Giáo án Tin học - Khối 3 cả năm

Chương I : làm quen với máy tính

Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 1), (Dạy bù)

I. Mục tiêu:

1, Kiến thức:

- Nắm được công dụng của máy tính: Giúp em học bài, liên lạc với bạn bè.

 - Nêu được cấu tạo và tác dụng của 4 bộ phận: Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.

2, Kỹ năng:

- Phân biệt thành thạo 4 bộ phận của máy tính.

3, Thái độ:

- Làm việc nghiêm túc với máy tính.

- Yêu thích môn học.

 

doc203 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học - Khối 3 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài tập 1
* Mục tiêu:
- Gõ các chữ có dấu: Sắc, hỏi, huyền, nặng.
* Cách tiến hành:
B1: Đọc bài thực hành 1 trang 891
- Yêu cầu học sinh đọc đầu bài
B2: Tìm hiểu đề bài
- Bài yêu cầu gì?
- Trong các câu ca dao có những dấu nào?
B3: Thực hành
- GV cho học sinh khởi động phần mềm soạn thảo.
- Cho học sinh thực hành theo nhóm cố định.
* Kết luận:
- Gõ chữ có dấu phải tuân theo đúng quy tắc gõ chữ có dấu.
Hoạt động 2: Bài tập 2
* Mục tiêu:
- Học sinh kết hợp quy tắc gõ chữ và dấu thành thạo.
* Cách tiến hành:
B1: Đọc bài tập 2 trang 92
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập
B2: Tìm hiểu bài
- Bài yêu cầu gì?
- Trong bài thơ có những dấu gì?
B3 Thực hành
- Cho học sinh thực hành gõ đoạn thơ theo mẫu.
- GV đi quan sát, sửa sai
* Kết luận:
- Gõ dấu trong văn bản là một việc rất quan trọng.
3. Kết luận (5p)
- Trò chơi: Ai là người thắng cuộc.
Cho học sinh chia thành 3 đội. Mỗi đội cử ra 1 người lên bảng viết theo thứ tự các chữ có dấu: Chị ngã em nâng, môi hở răng lạnh.
-Nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Tắt máy (Kiểm tra máy trước khi tắt)
- Trò chơi truyền tặng quà.
- 1 học sinh trả lời : Gõ dấu theo kiểu Telẽ thông dụng hơn so với kiểu Vni.
- 1 HS khác nhận xét.
- 2 em đọc dầu bài
- Bài yêu cầu gõ đoạn văn trong bài ‘Chiều trên sông Hương’
- Trong các câu ca dao có chứa các dấu : Huyền, sắc, nặng, hỏi.
- Khởi động phần mềm.
- Thực hành theo yêu cầu.
- 2 em đọc
- Bài yêu cầu chúng ta gõ đoạn thơ trong bài thơ Đồng quê.
- Trong bài thơ có những dấu: Huyền, sắc, nặng, hỏi, nặng, ngã.
- Thực hành theo nhóm cố định
- 3 đội chơi
- Tắt máy và ra khỏi phòng học.
Tuần : 26	 Ngày soạn :2/2/2010
 Ngày dạy :4/3/ 2010
Bài 1: Học toán với phần mềm 
cùng học toán 3 (tiết 3)
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết cách làm một bài toán, sử dụng trợ giúp, sửa một bài toán cho đúng.
2/Kỹ Năng:
 - Tính toán chính xác.
3/ Thái độ: 
- Học tập và làm việc với máy tính nghiêm túc.
	- Yêu thích môn học.
II/Đồ dùng
GV: Giáo án, phần mềm .
HS: Sách giáo khoa, vở ghi bài
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài (5p)
- Khởi động
- Kiểm tra bài cũ
Lợi ích của phần mềm học toán 3 là gì ?
- GV nhận xét - đánh giá
- Giới thiệu kiến thức mới:
Ghi đầu bài : Học toán với phần mềm cùng học toán 3.
2. Phát triển bài (25p)
Hoạt động 1: Một số nút lệnh.
* Mục tiêu:
- Học sinh biết sử dụng một số nút lệnh.
* Cách tiến hành:
B1: Khởi động phần mềm
- GV cho học sinh khởi động phần mềm
- Mỏ một bài toán nhân số có 4 chữ số với một số có 1 chữ số.
B2: Quan sắt phần mềm
- Học sinh cho học sinh quan sát một bài toán phép nhân.
B3: Thảo luận nhóm 4
- Gv cho học sinh chia nhóm 4
- Thảo luận nhóm 4: Một bài toán có những nút lệnh nào?
* Kết luận:
Khi sử dụng trợ giúp, điểm của bạn sẽ bị trừ đi.
Hoạt động 2: Thoát khỏi phần mềm
* Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thoát khỏi phần mềm.
