Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng (tiếp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết thêm , xóa cột hoặc hàng.

- Thấy được tác dụng của bảng biểu.

- Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng biểu.

2. Kỹ năng

- Thực hiện được thao tác tạo một bảng biểu trong văn bản.

- Biết được một số thao tác về bảng biểu: chèn thêm, xoá hàng hoặc cột.

3. Thái độ

- Rèn luyện khả năng làm việc chính xác và kỷ luật.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu.

- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu các cách tạo bảng?

- Nêu thao tác thay đổi kích thước của hàng hoặc cột.

- Nêu cấu trúc của bảng là gì?

2. Bài mới

 

docx2 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 61
Tuần: 32
Ngày dạy: 15/4/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết thêm , xóa cột hoặc hàng.
- Thấy được tác dụng của bảng biểu.
- Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng biểu.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được thao tác tạo một bảng biểu trong văn bản.
- Biết được một số thao tác về bảng biểu: chèn thêm, xoá hàng hoặc cột.
3. Thái độ
- Rèn luyện khả năng làm việc chính xác và kỷ luật.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu các cách tạo bảng?
- Nêu thao tác thay đổi kích thước của hàng hoặc cột.
- Nêu cấu trúc của bảng là gì?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về cách chèn thêm cột hoặc hàng (25’)
- GV: Giả sử danh sách lớp học của chúng ta có sự thay đổi. Ví dụ nhà trường muốn bổ sung vào lớp chúng ta một vài bạn nữa, theo các em thì ta làm thế nào?
- HS: Tạo bảng mới và gõ lại nội dung mới
- GV: Nếu như làm như thế thì cũng được, không sao cả nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian và không khoa học.
- GV: Và trong bảng biểu nó cho phép chúng ta chèn thêm cột hay dòng mà không cần phải xoá bảng rồi đánh lại.
- HS: Lắng nghe
- GV: Thao tác trên máy chiếu và hướng dẫn chi tiết.
- HS: Quan sát – ghi nhớ nội dung.
- GV: Đưa ra ví dụ: Chèn một dòng vào dưới dòng cuối cùng?
- HS: Lên máy thực hiện ví vụ
- GV: Nhận xét, giải thích và đưa ra chú ý.
- HS: Ghi nội dung
HĐ 2: Tìm hiểu về cách xoá hàng, cột hoặc bảng (10’)
- GV: Chúng ta vừa hoàn thành xong nội dung chèn thêm cột hoặc dòng, nhưng nếu như ta chèn bị nhầm, hay trong bảng biểu có những chỗ không cần thiết nữa thì lúc đó ta sẽ làm gì?
- HS: Phát biểu
- GV: Nhận xét. Nếu chọn hai cột của bảng và nhấn phím Delete để xoá hai cột đó thì chỉ nội dung của các ô trong cột bị xoá thôi, còn các cột thì không.
- GV: Để xoá chúng như thế nào thì chúng ta cùng quan sát cô thao tác.
- GV: Hướng dẫn học sinh thao tác xoá hàng, cột, bảng.
- HS: Lắng nghe – quan sát – thao tác lại
- GV: Cho HS ghi nội dung
- HS: Ghi chép
3. Chèn thêm cột hoặc dòng
- B1: Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn cột hay dòng.
- B2: Chọn Table " Insert
- B3: Chọn đối tượng cần chèn
+ Columns to the left: Chèn cột bên trái.
+ Columns to the right: Chèn cột bên phải.
+ Rows Above: Chèn hàng phía trên.
+ Rows Below: Chèn hàng phía dưới.
* Chú ý Để chèn thêm dòng vào cuối bảng một cách nhanh chóng thì ta thực hiện: Đặt con trỏ vào ô góc dưới bên phải của bảng và nhấn Tab hoặc Enter trên bàn phím.
4. Xoá hàng, cột hoặc bảng
- Chọn Table " Delete " Table: Xoá bảng.
- Chọn Table " Delete " Columns: Xoá cột.
- Chọn Table " Delete " Rows: xoá hàng.
3. Củng cố (4’)
- Nêu thao tác chèn thêm cột, hàng? Thao tác mẫu.
- Muốn chèn cùng 1 lúc 3 hàng hoặc 3 cột thì thực hiện như thế nào?
- Nêu thao tác xóa hàng, cột và bảng?
4. Dặn dò: (1’) 
- Về nhà học kiến thức ngày hôm nay và ôn lại kiến thức về tạo bảng biểu để tiết sau làm bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxt 61.docx