Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Tân An

Bài 1:

THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.

- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc202 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Tân An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
oạn văn bản việc đầu tiên ta phải làm gì?
HS: Chọn đoạn văn bản đó.
GV: Vậy bây giờ ta muốn nội dung trong ô in đậm, nghiêngcó được không?
HS: Trả lời.
GV: Ta có thể canh nội dung ở giữa ô được không?
HS: Trả lời.
GV: Vậy chúng ta có thể định dạng nội dung trong ô giống như định dạng một văn bản.
GV: Nhiều khi nhập nội dung vào một ô mà chúng ta thấy nó không được đẹp lắm như ô đó quá nhỏ hoặc quá lớn thì chúng ta có thể thay đổi kích thước của cột hay hàng để nó đẹp hơn. 
 Vậy làm sao để có thể thay đổi được kích thước của cột hay hàng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần 2.
Hoạt động 2: Thay đổi kích thước của cột hay hàng:
GV: Giới thiệu các thao tác thay đổi độ rộng của cột (hàng).
GV: Cho Hs quan sát bảng phụ và chỉ cho Hs thao tác thay đổi kích thước.
HS: Quan sát.
GV: Cho Hs ghi bài.
HS: Ghi bài.
GV: Yêu cầu học sinh vận dụng các thao tác đã học tạo bảng gồm 5 dòng, 5 cột. Sau đó gõ nội dung vào các ô và chỉnh sửa sao cho đẹp, dễ nhìn.
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức vừa học.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài và chuẩn bị cho phần tiếp theo của bài.
Bài 21: 
Trình bày cô đọng bằng bảng
1. Tạo bảng:
Bước 1: Chọn nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ.
Bước 2: Nhấn giữ nút trái chuột và kéo thả để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột. 
2. Thay đổi kích thước của cột hay hàng:
Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ 
 chuột có dạng 	 hoặc .
Bước 2: Kéo thả chuột sang trái, phải (hoặc lên, xuống).
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 7/4/2011	Ngày dạy: 12/4/2011
Tuần: 32	Tiết: 61
Bài 21:
TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG (TT)
I. Mục tiêu:
- Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng.
- Tạo được bảng đơn giản và thực hiện được một số thao tác cơ bản nhất với bảng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Hãy nêu các bước tạo bảng?
Đáp án:
Có 2 bước: 
Bước 1: Chọn nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ. 
Bước 2: Nhấn giữ nút trái chuột và kéo thả để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột. 
- Câu 2 : Muốn thay đổi kích thước của cột hay hàng ta làm như thế nào?
Đáp án:
Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi 
con trỏ chuột có dạng 	 hoặc 
Bước 2: Kéo thả chuột sang trái, phải (hoặc lên, xuống). 
3. Bài mới:
Ở tiết trước chúng ta đã được học cách tạo bảng cũng như cách thay đổi kích thước của cột hay hàng.
Vậy khi chúng ta đã tạo được một bảng nhưng chẳng may bị thiếu một hàng hay một cột thì chúng ta phải làm sao?
GV: Thông thường khi các em kẻ một bảng trong vở nếu bị dư một hàng hay cột thì ta phải làm sao?
HS: Dùng tẩy để xoá.. 
GV: Làm như vậy thì nhìn sẽ không đẹp vì vẫn còn vết xoá phải không?
GV: Nhưng trong Word ta có thể xoá dòng hoặc cột đó rất đơn giản và không để lại vết gì cả, như vậy trông văn bản sẽ đẹp và sạch hơn. 
Vậy làm sao để có thể làm được điều đó?
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em cách chèn thêm một hàng hoặc cột cũng như cách xoá hàng, cột hoặc bảng.
 Chúng ta vào phần tiếp theo của bài 21:
Hoạt động 1: Chèn thêm hàng hoặc cột.
GV: Cho HS đọc phần 3 trong SGK/105.
HS: Đọc bài.
GV: Để thêm một hàng ta làm như thế nào?
HS:
- Di chuyển con trỏ soạn thảo sang bên phải bảng (ngoài cột cuối cùng)
- Nhấn Enter
GV: Hướng dẫn học sinh cách di chuyển con trỏ soạn thảo sang bên phải bảng bằng 2 cách:
+ Dùng chuột.
+ Dùng các phím mũi tên trên bàn phím.
