Giáo án Tin học lớp 3 Bài 2: Chữ hoa
BÀI 2: CHỮ HOA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách sử dụng phím Shift, phím Caps Lock khi gõ chữ hoa.
- Học sinh biết cách sử dụng phím xóa Backspace, phím Delete khi gõ sai và kết hợp với các phím mũi tên để sữa những chỗ gõ sai.
- Học sinh biết cách khôi phục lại khi xóa nhằm bằng nút lệnh Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo văn bản word.
- Học sinh biết gõ chữ hoa không dấu.
Tuần: Ngàygiảng:... Tiết:. BÀI 2: CHỮ HOA (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách sử dụng phím Shift, phím Caps Lock khi gõ chữ hoa. - Học sinh biết cách sử dụng phím xóa Backspace, phím Delete khi gõ sai và kết hợp với các phím mũi tên để sữa những chỗ gõ sai. - Học sinh biết cách khôi phục lại khi xóa nhằm bằng nút lệnh Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo văn bản word. - Học sinh biết gõ chữ hoa không dấu. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học hơn. - Rèn tính cẩn thận, phát triển tư duy. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy. - Học sinh: đủ dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 5ph 1ph 5ph 8ph 15ph 3ph 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại các phím có vai trò đặc biệt trong soạn thảo. - Có mấy cách di chuyển chuột. 2. Bài mới: Hôm nay, các em sẽ làm quen với một số phím có vai trò đặc biệt trong soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: * Hỏi học sinh: - Có thường viết chữ hoa không? - Thường viết trong những trường hợp nào? - Cách viết hoa trên máy vi tính? - Quy tắc viết hoa của danh từ riêng. - Lúc em gõ các phím trên bàn phím thì kết quả em sẽ được chữ gì? b. Hoạt động 2: * Giới thiệu phím Caps Lock: Caps Lock là một đèn nhỏ nằm ở phía trên bên phải bàn phím. Khi em nhấn vào phím Caps Lock trên bàn phím thì đèn này sẽ bật. Lúc đó tất cả các kí tự trên bàn phím em gõ được sẽ là chữ hoa. Nhấn phím Caps Lock lại một lần nữa để bỏ viết hoa. * Giới thiệu phím Shift. - Cũng giống như phím Caps Lock, phím Shift có rất nhiều chức năng. Một trong những chức năng là dùng để viết hoa. - Để viết hoa bằng phím Shift, ta phải bấm đồng thời 2 phím: phím Shift + phím cần viết hoa. - Ví dụ: Để có chữ A, ta ấn phím Shift với chữ a? - Để có chữ B, C, D E ta viết như thế nào? * Chú ý: Mỗi lần sử dụng phím Shift ta chỉ viết được duy nhất một kí tự hoa mà thôi. c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành. - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt lại bài. - Chú ý: Thao tác viết hoa. - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào. 5.Nhận Xét. ......................................................................... ......................................................................... ......................................................................... - Trả lời. - 2 cách: dùng 4 phím mũi tên hoặc dùng chuột. - Lắng nghe. - Có. - Tên bài học, danh từ riêng. - Thảo luận – trả lời. - Viết hoa chữ đầu. - Chữ thường. - Thực hành heo bài tập mẫu. - Lắng nghe - Phím Shift + A, B, C, D, E - Học sinh thực hành. - Lắng nghe. * RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: Ngàygiảng:... Tiết:. BÀI 2: CHỮ HOA (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách sử dụng phím Shift, phím Caps Lock khi gõ chữ hoa. - Học sinh biết cách sử dụng phím xóa Backspace, phím Delete khi gõ sai và kết hợp với các phím mũi tên để sữa những chỗ gõ sai. - Học sinh biết cách khôi phục lại khi xóa nhằm bằng nút lệnh Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo văn bản word. - Học sinh biết gõ chữ hoa không dấu. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học hơn. - Rèn tính cẩn thận, phát triển tư duy. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy. - Học sinh: đủ dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 6ph 1ph 6ph 6ph 15ph 3ph 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại các phím có vai trò đặc biệt để viết hoa. - Nêu điểm giống nhau và khác nhau của phím Caps Lock và phím Shift. - Nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới: Hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm quen với một số phím có vai trò đặc biệt trong soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: * Yêu cầu học sinh: - Gõ phím “hai chấm, dấu nháy kép" từ bàn phím. - Thế thì khi gõ phím dấu hai chấm, ta sẽ được dấu gì? - Thế thì khi gõ phím dấu nháy kép, ta sẽ được dấu gì? - Vậy làm thế nào để ta gõ được các phím đó. Trên bàn phím có nhiều phím có 2 kí tự. Nếu ta gõ bình thường thì kí tự phía dưới sẽ được hiển thị trên mà hình. Nếu ta kết hợp phím Shift với phím có 2 kí tự thì kí tự phía trên sẽ được hiển thị trên màn hình. Ví dụ: - Không giữ phím Shift, gõ phím trên bàn phím, ta sẽ được dấu “=”. - Nhấn giữ phím Shift, gõ phím trên bàn phím, ta sẽ được dấu “+”. b. Hoạt động 2: - Khi ta đang soạn thảo văn bản, bỗng dưng có một hoặc nhiều chỗ sai lỗi chính tả thì ta phải làm sao? - Vậy phải sửa bằng cách nào? - Thầy sẽ giới thiệu cho các em 2 phím có chức năng sửa đó là phím Backspace và phím Delete. Yêu cầu học sinh tìm 2 phím đó trên bàn phím. + Phím Backspace dùng để xóa chữ bên trái con trỏ soạn thảo. + Phím Delete dùng để xóa chữ bên phải con trỏ soạn thảo. * Ví dụ: Có từ “Ban mai” nhưng gõ nhằm thành “Bon mai”. Ta sửa như sau: - Nếu con trỏ soạn thảo nằm trước chữ “n” thì khi nhấn phím Backspace kí tự nào sẽ mất ? - Nếu con trỏ soạn thảo nằm trước chữ “n” thì khi nhấn phím Delete kí tự nào sẽ mất ? * Chú ý: Nếu xóa nhằm một chữ, hãy nháy chuột vào nút lệnh Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z, chữ bị xóa sẽ hiện lại trên màn hình. c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành. - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt lại bài. - Chú ý: Thao tác viết hoa. - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào. 5.Nhận Xét. ......................................................................... ......................................................................... ......................................................................... - Trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Không được. - Dấu chấm phẩy (;). - Dấu nháy đơn (‘). - Thảo luận – trả lời. - Nhắc lại kết quả. - Dấu “=” - Dấu “+” - Phải sửa lại. - Tìm 2 phím và nêu vị trí của 2 phím đó trên bàn phím. - Chữ “o” - Chữ “n” - Học sinh thực hành. * RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tuan26.doc