* Cách tiến hành:
B1: Quan sát phần mềm
- Yêu cầu học sinh mở một dạng toán .
B2: Làm việc theo cặp
- Thảo luận theo cặp: làm thế nào để thoát khỏi phần mềm.
* Kết luận:
Khi không sử dụng phần mềm chúng ta cần thoát khỏi phần mềm.
3. Kết luận (5p)
- Trò chơi: Người thắng cuộc
GV chia lóp thành 2 đội. Yêu cầu đại diện 2 đội làm 1 phép toán: 3560 x 5. Đội nào nhanh hơn, đúng hơn đội đó dành chiến thắng.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Tắt máy (Kiểm tra máy trước khi tắt)
- Trò chơi Chiếc hộp kỳ diệu.
- 1 học sinh trả lời : 
Lợi ích của phần mềm học toán 3 giúp chúng ta vừa học, vừa chơi, lại được luyện tạp các dạng toán cơ bản.
- 1 HS khác nhận xét.
- Làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh quan sát trên màn hình.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo
Một bài toán có những nút lệnh : Trợ giúp, kiểm tra kết quả, làm lại, tiếp tục.
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận theo cặp
- Đại diện nhóm báo cáo
Để thoát khỏi phần mềm chúng ta nhấn chuột vào nút 
- 2 đội chơi:
 3560
 x
 5
 17800
- Tắt máy và ra khỏi phòng học.
Tuần : 27	 Ngày soạn :7/3/2010
 Ngày dạy :9/3/ 2010
Bài 1: Học toán với phần mềm 
cùng học toán 3 (tiết 4)
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết cách sử dụng nút lệnh đọc số để nghe cách đọc số. sử dụng nút viết số để hiển thị cách đọc số bằng chữ tại ô đọc số.
- Nêu được cách thoát khỏi phần mềm.
2/Kỹ Năng:
 - Tính toán chính xác.
3/ Thái độ: 
- Học tập và làm việc với máy tính nghiêm túc.
	- Yêu thích môn học.
II/Đồ dùng
GV: Giáo án, phần mềm .
HS: Sách giáo khoa, vở ghi bài
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài (5p)
- Khởi động
- Kiểm tra bài cũ
Lợi ích của phần mềm học toán 3 là gì ?
- GV nhận xét - đánh giá
- Giới thiệu kiến thức mới:
Ghi đầu bài : Học toán với phần mềm cùng học toán 3.
2. Phát triển bài (25p)
Hoạt động 1: Đọc số và viết số
* Mục tiêu:
- Học sinh biết sử dụng nút lệnh đọc số và viết số trên phần mềm.
* Cách tiến hành:
B1: Khởi động phần mềm
- GV cho học sinh khởi động phần mềm
- Mỏ một bài toán điền chữ bất kỳ.
B2: Quan sát phần mềm.
- Học sinh cho học sinh quan sát các nút lệnh trong bài toán điền số.
B3: Làm việc cá nhân
- Bên cạnh các nút lệnh đã học, các em còn thấy có thêm nút lệnh nào?
B4: Thảo luận nhóm
- GV cho học sinh chia nhóm theo biểu tượng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
Tác dụng của nút đọc số và nút viết số là thế nào?
* Kết luận:
Cũng giống như khi chúng ta sử dụng nút trợ giúp, nếu sử dụng nút viết số chúng ta sẽ bị trừ điểm.
Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu:
- Học sinh khởi động phần mềm thành thạo.
- Biết cách chọn các dạng toán.
* Cách tiến hành:
B1: Khỏi động phần mềm
- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm.
B2: Thực hành
- GV cho các nhóm cố định thực hành theo yêu cầu: Khởi động và tháot khỏi phần mềm thành thạo. Thử chọn các dạng bài tập.
- GV đI quan sát, giúp đỡ.
* Kết luận:
- Khi sử dụng phần mềm này để học toán chúng ta cần kết hợp nhịp nhàng giữa thao tác trên máy và cách tính toán bằng bộ não của mình.
3. Kết luận (5p)
- Trò chơi: Người thắng cuộc
GV chia lóp thành 2 đội. Yêu cầu đại diện 2 đội làm 1 phép toán: 
 467 : 5
Đội nào nhanh hơn, đúng hơn đội đó dành chiến thắng.
- Nhận xét kết quả của 2 đội.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Tắt máy (Kiểm tra máy trước khi tắt)
- Trò chơi Chiếc hộp kỳ diệu.
- 1 học sinh trả lời : 
