Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được biểu tượng phần mềm Solar System 3D Simulator

- Biết Trái Đất và các vì sao trong hệ mặt trời.

2. Kỹ năng

- Biết cách khởi động, thoát khỏi phần mềm

- Biết được công dụng các nút lệnh điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ mặt trời.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo

- Tích cực tham gia xây dựng bài

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy co cài sẵn phần mềm

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Phần mềm Mario là phần mềm dùng để làm gì?

- Phần mềm có các mức chơi nào?

- Trên màn hình kết quả của phần mềm Mario có những thông tin gì cần lưu ý?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 15 - 16
Tuần: 08
Ngày dạy: 01/10/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được biểu tượng phần mềm Solar System 3D Simulator
- Biết Trái Đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
2. Kỹ năng
- Biết cách khởi động, thoát khỏi phần mềm
- Biết được công dụng các nút lệnh điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ mặt trời.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo 
- Tích cực tham gia xây dựng bài
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy co cài sẵn phần mềm
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:	(5’)
- Phần mềm Mario là phần mềm dùng để làm gì?
- Phần mềm có các mức chơi nào?
- Trên màn hình kết quả của phần mềm Mario có những thông tin gì cần lưu ý?
2. Giảng bài mới	
* Giới thiệu bài mới: (2’)
- Trái Đất của chúng ta quay quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? Phần mềm mô phỏng Hệ mặt trời sẽ giải đáp cho chúng ta câu hỏi này?
* Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Giới thiệu khái quát về mặt trời (8’)
- GV: Phần mềm Solar System 3D Simulator là phần mềm mô phỏng hệ mặt trời.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Thao tác mẫu cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.
- HS: Quan sát – ghi chép
HĐ 2: Giới thiệu giao diện của phần mềm(30’)
- GV: Khởi động phần mềm cho HS quan sát giao diện phần mềm. Thao tác các chức năng trên phần mềm
- HS: Quan sát – ghi nhớ
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các chức năng trên phần mềm.
- HS: 2 – 3 HS nhắc lại
- GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Giải thích thêm tên các hành tinh bằng tiếng Anh
1. Mercury: Sao thủy (gần mặt trời)
2. Venus: Sao kim (hành tinh thứ 2 so với Khoảng cách đến mặt trời)
3. Earth: Trái đất
4. Mars: Sao hỏa
5. Jupiter: Sao mộc
6. Saturn: Sao thổ
7. Uranus: Sao thiên vương
8. Neptune: Sao hải vương
9. Pluto: Sao diêm vương
1. Phần mềm Solar System 3D Simulator
a. Công dụng
- Phần mềm Solar System 3D Simulator là phần mềm mô phỏng hệ mặt trời.
b. Cách khởi động
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Solar System.exe trên màn hình.
c. Cách thoát
- C1: Chọn File → Exit
- C2: Nháy đúp chuột tại nút Close trên giao diện
2. Các nút lệnh điều khiển quan sát
- Hiện/ẩn quỹ đạo chuyển động của các hành tinh
- Cho phép chọn vị trí quan sát thích hợp nhất
- Phóng to/ thu nhỏ khung nhìn
- Thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh
- Nâng lên hoặc hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn hệ mặt trời.
- Dùng để đưa hệ mặt trời về vị trí trung tâm cửa sổ màn hình
- Dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên, xuống, sang trái, sang phải.
- Dùng để xem thông tin chi tiết của từng vì sao.
Tiết 2
HĐ 3: Nhắc lại cách khởi động, thoát, nhận biết biểu tưởng trên màn hình (5’)
- GV: Thao tác mẫu, HS cho chức năng của từng nút lệnh
- HS: Từng HS cho biết chức năng
- GV: Cho sinh thao tác mẫu các nút lệnh
- HS: 2 – 3 thao tác
HĐ 4: Hướng dẫn quan sát chuyển động của Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời (10’)
- GV: Hướng dẫn quan sát chuyển động của các hành tinh trong Hệ mặt trời. Điều khiển các nút điều khiển để có vị trí quan sát thích hợp.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu
- GV: Đặt vấn đề vì sao có hiện tượng ngày và đêm. Gợi cho HS quan sát và trả lời
- HS: Thực hiện theo quan sát
- GV: Chốt lại hiện tượng ngày và đêm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
HĐ 5: Hướng dẫn quan sát và trả lời câu hỏi trong sách trong sách giáo khoa (25’)
- GV: Chia nhóm – hướng dẫn học sinh quan sát, trả lời các câu hỏi sau:
+ Trái đất nặng bao nhiêu?
+ Độ dài quỹ đạo Trái đất quay một vòng quanh mặt trời là bao nhiêu?
+ Giải thích hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực?
- HS: Thực hiện theo yêu cầu
- GV: Nhận xét từng nhóm. Giải thích hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
1. Khởi động
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Solar System.exe trên màn hình
2.. Thoát
- C1: Chọn File → Exit
- C2: Nháy đúp chuột tại nút Close trên giao diện
3. Quan sát chuyển động của các hành tinh
- Để hiện quỹ đạo của các hành tinh
- Chọn vị trí quan sát thích hợp
- Phóng to khung nhìn để quan sát
- tăng vận tốc chuyển động của các hành tinh
- Nâng vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng
* Hiện tượng ngày đêm
- Hiện tượng này là do Trái Đất chúng ta tự quay quanh một trục. Do quá trình quay đều và liên tục nên từng vùng trên trái đất sẽ nhận được ánh sáng (ngày) và bị nửa kia che khuất ánh sáng mặt trời (đêm).
 4. Giải bài tập
- Sử dụng nút lệnh này để xem thông tin chi tiết của Trái đất.
+ Khối lượng (Mass): 5.972e24 kg
+ Quỹ đạo (orbit): 149,600,000 km
* Hiện tượng Nguyệt thực
- Là do lúc trái đất, mặt trăng, mặt trời thẳng hàng. Trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng.
* Hiện tượng Nhật thực
- Là do lúc trái đất, mặt trăng, mặt trời thẳng hàng. Mặt trăng nằm giữa mặt trời và Trái đất
3. Củng cố: (4’)
- Nêu lại cách khởi động và thoát của phần mềm.
- Nhắc lại công dụng của các nút lệnh trong giao diện phần mềm.
4. Dặn dò: (1’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay
- Ôn lại kiến thức đầu năm học tới nay để chuẩn bị tiết sau ôn tập kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 15 16.doc
Bài giảng liên quan