Giáo án Tin học lớp 4 tuần 1, 2, 3

Chương I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

I. Mục đích yêu cầu.

- Học sinh biết được máy tính là công cụ giúp con người xử lý thông tin, nắm ba dạng thông tin cơ bản.

- Nắm được tác dụng của máy tính trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết các bộ phận cơ bản của máy tính.

II. Chuẩn bị.

- Giáo viên: Giáo án, máy tính, tranh ảnh chứa các thông ở các dạng khác nhau.

- Học sinh: Vở bút ghi bài, sách giáo khoa.

 

doc11 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 4 tuần 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n văn bản, in ấn, nghe nhạc, chép nhac vào điện thoại, dạy học, ..
- Có 3 dạng thông tin cơ bản là: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
- Phân biệt:
+ Văn bản: chữ viết trong sách giáo khoa.
+ Âm thanh: tiếng trống trường, tiếng còi xe.
+ Hình ảnh: ảnh Bác Hồ, hình 1 sgk tin học quyển 2.
- Học tập, giải trí, liên lạc 
- Trả lời.
- Máy tính thường có màn hình, thân máy, bàn phím và chuột.
- Hiện kết quả hoạt động của máy tính như hình ảnh, kết quả tính toán, ..
- Là bộ não của máy tinh, điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
- Chuột giúp điều khiển máy tính, bàn phím giúp gởi tín hiệu vào máy tính.
- Thân máy là quan trọng nhất vì nó điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
1. Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục và giao tiếp thân thiện với con người.
2. Máy tính giúp con người xử lí và lưu trữ thông tin. Các dạng thông tin cơ bản gồm văn bản, âm thanh và hình ảnh.
3. Máy tính có mặt ở mọi nơi và giúp con người trong nhiều việc như làm việc, học tập, giải trí, liên lạc.
4. Một máy tính thường có màn hình, thân máy, bàn phím và chuột.
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn hoc sinh làm bài tập (20 phút)
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Gợi ý, gọi hs trả lời và nhận xét.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Gợi ý, gọi hs trả lời và nhận xét.
- 1 hs đọc, cả lớp trật tự lắng nghe.
- Tivi, quạt gió, đầu đĩa, đèn, nồi cơm điện, máy vi tính, máy giặt, 
- 1 hs đọc, cả lớp trật tự lắng nghe.
- Quạt gió, đèn.
- Bài tập 1:
Bài tập 2:
Hoạt dộng 3: Củng cố, dặn dò (15 phút)
- Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
- Có mấy dạng thông tin cơ bản?
- Máy tính có thể giúp em làm những việc gì?
- Máy tính thường có những bộ phận qua trọng nào?
- Về nhà học bài cũ.
- Làm bài tập 3 sgk trang 4.
Củng cố:
Dặn dò:
Tuần 02 Ngày dạy:.../..../......
Tiết 03+04
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Học sinh biết một số thông tin về chiếc máy tính điện tử đầu tiên.
- Học sinh biết một số thông tin về các loại máy tính hiện nay và biết cách so sánh hai loại máy tính này.
- Biết đặc điểm chung của các loại máy tính đó là khả năng thực hiện tự động các chương trình.
- Nắm khái niệm “chương trình”.
2. Kỹ năng:
- Nhận dạng các loại máy tính: máy tính để bàn, máy tính xách tay.
3. Thái độ:
- Nhận thứ ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay.
II. PHƯƠNG PHÁP-PHƯƠNG TIỆN.
1. Phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình, trực quan, diễn giảng.
2. Phương tiện:
- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh về chiếc máy tính điện tử đầu tiên và một số loại máy tính hiện nay.
- Học sinh: Vở bút ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (2phút).
- Ổn định trật tự.
- Báo cáo sỉ số.
2. Bài cũ: (5 phút).
Câu 1: Em hãy nêu các bộ phận chính của một máy tính để bàn?
Câu 2: Em hãy nêu các dạng thông tin cơ bản, lấy ví dụ?
3. Bài mới:.
Ở lớp 3 các em đã được làm quen với chiếc máy tính. Hiện nay có rất nhiều loại máy tính khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Chiếc máy tính đầu tiên ra đời từ rất lâu và chúng có đặc điểm như thế nào? Vì sao con người có thể sử dụng máy tính để làm được nhiều việc? Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu máy tính xưa và nay (25 phút)
- Gọi một hs đọc đoạn đầu tiên của phần 1 trang 5.
- Máy tính điện tử ra đời năm nào?
Kích thước bao nhiêu? Nặng bao nhiêu?
- Cho học sinh quan sát ảnh chiếc máy tính đầu tiên.
- Máy tính hiện nay có kích thước như thế nào? Nặng bao nhiêu?
- Ngày nay, ngoài máy tính để bàn, em còn có thể thấy nhiều oại máy tính khác nhau với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau hư máy tính trợ giúp cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi, 
- Gọi một hs đọc bài tập 1 sgk trang 6.
- Hướng dẫn hs cách tính:
+ a. Lấy trọng lượng máy tính đầu tiên chia cho trọng lượng máy tính ngày nay.
+ b. Lấy trọng lượng máy tính đầu tiên chia cho diện tích căn phòng (20 m2).
- Hãy kể tên các chương trình mà em biết.
- Em hãy nêu các ứng dụng của máy tính do các chương trình thực hiện?
- 1 hs đọc, các hs còn lại chú ý lắng nghe.
- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2
- Quan sát.
- Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc.
- Nghe GV hướng dẫn và tính.
- Hát nhạc, game (...), học toán, ...
- Hát nhạc, xem phim, học toán, vẽ, soạn văn bản, ...
1. Máy tính xưa và nay.
- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 .
 - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.
 - Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, rẻ hơn
* Chương trình máy tính.
- Máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
