Giáo án Tin học 3 Tuần 4
Tiết 3: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
Thời gian dự kiến: 40 phút sgk/11
I.Mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh:
+ Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản.
+ Biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
+ Hiểu máy tính là thiết bị để lưu trữ, xử lý và truyền các dạng thông tin.
II.Chuẩn bị:
- GV: Giáo án
- HS: Kiến thức bài cũ, đọc bài trước trong sách giáo khoa, vở ghi.
III.Nội dung bài học:
1.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 4,5 sgk/10
- GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài
TUẦN 4 Tiết 3: THÔNG TIN XUNG QUANH TA Thời gian dự kiến: 40 phút sgk/11 I.Mục đích, yêu cầu: - Giúp học sinh: + Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. + Biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau. + Hiểu máy tính là thiết bị để lưu trữ, xử lý và truyền các dạng thông tin. II.Chuẩn bị: - GV: Giáo án - HS: Kiến thức bài cũ, đọc bài trước trong sách giáo khoa, vở ghi. III.Nội dung bài học: 1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên làm bài tập 4,5 sgk/10 - GV nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài 2.Bài mới: *Hoạt động 1:Thông tin dạng văn bản Mục tiêu: Nhận biết được thông tin dạng văn bản là gồm chữ và số. Biết sử dụng thông đó cho nhiều mục đích khác nhau. - Gọi lần lượt 3 HS đọc phần 1 trong sgk. - Gọi HS cho biết thế nào là thông tin dạng văn bản – nhận xét. - Gv kết luận. - Gọi lần lượt HS cho ví dụ. - Lớp nhận xét. - Gv rút nhận xét, kết luận thông tin dạng văn bản gồm: “bài báo, sgk, sách truyện” *Hoạt động 2:Thông tin dạng âm thanh Mục tiêu: Nhận biết được thông tin dạng âm thanh và ý nghĩa của những thông tin dạng âm thanh đó. - Cho HS đọc sgk. - Cho HS quan sát hình 12/sgk và cho biết đó là dạng thông tin gì? - Gọi HS trả lời và cho thêm nhiều ví dụ. - Lớp nhận xét, góp ý. - GV rút kết luận những thông tin dạng âm thanh: “ tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng em bé khóc” *Hoạt động 3:Thông tin dạng hình ảnh Mục tiêu: Nhận biết được thông tin dạng hình ảnh và công dụng của những thông tin đó. - Cho HS đọc sgk và quan sát hình 13, 14, 15, 16/sgk và cho biết ý nghĩa của những thông tin đó là gì? - Gọi HS trả lời. - Lớp nhận xét, góp ý. - LGBVMT: ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác nơi công cộng. * Máy tính chính là phương tiện để chúng ta có thể dễ dàng lưu giữ, sử dụng và truyền tải 3 dạng thông tin trên. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. Nhận xét tiết học. - Về nhà làm BT4,5,6 sgk/15 IV. Bổ sung: Tiết 4: BÀN PHÍM MÁY TÍNH Thời gian dự kiến: 40 phút sgk/16 I.Mục đích, yêu cầu: - Giúp học sinh bước đầu làm quen với bàn phím máy tính, nhận biết được khu vực chính của bàn phím. - Biết được 5 hàng phím trên khu vực chính. Và nhận biết được hai phím có gai. II.Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ. - HS: Kiến thức bài cũ, đọc bài trước trong sách giáo khoa, vở ghi. III.Nội dung bài học: 1.Bài cũ: 2.Bài mới: *Hoạt động 1:Bàn phím Mục tiêu: Làm quen với với chiếc máy tính, nhận biết được khu vực chính của bàn phím. - Gv cầm bàn phím lên, chỉ vào bàn phím và giới thiệu khu vực chính của bàn phím và các phím mũi tên. - Yêu cầu HS nhắc lại và chỉ ra từng khu vực của bàn phím. Khu vực chính Các phím mũi tên *Hoạt động 2: Khu vực chính của bàn phím Mục tiêu: Biết được 5 hàng phím ở khu vực chính. Và nhận biết được hai phím có gai. -Yêu cầu HS nhìn vào sgk và bàn phím có sẵn trên bàn. - GV chỉ ra hàng phím cơ sở. - Yêu cầu lần lượt nhiều HS chỉ ra hàng phím cơ sở là hàng nào? Và gồm các phím gì? - Lớp nhận xét, góp ý. - Gv nhận xét, kết luận: Hàng phím cơ sở là hàng phím thứ ba tính từ dưới lên. - Cho hs nhìn vào bảng phụ có vẽ sẵn hàng phím cơ sở - Yêu cầu HS nhìn vào hàng phím cơ sở và chỉ ra hai phím đặc biệt. - Gọi HS trả lời. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: hai phím đặc biệt đó là hai phím có gai F và J. - “Vậy hai phím có gai đó dùng để làm gì?” - Yêu cầu học sinh theo dõi sgk và trả lời câu hỏi. - GV kết luận: Dùng để làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ. - Lần lượt giới thiệu các hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và hàng phím dưới cùng ( sử dụng bảng phụ). - Gọi nhiều HS chỉ ra các hàng phím đã được giới thiệu trên bàn phím đã có sẵn. - GV nhắc lại và chỉ ra lần lượt các hàng phím trên bàn phím để giúp hs ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. Nhận xét tiết học. - BTVN: bài 1,2,3,4/18,19 sgk. IV. Bổ sung:
File đính kèm:
- tuan 4.doc