Lợi ích của phần mềm học toán 3 giúp chúng ta vừa học, vừa chơi, lại được luyện tạp các dạng toán cơ bản.
- 1 HS khác nhận xét.
- Làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh quan sát trên màn hình.
- Học sinh trả lời : Bên cạnh các nút lệnh đã học, em còn thấy có thêm nút lệnh đọc số và nút lệnh viết số.
- Chia nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
+ Nút đọc số: Để nghe cách đọc số từ máy tính.
+ Nút viết số: Để hiển thị cách đọc số bằng ô chữ tại ô đọc số.
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- 2 đội chơi:
 467 5	
 45 93
 17
 2
- HS chú ý.
- Tắt máy và ra khỏi phòng học.
Tuần : 27	 Ngày soạn :9/3/2010
 Ngày dạy :11/3/ 2010
Bài 1: Học toán với phần mềm 
cùng học toán 3 (tiết 5)
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
- Học sinh được thực hành các dạng toán đã được học.
- Nắm được cách sử dụng các nút lệnh.
2/Kỹ Năng:
 - Tính toán nhanh, chính xác. Sử dụng thành thạo phần mềm.
3/ Thái độ: 
- Học tập và làm việc với máy tính nghiêm túc.
	- Yêu thích môn học.
II/Đồ dùng
GV: Giáo án, phần mềm .
HS: Sách giáo khoa, vở ghi bài
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài (5p)
- Khởi động
- Kiểm tra bài cũ
Khi sử dụng các nút lệnh trợ giúp, nút đọc thì điểm của chúng ta sẽ như thế nào ?
- GV nhận xét - đánh giá
- Giới thiệu kiến thức mới:
Ghi đầu bài : Học toán với phần mềm cùng học toán 3.
2. Phát triển bài (25p)
Hoạt động 1: Chọn dạng toán
* Mục tiêu:
- Học sinh biết cách chọn các dạng toán để luyện tập.
* Cách tiến hành:
B1: Khởi động phần mềm
- GV cho học sinh khởi động phần mềm
- Mỏ một bài toán điền chữ bất kỳ.
B2: Thảo luận nhóm 
- GV cho học sinh chia nhóm 4.
- Thảo luận nhóm 4:
Khi làm toán, để chọn dạng toán chúng ta cần làm gì?
B3: Thực hành
- GV cho học sinh thực hành dạng toán vừa học trong chương trình thời khóa biểu.
- GV đi quan sát, giúp đỡ.
* Kết luận:
Học toán bằng phần mềm này giúp các em tạo được hứng thú.
Hoạt động 2: Sử dụng nút lệnh
* Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng các nút lệnh thành thạo.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân
- Trong một bài toán có các nút lệnh nào?
B2: Thực hành
- GV yêu cầu học sinh mở một dạng toán mới học trong chương trình.
- Y/c thực hành sử dụng các nút lệnh trong bài toán ấy.
- GV đi quan sát, giúp đỡ.
* Kết luận:
ĐôI khi nếu không làm được bài toán đó chúng ta sẽ cần đến nút trợ giúp.
3. Kết luận (5p)
- Trò chơi: Nhà toán học trẻ tuổi.
GV chia lóp thành 2 đội. Yêu cầu đại diện 2 đội làm 1 bài tập 
 12345 : 5
Đội nào nhanh hơn, đúng hơn đội đó dành chiến thắng.
- Nhận xét kết quả của 2 đội.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Tắt máy (Kiểm tra máy trước khi tắt)
- Trò chơi truyền tin - hát.
- 1 học sinh trả lời : 
Khi sử dụng các nút lệnh trợ giúp, nút đọc thì điểm của chúng ta sẽ bị trừ đi.
- 1 HS khác nhận xét.
- Làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Chia nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
Để chọn dạng toán chúng ta cần xem chương trình toán 3 đã học đến đâu, sau đó chọn dạng toán đã học để thực hành. Để chọn dạng toán chúng ta nháy đúp chuột vào dạng toán đó.
- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- 1 học sinh trả lời.
Trong một bài toán có nút lệnh: Thoát, làm lại, kiểm tra kết quả, trợ giúp, viết số, đọc số và nút làm tiếp.
- Làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- 2 đội chơi:
 12345 5	
 23 2469
 34 
 45 
 0
- HS chú ý.
- Tắt máy và ra khỏi phòng học.

File đính kèm:

  • docLop 3.doc
Bài giảng liên quan