2. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề: Qua 2 bài : bài 1 và bài 2, chúng ta đã được làm quen với tin học, máy tính, thông tin và mã hóa thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành làm một số bài tập để hiểu rõ hơn về các khái niệm này.(3)

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 4: Bài tập và thực hành 2 Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn : / /2006	Tiết thứ : 4 
Ngày giảng: / /2006	Tên bài giảng: Bài tập và thực hành 2.
Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin
I)Mục đích - yêu cầu:
-Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học và máy tính.
-Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự , số nguyên.
-Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
II)Phương pháp và phương tiện:
-Sử dụng sách giáo khoa ( hoặc có thể sử dụng máy chiếu để chiếu các câu hỏi cho học sinh quan sát ).
III)Tiến trình dạy học:ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ : 
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: Qua 2 bài : bài 1 và bài 2, chúng ta đã được làm quen với tin học, máy tính, thông tin và mã hóa thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành làm một số bài tập để hiểu rõ hơn về các khái niệm này.(3’)
Nội dung bài tập thực hành
Hoạt động của GV và HS
TG (phút)
1)Tin học và máy tính:
Bài a1:
 Hãy chọn các khẳng định đúng trong các khảng định sau:
Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực tính toán.
Học tin học là học sử dụng máy tính.
Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người.
Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về tin học.
Bài a2: 
Trong các đẳng thức sau đây, những đẳng thức nào là đúng?
1KB = 1000 byte
1KB = 1024 byte
1MB = 1000000 byte
Bài a3: 
Có 10 HS xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ.
Trả lời : Để sử dụng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là nam hay nữ ta quy ước bit 0 biểu diễn thông tin vị trí nam, bit 1 biểu diễn thông tin vị trí nữ. 
2) Sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa và giải mã:
Bài b1: Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: “VN” , “Tin”.
“VN”=01010110 01001110
“Tin”=01010100 0110100101101110
Bài b2:
Dãy bit “01001000 01101111 01100001” tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào?
Trả lời: Dãy bit đã cho thành xâu kí tự tương ứng là xâu “Hoa”.
3) Biểu diễn số nguyên và số thực:
Bài c1: Để mã hóa số nguyên -27 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte?
Trả lời : cần ít nhất 1 byte để biểu diễn số nguyên –27.
Bài c2:
Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phẩy động: 
11005; 25,879; 0,000984.
Trả lời:
11005=0.11005´105
25,879=0.25879´102
0,000984=0.984´10-3
GV: Trong phần này, chúng ta có 3 bài tập là bài a1, a2, a3 SGK trang 16. Trước hết chúng ta xét bài a1. 
GV gọi một học sinh đọc to bài a1 SGK trang 16.
HS: Đọc bài a1 SGK trang 16.
GV: Cho học sinh thảo luận theo tổ, rồi mỗi tổ đưa ra phương án đúng.
HS: Thảo luận theo tổ, đại diện học sinh trong tổ đưa ra phương án đúng của tổ mình.
GV: Sau khi các tổ đã đưa ra phương án của tổ mình, GV tổng hợp, phân tích và đưa ra phương án đúng: 
Với phương án (A): Như chúng ta đã biết, máy tính là một thiết bị tính toán nhanh và có độ chính xác cao. Tuy nhiên, máy tính không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong lĩnh vực tính toán mà chỉ là một công cụ trợ giúp cho con người mà thôi. VD khi con người không đưa vào các dữ liệu tính toán thì máy tính sẽ không thể tính toán được. Như vậy phương án (A) không phải là một phương án đúng.
Với phương án (B) trong SGK (2 dòng đầu trang 6) đã nói rất rõ :”không thể đồng nhất tin học với máy tính và càng không thể đồng nhất việc học tin học với việc học sử dụng máy vi tính.” Như vậy, phương án (B) không phải là phương án đúng.
Với phương án (C) Ta thấy rõ ràng máy tính do con người sáng tạo ra và nó thật sự là một sản phẩm trí tuệ của con người. Như vậy phương án (C) là một phương án đúng.