HS: Quan sát.
GV: Khi ta thực hiện xong thao tác chèn hàng thì một hàng mới được chèn thêm sau hàng có con trỏ, và con trỏ soạn thảo chuyển tới ô đầu tiên của hàng mới.
GV: Gọi học sinh đọc thao tác chèn thêm cột cột SGK/105.
HS: Đọc bài.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình trong phần 2 (SGK/105)
GV: Hướng dẫn lại các thao tác chèn thêm cột: + Chèn cột vào bên trái
+ Chèn cột vào bên phải
GV: Khi đó cột mới sẽ được chèn thêm vào bên trái (hoặc bên phải) cột có con trỏ chuột.
GV: Cho học sinh ghi bài.
HS: Ghi bài.
GV: Em hãy nhắc lại cách chèn thêm cột vào bên trái cột có con trỏ soạn thảo?
HS: Chọn lệnh Table à Insert à Columns to the Left (Chèn cột vào bên trái)
GV: Em hãy nhắc lại cách chèn thêm cột vào bên phải cột có con trỏ soạn thảo?
HS: Chọn lệnh Table à Insert à Columns to the Right (Chèn cột vào bên phải)
GV: Cô vừa giới thiệu cho các em cách chèn thêm hàng, cột. Vậy làm sao để xoá được hàng, cột, bảng? Ta qua phần 4.
Hoạt động 2: Xoá hàng, xoá cột hoặc bảng:
GV: Yêu cầu một học sinhđọc phần 4 (SGK/105).
HS: Đọc bài.
GV: Muốn xoá một đoạn vănbản thì ta phải làm thế nào?
HS: + Chọn phần văn bản cần xoá.
+ Nhấn phím Delete.
GV: Giải thích cho học sinh hiểu cách xoá hàng, xoá cột hoặc bảng khác với cách xoá một đoạn văn bản.
GV: Kẻ một bảng gồm 2 hàng, 2 cột lên bảng.
GV: Nếu ta chọn 2 cột của bảng và nhấn phím Delete để xoá 2 cột đó, em sẽ thấy rằng chỉ nội dung của các ô trong cột bị xoá, còn cột thì không.
Vậy làm thế nào để xoá được 2 cột đó?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình trong phần 4 (SGK/105)
GV: Hướng dẫn các thao tác xoá:
+ Việc đầu tiên ta phải đưa con trỏ vào hàng, cột cần xoá. Nếu xoá bảng thì ta đưa con trỏ đến một ô bất kỳ trong bảng.
+ Sử dụng các lệnh:
Table à Delete à Rows
Table à Delete à Columns
Table à Delete à Table
GV: Nhắc lại muốn xoá hàng ta sử dụng lệnh nào?
HS: Table à Delete à Rows
GV: Muốn xoá cột ta sử dụng lệnh nào?
HS: Table à Delete à Columns
GV: Muốn xoá hàng ta sử dụng lệnh nào?
HS: Table à Delete à Table
GV: Nhắc lại các thao tác xoá.
GV: Cho Hs ghi bài.
HS: Ghi bài
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức vừa học.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết bài tập.
Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng (tt)
3. Chèn thêm hàng hoặc cột:
- Chèn thêm hàng:
Di chuyển con trỏ soạn thảo sang bên phải cột (ngoài cột cuối cùng)
Nhấn Enter
- Chèn thêm cột:
Chọn lệnh Table à Insert à Columns to the Left (Chèn cột vào bên trái)
Chọn lệnh Table à Insert à Columns to the Right (Chèn cột vào bên phải)
4. Xoá hàng, cột hoặc bảng:
- Đưa con trỏ vào cột, hàng cần xoá
- Sử dụng các lệnh:
Xoá hàng: Table à Delete à Rows
Xoá cột: Table à Delete à Columns
Xoá bảng: Table à Delete à Table
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 7/4/2011	Ngày dạy: 12/4/2011
Tuần: 32	Tiết: 62
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Giải quyết một số bài tập trong SGK.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài 4/68
GV: Yêu cầu Hs đọc đề bài
HS: Đọc bài
GV: Yêu cầu Hs làm BT vào trong vở
HS: Thực hiện
GV: Gọi Hs trả lời câu thứ nhất
HS: Bảng chọn gồm các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm. Hàng liệt kê các bảng chọn được gọi là thanh bảng chọn
GV: Gọi Hs khác nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Gọi Hs hoàn thành 2 câu còn lại
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Giải bài tập 5 
(SGK/68)
GV: Gọi Hs đọc yêu cầu BT5/68
HS: Đọc bài
GV: Cho Hs thời gian làm bài tập
HS: Suy nghĩ làm bài 
? Để mở văn bản đã được lưu trong máy em sử dụng nút lệnh nào
HS: Nút lệnh Open
? Để lưu văn bản trên máy tính em sử dụng nút lệnh nào
HS: Nút lệnh Save
? Để mở văn bản mới em sử dụng nút lệnh nào
HS: Nút lệnh New
Hoạt động 3: Giải bài tập 1 
(SGK/81)
GV: Gọi Hs đọc yêu cầu BT1/81
HS: Đọc bài
? Chức năng của phím Delete là gì
HS: Dùng để xoá kí tự đứng ngay sau con trỏ soạn thảo
? Chức năng của phím Backspace là gì
HS: Dùng để xoá kí tự đứng ngay trước con trỏ soạn thảo
? Theo em, sự giống nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace là gì 
HS: Đều dùng để xoá kí tự
? Vậy chức năng của 2 phím này có gì khác nhau
HS: Phím Delete dùng để xoá kí tự đứng ngay sau con trỏ soạn thảo
 Phím Backspace dùng để xoá kí tự đứng ngay trước con trỏ soạn thảo
GV: Gọi Hs khác nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Yêu cầu Hs hoàn thành bài tập vào vở
Hoạt động 4: Giải bài tập 4
(SGK/81)
GV: Gọi Hs đọc yêu cầu BT1/81
HS: Đọc bài
GV: Cho Hs quan sát bảng các nút lệnh trên máy (Gv soạn bằng Power Point)
HS: Quan sát
Nút lệnh
Tn
Sử dụng để
New
Open
Save
Print
Cut
Copy
Paste
Undo
Redo
? Em hãy cho biết ý nghĩa của 3 nút lệnh đầu tiên
HS: 
Nút lệnh New: Tạo một văn bản mới
Nút lệnh Open: Mở một file văn bản đă có trên đĩa
Nút lệnh Save: Lưu văn bản
? Em hãy cho biết ý nghĩa của 3 nút lệnh tiếp theo trong bảng
HS: 
Nút lệnh Print: In văn bản
Nút lệnh Cut: Di chuyển khối 
Nút lệnh Copy: Sao chép khối
? Em hãy cho biết ý nghĩa của 3 nút lệnh cuối cùng trong bảng
HS: 
Nút lệnh Paste: Đưa khối tới vị trí mới
Nút lệnh Undo: Xóa bỏ lệnh vừa thực hiện
Nút lệnh Redo: Lặp lại lệnh vừa thực hiện
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Về nhà học bài và chuẩn bị bài thực hành 9.
Bài tập
Bài tập 4/68: Điền từ đúng vào các vùng trống trong các câu sau:
* Bảng chọn gồm các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm. Hàng liệt kê các bảng chọn được gọi là thanh bảng chọn
* Thanh công cụ gồm các nút lệnh thường dùng nhất
* Nút lệnh giúp truy cập nhanh tới các lệnh có trong bảng chọn
Bài tập 5/68:
* Để mở văn bản đã được lưu trong máy em sử dụng nút lệnh Open
* Để lưu văn bản trên máy tính em sử dụng nút lệnh Save
* Để mở văn bản mới em sử dụng nút lệnh New
Bài tập 1/81:
* Giống nhau: Đều dùng để xoá kí tự
* Khác nhau: 
Phím Delete dùng để xoá kí tự đứng ngay sau con trỏ soạn thảo
 Phím Backspace dùng để xoá kí tự đứng ngay trước con trỏ soạn thảo
Bài tập 4/81:
Nút lệnh
Tn
Sử dụng để
New
Tạo một văn bản mới
Open
Mở một file văn bản đă có trên đĩa
Save
Lưu văn bản
Print
In văn bản
Cut
Di chuyển khối 
Copy
Sao chép khối
Paste
Đưa khối tới vị trí mới
Undo
Xóa bỏ lệnh vừa thực hiện
Redo
Lặp lại lệnh vừa thực hiện
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiaoan6.doc