Giáo án Tin học 10 tiết 7: Giới thiệu về máy tính

Tên bài giảng: Đ3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm thiết bị ra, biết được một số thiết bị ra thông dụng.

- Biết nội dung của nguyên lí J. Von Neumann, biết máy tính được điều khiển bằng chương trình; biết các thông tin chính về một lệnh và lệnh là một dạng dữ liệu đặc biệt được máy tính lưu trữ và xử lí tương tự như dữ liệu theo nghĩa thông thường.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được các thiết bị ra của máy tính.

3. Thái độ

- ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 7: Giới thiệu về máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn : / /2006	Tiết thứ : 7 
Ngày giảng: / /2006	Tên bài giảng: Đ3. Giới thiệu về máy tính 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm thiết bị ra, biết được một số thiết bị ra thông dụng.
- Biết nội dung của nguyên lí J. Von Neumann, biết máy tính được điều khiển bằng chương trình; biết các thông tin chính về một lệnh và lệnh là một dạng dữ liệu đặc biệt được máy tính lưu trữ và xử lí tương tự như dữ liệu theo nghĩa thông thường.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các thiết bị ra của máy tính.
3. Thái độ
- ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Sơ đồ cấu trúc máy tính (bằng hình vẽ trên giấy A0, hoặc bằng máy chiếu)
- Một số chương trình đơn giản.
- Một chiếc máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, tìm hiểu trước các bộ phận của máy tính.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết sơ đồ cấu trúc của máy tính gồm những thành phần nào? Thiết bị vào của máy tính dùng để làm gì? Hãy kể tên một số thiết bị vào mà em biết?
2. Bài mới:
ĐVĐ: Chúng ta đã biết về các thành phần trong sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính. Tương tự như khái niệm thiết bị vào, em nào có thể cho biết thiét bị ra dùng để làm gì? Quan sát chiếc máy tính trên và cho biết đâu là thiết bị ra?
HS: Suy nghĩ, quan sát và trả lời câu hỏi: 
+ Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. VD: Màn hình, máy in, máy chiếu, loa
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
TG
7. Thiết bị ra (Output device)
- Chức năng: Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu trong máy tính ra môi trường ngoài. 
- Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, máy in,...
Màn hình (Monitor)
- Màn hình là tập hợp các điểm ảnh (Pixel), mỗi điểm có thể có độ sáng, màu sắc khác nhau. 
- Chất lượng của màn hình được quyết định bởi các tham số sau:
+ Độ phân giải: Số lượng các điểm ảnh trên màn hình. 
+ Chế độ màu: Các màn hình màu có thể có 16 hay 256 màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau.
Máy in (Printer)
Dùng để in dữ liệu ra giấy. Máy in có thể là đen/trắng hoặc màu.
Máy chiếu (Projector)
Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng.
Loa và tai nghe (Speaker and Headphone)
Dùng để đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường ngoài.
Môđem (Modem)
Dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy thông qua đường truyền, chẳng hạn đường điện thoại. 
8. Hoạt động của máy tính
a. Nguyên lí Điều khiển bằng chương trình
- Máy tính hoạt động theo chương trình.
- Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm. 
- Thông tin về một lệnh bao gồm:
Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ;
Mã của thao tác cần thực hiện;
Địa chỉ các ô nhớ liên quan.
b. Nguyên lí Lưu trữ chương trình
Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
c. Nguyên lí Truy cập theo địa chỉ
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
d, Nguyên lí Phôn Nôi-man
Mã hoá nhị phân, Điều khiển bằng chương trình, Lưu trữ chương trình và Truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.
GV nêu khái niệm thiết bị ra, liệt kê một số loại thiết bị và các chức năng của chúng (như SGK), đồng thời giới thiệu bằng các thiết bị cụ thể, hoặc hình ảnh của chúng.
HS: Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ các chức năng của từng thiết bị.
GV: Màn hình có độ phân giải la 640*480 có nghĩa là có thể hiển thị 480 dòng mỗi dòng 640 điểm ảnh. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh hiển thị trên màn hình càng mịn và sắc nét.
Máy in có nhiều loại như máy in kim, in phun, in laser ,...
GV lưu ý, giải thích cho HS về thiết bị Modem, có thể coi nó vừa là thiết bị vào, nhưng cũng vừa là thiết bị ra.
GV Nêu vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày, để làm một việc gì đó chúng ta cần phải có chương trình. Chằng hạn, ngày hôm nay các em đi học thì các em cần phải biết thời gian học bắt đầu vào lúc nào, học môn gì, vào thời gian nào. Vậy đối với máy tính nó hoạt động như thế nào?
GV nêu ra nguyên lí điều khiển bằng chương trình. Chạy một chương trình Pascal đơn giản cho HS xem, giải thích sơ qua về các lệnh. Sau đó nhấn mạnh:
Hoạt động của máy tính thực chất là việc thực hiện các lệnh. Mỗi lệnh thể hiện một thao tác xử lí dữ liệu. Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm.
GV lấy ví dụ được mô tả bằng lệnh: 
"+" 
trong đó "+" là mã thao tác, , và là địa chỉ nơi lưu trữ tương ứng của a, b và kết quả thao tác "+".
GV nêu khả năng xử lí lệnh của máy tính và các thông tin về một lệnh.
GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để máy tính có thể hiểu và xử lí các lệnh?
HS: - Trả lời câu hỏi: Lệnh được đưa vào dưới dạng mã nhị phân.
GV nêu ra nguyên lí lưu chương trình.
GV nêu vấn đề: Chúng ta đã biết máy tính có khả năng lưu trữ rất lớn, trong bộ nhớ có thể lưu trữ trên hàng nghìn các chương trình, dữ liệu khác nhau. Vậy làm thế nào để máy tính tìm được đến chương trình, dữ liệu cần xử lí nhanh như vậy? 
HS: Đó chính là do MT truy cập dl theo địa chỉ.
GV:nêu ra nguyên lí truy cập theo địa chỉ. Giải thích khái niệm Từ máy (Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí từng bit. Dãy bit như vậy được gọi là từ máy)
GV: Từ các nguyên lí thành phần GV tổng hợp lại thành nguyên lí J. Vôn Neumann. Giải thích thêm về sự ra đời của nguyên lí này (như SGK).
IV. Củng cố, bài tập: 
1. Củng cố
- Nhắc lại khái niệm thiết bị ra, kể tên một số thiết bị ra.
- Nhắc lại nguyên lí J. Von Neumann
- Câu hỏi trắc nghiệm: (Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời)
Phát biểu nào là sai trong các phát biểu sau?
A. Trong máy tính, lệnh được lưu trữ dưới dạng mã nhị phân và cũng được xử lí như các dữ liệu khác;
B. Máy tính hoạt động theo chương trình của con người, nhưng máy tính có thể tạo ra một số kết quả mà con người không thể đạt được khi không dùng máy tính.
C. Từ máy là dãy 16 bit hoặc 32 bit thông tin.
2. Câu hỏi bài tập về nhà
- Trả lời các câu hỏi: 4, 5, 6 (SGK trang 28)
Rút kinh nghiệm giảng dạy: 
------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTIET 7.doc
Bài giảng liên quan