Với phương án (D): Trong một XH hiện đại với nền CNTT phát triển, nếu thiếu hiểu biết về tin học con người không thể phát triển một cách toàn diện được. Và phương án (D) là một phương án đúng.
GV chốt lại: Như vậy ở bài a1, phương án đúng là phương án (C) và phương án (D)
HS: Sửa lại đáp án đúng.
GV: yêu cầu học sinh đọc nội dung bài a2 SGK trang 16.
GV: hỏi HS: chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông tin.
HS:trả lời được 
1KB=1024byte 1MB=1024KB
1GB=1024MB
1TB=1024MB
1PB=1024TB
GV:Từ đó yêu cầu HS đối chiếu với các phương án và chọn ra phương án đúng.
HS: đối chiếu với các phương án và chọn ra phương án (B) là phương án đúng.
GV: Gọi một HS đọc to nội dung bài a3 SGK trang 16.
HS: Đọc bài a3.
GV:Phân tích và gợi ý: Khi dùng 10 bit biểu diễn thông tin cho biết mỗi vi trí trong hàng là nam hay nữ, ta thấy rằng mỗi vị trí sẽ nhận 1 giá trị hoặc là nam hoặc là nữ, tương ứng với mỗi bit chỉ nhận 1 giá trị hoặc là 0 hoặc là 1. Như vậy để sử dụng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là nam hay nữ ta quy ước bit 0 biểu diễn thông tin vị trí nam, bit 1 biểu diễn thông tin vị trí nữ. 
GV: Đọc nội dung bài b1 trang 16 SGK, đồng thời yêu cầu HS theo dõi bài b1 SGK trang 16. GV hướng dẫn HS quan sát bảng mã ASCII ở phụ lục 1 trang 169 SGK. 
HS: Quan sát bảng mã ASCII và chuyển các xâu kí tự đã cho thành mã nhị phân: “VN”=01010110 01001110
“Tin”=01010100 01101001 01101110
GV: đọc bài b2 SGK trang 16. 
HS: Đọc bài b2 
GV: Hướng dẫn HS sử dụng bảng mã ASCII để chuyển dãy bit đã cho thành dãy kí tự tương ứng.
HS: Sử dụng bảng mã ASCII để chuyển dãy bit đã cho thành xâu kí tự tương ứng là xâu “Hoa”.
GV: ở vấn đề này có 2 bài tập là bài c1 và bài c2. Trước hết ta nghiên cứu bài c1.
GV: yêu cầu HS đọc bài c1 SGK trang 16.
HS: đọc bài c1 SGK trang 16.
GV: phân tích và gợi ý HS: Xét số nguyên –27, để biểu diễn nó, ta cần 1 bit để biểu diễn dấu âm (-) theo quy ước: bit 1 là dấu (-), bit 0 là dấu dương (+). Khi đó còn số nguyên dương 27 ta chỉ cần 5 bit để biểu diễn. Như vậy ta chỉ cần 1 byte để biểu diễn số nguyên –27.
GV: đọc bài c2 SGK trang 17. 
HS: Quan sát SGK bài c2 trang 17.
GV: Hỏi HS cách viết một số thực dưới dạng dấu phẩy động?
HS: Trả lời câu hỏi của GV rồi áp dụng viết các số thực đã cho dưới dạng dấu phẩy động.
11005=0.11005´105
25,879=0.25879´102
0,000984=0.984´10-3
5’
5
5
5
5
5
10
4)Củng cố và giao bài tập về nhà:
GV: Qua bài hôm nay, chúng ta cần nắm được những kiến thức cơ bản về tin học và máy tính, biết các đơn vị đo thông tin, biết sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự và số nguyên, viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
 Về nhà, các em trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK trang 17, và làm các bài tập sau: bài 1.5, bài 1.6, bài 1.8 sách bài tập, trang 9.
5)Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 4.doc
Bài giảng liên quan