Giáo án Tin học lớp 3 Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng

BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách gõ các từ có dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã.

- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.

- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và phần mềm Unikey.

 3. Thái độ:

- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 3 Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: Ngàygiảng:...
Tiết:. 
BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách gõ các từ có dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã.
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và phần mềm Unikey.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5ph
2ph
7ph
20ph
3ph
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
 - Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
 - Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới:
 Ngoài các chữ cái đặc trưng của tiếng Việt là ă, â, ê, ô, ơ, ư và đ đã học ở những tiết trước, ta vẫn còn các từ có mang dấu như: cộng, hoà, cá,... cũng phải dùng phần mềm gõ chữ Việt. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em cách gõ các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh: 
 - Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.
 - Gọi học sinh liệt kê vài từ khác của tiếng Việt có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.
b. Hoạt động 2:
* Gõ các dấu “ sắc, huyền, nặng”
 Muốn gõ các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng, em gõ theo quy tắc sau: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau” có nghĩa là: gõ hết các chữ trong từ và gõ dấu ở cuối mỗi từ.
 Để có dấu Em gõ số
 Sắc (/) 1
 Huyền (\) 2
 Nặng (.) 5 
Ví dụ: 
Em gõ Kết quả
Hoc5 bai2 Học bài
Lan2 gio1 mat1 làn gió mát
Va6ng2 tra8ng Vầng trăng
- Gọi học sinh lên bảng viết kết quả những từ đã liệt kê trước đó.
* Gọi học sinh lên bảng viết các từ sau: 
 - Nắng chiều Na8ng3 chie6u2
 - Đàn cò trắng D9an2 co2 tra8ng1
 - Tiếng trống trường Tie6ng1 tro61ng tru7o7ng2
 - Chú bộ đội Chu1 bo65 d9o6i5
 - Chị em cấy lúa Chi5 em cay61 lua1
 - Em có áo mới Em co1 ao1 mo7i1
 - Chị Hằng Chi5 Ha8ng2
 - Học bài Hoc5 bai2
 - Mặt trời Ma8t5 tro7i2
 - Bác thợ điện Bac1 tho75 d9ie6n5
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại cách bỏ dấu sắc, huyền, nặng.
 - Xem lại các bài đã học về viết hoa, xóa từ, cách gõ dấu đã được học để chuẩn bị thực hành ở tiết tới.
 - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
5.Nhận Xét.
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
- Là phần mềm Word.
- Nhắp 2 lần chuột lên biều tượng của Word trên màn hình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh không tìm thấy.
- Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê.
- Ghi vở.
- Xem – ghi ví dụ. 
- 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con.
- Ghi vở.
- Thực hành viết – viết vào vở.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Ngàygiảng:...
Tiết:. 
BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.
- Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.
- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5ph
1ph
8ph
20ph
3ph
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Bố trí vị trí thực hành.
 - GV phân công vị trí thực hành cho từng học sinh và yêu cầu các em ngồi đúng vị trí thực hành. 
2. Bài mới:
 Để đánh giá khả năng tiếp thu bài của các em trong quá trình học tập, hôm nay chúng ta sẽ có một buổi ôn tập thực hành về các dấu mà chúng ta đã học, cách viết hoa, sữa lỗi khi viết sai từ.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh: 
 - Nhắc lại các phím dùng để viết hoa.
 - Nhắc lại các phím xóa.
 - Nhắc lại các chữ có dấu và các dấu đã được học.
b. Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn thực hành:
 - Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành.
 - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại cách bỏ các dấu đã học.
 - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
5.Nhận Xét.
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
- Ngồi đúng vị trí do giáo viên chỉ định.
- Lắng nghe.
- Caps Lock, Shift.
- Backspace, Delete.
- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ, dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng. 
- Thực hành.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan28.doc
Bài giảng liên quan