Giáo án Tin học 10 tiết 41: Bài tập
Tên bài giảng: BÀI TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của một số thành phần chính trên màn hình chính làm việc của Word.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được một số thao tác cơ bản khi làm việc với Word: khởi động, kết thúc phiên làm việc, thao tác với tệp văn bản.
- Nhận biết và sử dụng được một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word.
- Thực hiện được các thao tác biên tập văn bản.
3. Thái độ
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
Ngày soạn :19 /01/2007 Tiết thứ : 41 Tên bài giảng: bài tập I. Mục đích, yêu cầu Kiến thức: Biết được ý nghĩa của một số thành phần chính trên màn hình chính làm việc của Word. Biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản. Kĩ năng: Thực hiện được một số thao tác cơ bản khi làm việc với Word: khởi động, kết thúc phiên làm việc, thao tác với tệp văn bản.. Nhận biết và sử dụng được một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word. Thực hiện được các thao tác biên tập văn bản. Thái độ Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản. II. Phương pháp, phương tiện giảng bài Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp. Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, một số mẫu văn bản soạn thảo bằng tiếng Việt. III. Tiến trình bài giảng ổn định lớp: 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hãy nêu một số quy ước khi gõ văn bản? Nội dung bài : Nội dung Phương pháp Bài 1: Hãy viết dãy kí tự cần gõ theo kiểu Telex( hoặc VNI) để có được câu sau: “Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.” Bài 2: a) Biết rằng bộ mã Unicode sử dụng hai byte để mã hoá các kí tự (ASCII sử dụng một byte), em hãy cho biết vì sao bộ mã Unicode có thể dùng chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới b) Cần phải cài đặt những gì để có thể soạn thảo được văn bản chữ việt Bài 3: a) Cách nào trong các cách sau đây cho phép sử dụng bàn phím để mở bảng chọn (A) Nhấn giữ phím Ctrl rồi kí tự được gạch chân trong tên bảng chọn; (B) Nhấn giữ phím Alt rồi gõ kí tự được gạch chân trong tên bảng chọn; (C) Không có cách nào cả b) Việc nhấn phím Enter có tác dụng chuyển con trỏ văn bản xuống dòng tiếp theo. Nhưng tai sao không nên nhấn phím Enter để xuống dòng trong khi gõ văn bản c) Hãy nêu những đặc điểm phân biệt con trỏ soạn thảo văn bản và con trỏ chuột. Hai loại con trỏ này có mối quan hệ như thế nào? Làm các bài tập trong - GV: Gọi một học sinh lên bảng làm bài tập Yêu cầu ở dưới lớp làm ra giấy có thể kiểm tra một số HS GV: Gọi một HS trả lời câu hỏi Gọi 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn GV nhân xét đánh giá và chốt lại đưa ra câu trả lời: Bộ mã Unicode sử dụng 2 byte để mã hoá, nên số lượng các kí tự có thể mã hoá là 216, đủ để mã hóa các kí tự của mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có tiếng Việt và ngôn ngữ một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Thái, Chàm, Khơ - me,.. - Yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi GV nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác: Muốn soạn thảo văn bản chữ Việt, ngoài phần mềm soạn thảo văn bản, trên máy tính cài đặt: + Phần mềm hỗ trợ chữ Việt; + Phông chữ Việt. Ngoài ra, cần lưu ý bật chế độ chữ Việt thích hợp Đáp án: B - GV: Trong hệ soạn thảo văn bản, việc xuống dòng thường được thực hiện tự động nên ta không cần quan tâm đến việc xuống dòng cho dù con trỏ soạn thảo đã ở cuối dòng. Việc xuống dòng bằng cách nhấn phím Enter có mục đích ngắt đoạn văn bản (chuyển sang một đoạn văn bản mới), hoàn toàn khác với việc xuống dòng tự động - GV: Con trỏ văn bản nhấp nháy trên màn hình, con chuột không nhấp nháy Con trỏ chuột thay đổi hình dạng trên màn hình tuỳ thuộc vị trí, con trỏ văn bản không Con trỏ văn bản chỉ nằm trong vùng soạn thảo, con trỏ chuột có thể di chuyển tới bất kì vị trí nào trên màn hình Khi nháy chuột tại một vị trí nào đó bên trong vùng soạn thảo thì con trỏ văn bản chuyển tới vị trí đó IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà Phần mềm hỗ trợ chữ Việt, quy ước khi gõ văn bản Hai chế độ gõ: chế độ chèn, chế độ đè Các thao tác biên tâp văn bản: chọn, cắt, dán, sao chép, di chuyển văn bản. V. Rút kinh nghiệm giảng dạy
File đính kèm:
- tiet 41.doc