Giáo án Tin học lớp 3 Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã

BÀI 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách gõ các từ có dấu hỏi, dấu ngã.

- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.

- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và phần mềm Unikey.

 3. Thái độ:

- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 3 Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: Ngàygiảng:...
Tiết:. 
BÀI 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách gõ các từ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và phần mềm Unikey.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5ph
2ph
7ph
20ph
3ph
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
 - Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
 - Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới:
 Ngoài các chữ cái đặc trưng của tiếng Việt là ă, â, ê, ô, ơ, ư đ và dấu sắc, huyền, nặng đã học ở những tiết trước, ta vẫn còn các từ có mang dấu như: xã, chủ,... cũng phải dùng phần mềm gõ chữ Việt. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em cách gõ các chữ có mang dấu hõi và dấu ngã.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh: 
 - Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ có mang dấu hỏi và dấu ngã.
 - Gọi học sinh liệt kê vài từ khác của tiếng Việt có dấu hỏi, dấu ngã.
b. Hoạt động 2:
* Gõ dấu hỏi, dấu ngã:
 Muốn gõ các chữ có mang dấu hỏi, dấu ngã em gõ theo quy tắc sau: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau” có nghĩa là: gõ hết các chữ trong từ và gõ dấu ở cuối mỗi từ.
 Để có dấu Em gõ số
 Hỏi 3
 Ngã 4
Ví dụ: 
Em gõ Kết quả
Qua3 vai3 Quả vải
Dung4 cam3 Dũng cảm
 Tho63 ca6m3 Thổ cẩm
- Gọi học sinh lên bảng viết kết quả những từ đã liệt kê trước đó.
* Gọi học sinh lên bảng viết các từ sau: 
 - Thẳng thắn Tha8ng3 tha8n1
 - Anh dũng Anh dung4
 - Giải thưởng Giai3 thu7o7ng3
 - Ngẫm nghĩ Nga6m4 nghi4
 - Tuổi trẻ Tuo6i3 tre3
 - Cầu thủ Ca6u2 thu3
 - Trò chơi Tro2 cho7i
 - Sửa chữa Su7a3 chu7a4
 - Đẹp đẽ D9ep5 d9e4
 - Dã ngoại Da4 ngoai5
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại cách bỏ dấu hỏi, dấu ngã
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
5.Nhận Xét.
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
........................................................................
- Là phần mềm Word.
- Nhắp 2 lần chuột lên biều tượng của Word trên màn hình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh không tìm thấy.
- Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê.
- Ghi vở.
- Xem – ghi ví dụ. 
- 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con.
- Ghi vở.
- Thực hành viết – viết vào vở.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Ngàygiảng:...
Tiết:. 
BÀI 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã..
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.
- Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.
- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5ph
1ph
8ph
20ph
3ph
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Bố trí vị trí thực hành.
 - GV phân công vị trí thực hành cho từng học sinh và yêu cầu các em ngồi đúng vị trí thực hành. 
2. Bài mới:
 Để đánh giá khả năng tiếp thu bài của các em trong quá trình học tập, hôm nay chúng ta sẽ có một buổi ôn tập thực hành về các dấu mà chúng ta đã học, cách viết hoa, sữa lỗi khi viết sai từ.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu học sinh: 
 - Nhắc lại các phím dùng để viết hoa.
 - Nhắc lại các phím xóa.
 - Nhắc lại các chữ có dấu và các dấu đã được học.
b. Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn thực hành:
 - Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành.
 - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại cách bỏ các dấu đã học.
 - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
5.Nhận Xét.
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
........................................................................
- Ngồi đúng vị trí do giáo viên chỉ định.
- Lắng nghe.
- Caps Lock, Shift.
- Backspace, Delete.
- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ, dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã. 
- Thực hành.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM:
TH1: Gõ đoạn văn sau:
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì. Sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cưởi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đấn Ba Bể sẽ làm được thơ.” Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.
TH2: Gõ đoạn văn sau:
Rừng cây trong nắng
Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang vọng mãi lên trời cao xanh thẳm.
(Trích “Rừng cây trong nắng”, Tiếng Việt 3, tập hai, trang 141)
TH3: Gõ bài thơ sau:
Thợ Rèn
Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn
Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám giờ chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn
Làm thợ rèn mùa hè có nực
Quai một trận, nước tu ừng ực
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi 
Cũng có khi thấy thở qua tai.
Làm thợ rèn vui như diễn kịch
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau
Nên nụ cười nào có tắt đâu.
KHÁNH NGUYÊN

File đính kèm:

  • docTuan29.doc
Bài giảng liên quan