Giáo án Tin học 3 Tiết 3 – Bài 2: Thông tin xung quanh ta (tiết 1)

CHƯƠNG I- LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

Tiết 3 – Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (Tiết 1)

 I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản.

- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt ba dạng thông tin cơ bản.

- Có khả năng đưa các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.

3. Thái độ:

- Nhận thức được máy tính có thể sử dụng cả ba dạng thông tin đáp ứng công việc trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 3 Tiết 3 – Bài 2: Thông tin xung quanh ta (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 2: Tiết 3,4 Thứ ngày tháng năm 201
Ngµy gi¶ng:
Líp:
CHƯƠNG I- LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Tiết 3 – Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (Tiết 1)
 I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản.
Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
2. Kỹ năng:
Phân biệt ba dạng thông tin cơ bản.
Có khả năng đưa các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ:
Nhận thức được máy tính có thể sử dụng cả ba dạng thông tin đáp ứng công việc trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, báo chí, thiết bị ghi âm, ghi hình.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ: 
Câu hỏi: Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính? Nêu tên từng bộ phận?
 3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1 phút)
Trong cuộc sống hàng ngày các em được tiếp nhận và sử dụng nhiều dạng thông tin khác nhau? Vậy có báo nhiêu dạng thông tin cơ bản, chúng ta tiếp nhận các dạng thông tin ấy bằng cách nào và máy tính có xử lý được các dạng thông đó không? Để trả lời các câu hỏi này cco và các con cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
 b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Thông tin dạng văn bản
GV: Đưa một số mẫu văn bản: Tấm bia cổ, bảng nội quy trường học và trang báo. 
GV: Các em biết được những thông tin gì qua các tài liệu trên?
GV:Tấm bia cổ, bảng nội quy trường học và trang báo ghi thông tin ở dạng văn bản.
GV: Người ta dùng gì để thể hiện các thông tin đó?
GV: Thông tin dạng văn bản được thể hiện bằng kí tự, chữ viết, số.
GV: Vì sao trong các tàu liệu trên người ta sử dụng nhiều cỡ chữ, màu sắc của chữ và kiểu chữ khác nhau?
GV: cho HS quan sát hình 11(SGK) và nêu câu hỏi: Em hãy cho biết một vài thông tin có trên bảng ở hình 11?
GV: Nhận xét
GV: - Các con hãy quan sát cho cô ở trong lớp mình có dạng thông tin văn bản không?
- Dạng thông tin văn bản mà con đưa ra cho chúng ta biết được những thông tin gì?
-GV: - Cho c¸c nhãm th¶o luËn víi yªu cÇu: KÓ tªn c¸c th«ng tin d¹ng v¨n b¶n mµ em biÕt.
*KÕt luËn:
Hµng ngµy chóng ta ®­îc tiÕp nhËn rÊt nhiÒu th«ng tin d¹ng v¨n b¶n.
Chuyển ý: các con tiếp thu bài rất tốt, cô thưởng cho các con một bài hát BỤI PHẤN. Bài hát bụi phấn mà các con vừa nghe có là thông tin dạng văn bản không?
GV: Đó chính là thông tin dạng âm thanh
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Lắng nghe,ghi bài
HS: Trả lời câu hỏi( dùng chữ, số, kí tự)
HS: Trả lời( Nội dung trên trang sách có màu chữ khác nhau, kiểu chữ khác nhau để gây sự chú ý, thích thú cho người đọc, bảng thông báo có chũ to để mọi người ở xa có thể đọc được)
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi
HS: Nhận xét bài của bạn
HS trả lời: 5 điều Bác Hồ dạy....
- những điều Bác dặn để chúng ta học theo
HS: th¶o luËn theo nhóm đôi
- §¹i diÖn mét nhãm b¸o c¸o
C¸c th«ng tin d¹ng v¨n b¶n: Bµi ghi chÐp trªn líp, ®¬n xin nghØ häc, bảng nội quy lớp học...
HS: nghe và trả lời( không)
Hoạt động 2: Thông tin dạng âm thanh
GV: Cho HS nghe tiếng trống trường. Tiếng trống trường giúp các em biết được thông tin gì?
GV: Giáo viên cho học sinh nghe bài phát thanh về thầy giáo xuân sơn
GV: Các em vừa nghe bài phát thanh kể về ai??
GV: Tiếng trống trường, bài phát thanh vừa nghe là những thông tin dạng âm thanh
GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh
GV:Thông tin dạng âm thanh được thể hiện bằng những gì chúng ta nghe thấy 
HS: Trả lời (Tiếng trống trường cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, ra về)
HS: Lắng nghe
HS: Trả lời (kể về thầy giáo Xuân Sơn)
HS: Lắng nghe, ghi bài
HS: Quan sát 
HS: Trả lời
Hoạt động 3: Thông tin dạng hình ảnh 
GV: Cho học sinh quan sát bức tranh vẽ các con vật nuôi trong nhà.
GV: Các bức tranh trên vẽ các con vật gì, tranh vẽ các con vậtđó đang làm gì?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa: đèn giao thông, các loại biển báo
GV: Các em biết được những điều gì qua các bức tranh trên?
GV: Những hình ảnh các em nhìn thấy trên tranh vẽ, ảnh chụp, truyền hình, sách, báo, truyện, bảng quảng cáo. báo cho ta những thông tin ở dạng hình ảnh.
GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông tin ở dạng hình ảnh
- Các con hãy quan sát xung quanh lớp học chúng ta và lấy thêm ví dụ cho cô?-Ở trong máy tính có 3 dạng thông tin đó không?
KL: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được 3 dạng thông tin trên
HS: Quan sát 
HS: Trả lời
HS: Quan sát 
HS: Trả lời( Đèn giao thông cho ta biết lúc nào được đi qua đường, lúc nào phải dừng. Hình 14cho ta biết đoạn đường gàn trường học, hình 15 cho ta biết đây là nơi cấm đổ rác và hình 16 cho ta biết nơi ưu tiên cho người tàn tật
HS: nhận xét
-Ghi bài
HS: Lấy ví dụ
HS: Lấy thêm ví dụ
HS: Lấy ví dụ
HS: Trả lời 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò :
GV cho HS làm cá nhân bài tập điền từ
=>GV chốt lại cách làm đúng.
- GV: Chia lớp làm 3 nhóm ứng với 3 tổ. Đưa bộ sưu tập các dạng thông tin yêu cầu học sinh phân loại ghi ra giấy những thông tin thuộc ba dạng đã học.
GV: Thu kết quả thảo luận, nhận xét các nhóm trao đổi và đưa ra câu trả lời
Dặn dò: -Yêu cầu học sinh về nhà sưu tập thông tin thuộc ba dạng đã học. Các thông tin đó được thu thập ở đâu, bằng cách nào?
HS : lần lượt nêu từ cần điền vào mỗi chỗ chấm.
HS: Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng ghi câu trả lời vào giấy
HS ghi nhớ

File đính kèm:

  • docga THÔNG TIN XUNG QUANH TA.doc
Bài giảng liên quan