- Chương trình là những lệnh do con người viết ra để chỉ dẫn máy tính để thực hiện những công việc cụ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của máy tính dùng để làm gì? (20 phút)
- Em nào nhắc lại máy tính gồm có mấy bộ phận? kể tên.
- Nêu chức năng của chuột, bàn phím và màn hình?
- Khi em cần tính tổng của 2 số 12, 8 thì thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
- Theo em, trong 4 bộ phận trên thì bộ phận nào là quan trọng nhất?
- Phần thân máy cũng giống như bộ não con người, nó điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
- Có 4 bộ phận: mà hình, thân máy, chuột và bàn phím.
- Trả lời:
+ Màn hình hiển thị thông tin sau khi máy tính xử lí.
+ Thân máy: xử lí thông tin do con người đưa vào.
+ Chuột và bàn phím giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lí.
- Thông tin vào là 12+8, thông tin ra là 20.
- Phần thân máy.
2. Các bộ phận của máy tính dùng để làm gì?
- Màn hình hiển thị thông tin sau khi máy tính xử lí.
- Thân máy: xử lí thông tin do con người đưa vào.
- Chuột và bàn phím giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lí.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (15 phút)
- Thông tin vào là 15+21+9, thông tin ra là 45.
- Thông tin vào là tiếng chuông, (tiếng trống), thông tin ra là em chạy vào lớp.
- Gọi một hs đọc đề bài, gv hướng dẫn. 
- Gọi một hs đọc đề bài, gv hướng dẫn.
- Bài tập 4:
- Bài tập 6:
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3 phút)
-+ Máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm nào? Khối lượng?
+ Nhắc lại chức năng của từng bộ phận máy tính?
+ Về nhà học bài cũ.
+ Làm bài tập 6 sgk trang 8.
- Trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Củng cố: 
- Dặn dò:
Tuần 3 Ngày dạy:..../..../......
Tiết 05+06
Chương I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Biết được thông tin được lưu trên các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
- Biết được tầm quan trọng và cách sử dụng các thiết bị lưu trữ.
- Biết được một só thao tác trên các thiết bị lưu trữ.
2. Kĩ năng:
- Biết được lưu dữ liệu vào ổ cứng.
- Biết sử dụng có hiệu quả các thiết bị lưu trữ.
3. Thái độ:
- Sự say mê môn học, khám phá tìm tòi học hỏi.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy, tranh ảnh, đĩa CD, USB, ...
- Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (2’)
- Ổn định trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thông tin trên máy tính được lưu ở đâu?
- Để xem tệp và thư mục trong máy tính em phải làm gì?
3. Bài mới:
Khi làm việc với máy tính, chẳng hạn như vẽ một bức tranh hay soạn thảo một văn bản, em có thể lưu bài lại để mở ra xem hay chỉnh sửa lại. Vậy lưu kết quả làm việc đó như thế nào? Cách đặt tên ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ để thực tốt công việc này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu về đĩa cứng (10 phút)
- Yêu cầu hs nhắc lại cách mở và lưu chương trình soạn thảo văn bản. (gọi 2,3 hs trả lời)
- Các chương trình máy tính như soạn thảo văn bản, vẽ,  đều được lưu trên các thiết bị nhớ. Một số thiết bị nhớ thường dùng là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash.
- Thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng.
- Cho hs xem ảnh đĩa cứng.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
1. Đĩa cứng.
- Những chương trình và thông tin quan trọng được lưu trên đĩa cứng.
- Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất.
- Đĩa cứng được lắp đặt trong thân máy tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (15 phút)
- Ngoài đĩa cứng, thông tin còn được ghi trên đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (USB).
- Cho học sinh quan sát hình ảnh đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
- Hướng dẫn hs sử dụng đĩa CD, cho đĩa CD vào máy.
- Hướng dẫn hs sử dụng thiết bị nhớ flash.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Chú ý theo dõi.
2. Đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
- Thông tin còn được ghi trong đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (USB).
- Đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash có thể tháo ra hoặc lắp vào máy tính dễ dàng.
- Cần bảo quản đĩa mềm, điac CD không bị cong vênh, bị xước hay bám bụi. không để nơi ẩm ướt hay nóng quá.
Hoạt dộng 3: Hướng dẫn hoc sinh thực hành (35 phút)
- Ổ đĩa cứng được gắn trực tiếp trên thân máy.
- Đĩa mềm, đĩa CD, USB có thể tháo ra hoặc lắp vào máy tính dễ dàng.
- Tìm vị trí đĩa mềm, đĩa CD, khe cắm USB.
- Đưa đĩa CD vào ổ đĩa.
- Tháo đĩa CD ra khỏi máy.
- Cách cắm USB vào máy.
- Biểu tượng ổ đĩa, cách mở và các thao tác trên ổ đĩa.
- Quan sát, lắng nghe, và thực hiện theo.
- Nhận biết mặt trên, mặt dưới của đĩa CD.
- Quan sát thao tác để đưa một đĩa CD vào ổ đĩa, sự thay đổi của đen tín hiệu và thông báo trên màn hình. 
- Quan sát khe cắm và cách cắm USB vào máy.
- Quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu và thông báo trên màn hình.
- T1: Xác định vị trí của từng thiết bị.
- T2: Cách sử dụng đĩa CD và ổ đĩa CD.
-T3: Cách sử dụng thiết bị nhớ flash.
Hoạt dộng 4: Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Những thiết bị lưu trữ thường gặp là gì?
- Thiết bị lưu trữ nào quan trọng nhất?
- Về nhà học bài cũ.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra vào tuần sau.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Củng cố:
Dặn dò: 

File đính kèm:

  • docLop4 Tuan 1,2,3.doc
Bài giảng liên quan