GIáo án Tính chất của bảng cân đối kế toán

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 36

Số tiết: 01

Ngày tháng 02 năm 2008

TÊN BÀI HỌC: TÍNH CHẤT CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

A. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về tính chất của bảng cân đối kế toán và chứng minh tính cân đối của Bảng cân đối kế toán là tất yếu khách quan.

2. Yêu cầu:

- Học sinh cần nắm được tính chất của bảng cân đối kế toán, chứng minh được tính cân đối của Bảng cân đối kế toán và rút ra được nhận xét để từ đó vận dụng vào công tác hạch toán theo đúng chế độ.

B. Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học

- Giáo án lý thuyết

- Đề cương chi tiết bài giảng

- Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán

- Sổ tay giáo viên

- Máy vi tính

- Tài liệu photocopy

C. Tiến trình lên lớp

I. Ổn định lớp: (1 phút)

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tính chất của bảng cân đối kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 36
Số tiết: 01 
Ngày tháng 02 năm 2008
TÊN BÀI HỌC: TÍNH CHẤT CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
A. Mục đích, yêu cầu 
1. Mục đích: 
Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về tính chất của bảng cân đối kế toán và chứng minh tính cân đối của Bảng cân đối kế toán là tất yếu khách quan.
2. Yêu cầu: 
- Học sinh cần nắm được tính chất của bảng cân đối kế toán, chứng minh được tính cân đối của Bảng cân đối kế toán và rút ra được nhận xét để từ đó vận dụng vào công tác hạch toán theo đúng chế độ. 
B. Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học
- Giáo án lý thuyết
- Đề cương chi tiết bài giảng
- Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán
- Sổ tay giáo viên
- Máy vi tính
- Tài liệu photocopy
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sỹ số lớp học
II. Kiểm tra bài cũ (3 - 4 phút)
- Dự kiến học sinh kiểm tra:
Họ và tên học sinh
Điểm
Ghi chú
Câu hỏi kiểm tra:
Trình bày khái niệm Bảng cân đối kế toán? nội dung, kết cấu của bảng cân đối kế toán?
Khái niệm: Bảng CĐKT là một BCKTTC phản ánh tổng quát giá trị tài sản của đơn vị theo các loại vốn kinh doanh và theo nguồn hình thành vốn kính doanh tại một thời điểm nhất định
Nội dung và kết cấu: Gồm 2 phần để phản ánh riêng biệt các loại vốn và nguồn vốn kinh doanh. Có thể xây dựng kết cấu Bảng CĐKT theo 2 phần trên và dưới hay theo 2 phần trái và phải. Phần bên trái (Phần trên) phản ánh giá trị tài sản theo các loại tài sản gọi là phần tài sản. Phần bên phải (Phần dưới) phản ánh giá trị tài sản theo nguồn hình thành tài sản gọi là phần nguồn vốn. Ngoài ra Bảng CĐKT còn có thêm phần các chỉ tiêu ngoài bảng.
III. Giảng bài mới
- Đặt vấn đề vào bài mới: 1 phút
- Nội dung bài mới: 36-37 phút
Nội dung giảng dạy
Thời gian
(phút)
Phương pháp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phương tiện, đồ dùng dạy học
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
5
6
1. Tính chất của bảng cân đối kế toán
2. Chứng minh tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán.
a. Trường hợp 1
b. Trường hợp 2
c. Trường hợp 3
d. Trường hợp 4
Kết luận:
Bài tập:
2 - 3’
6-7’
6-7’
6-7’
6-7’
3-4’
7-8’
Nêu vấn đề, gợi mở, đối thoại
Nêu vấn đề, gợi mở, đối thoại
Nêu vấn đề, gợi mở, đối thoại
Nêu vấn đề, gợi mở, đối thoại
Nêu vấn đề, gợi mở, đối thoại
Diễn giải, phát vấn, đối thoại, nhận xét, kết luận
Diễn giải, phát vấn, đối thoại, nhận xét, kết luận.
Diễn giải, phát vấn, đối thoại, nhận xét, kết luận.
Diễn giải, phát vấn, đối thoại, nhận xét, kết luận.
Diễn giải, phát vấn, đối thoại, nhận xét, kết luận.
Quan sát, nghe hiểu, suy nghĩ trả lời câu hỏi, rút ra kết luận, ghi bài.
Quan sát, nghe hiểu, suy nghĩ trả lời câu hỏi, rút ra kết luận, ghi bài.
Quan sát, nghe hiểu, suy nghĩ trả lời câu hỏi, rút ra kết luận, ghi bài.
Quan sát, nghe hiểu, suy nghĩ trả lời câu hỏi, rút ra kết luận, ghi bài.
Quan sát, nghe hiểu, suy nghĩ trả lời câu hỏi, rút ra kết luận, ghi bài
Máy vi tính, máy chiếu, tài liệu Photôcopy. 
Máy vi tính, máy chiếu, tài liệu Photôcopy
Máy vi tính, máy chiếu, tài liệu Photôcopy
Máy vi tính, máy chiếu, tài liệu Photôcopy
Máy vi tính, máy chiếu, tài liệu Photôcopy
- Củng cố bài học: 1 phút.
IV: Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: 1 phút
D. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng
......
E. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Hữu Ba - NXB Tài chính - 2004
- Nguyên lý kế toán - Chủ biên: PGS.TS. Võ Văn Nhị - NXB Tài chính - 2005.
- Bài tập lý thuyết hạch toán kế toán.
- Luật Kế toán.
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thông qua bộ môn, khoa
Chữ ký giáo viên
Phạm Anh Ngọc
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
TÍNH CHẤT CÂN ĐỐI CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
	1. Tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán
- Tính chất quan trọng nhất của Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là tính cân đối: Tổng số tiền phần “TÀI SẢN” và tổng số tiền “NGUỒN VỐN” của bảng BCĐKT ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn bằng nhau.
Tổng số tiền phần tài sản = Tổng số tiền phần nguồn vốn.
- Tổng số tiền phần “TÀI SẢN” và tổng số tiền “NGUỒN VỐN” chính là 2 mặt biểu hiện khác nhau của giá trị tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm lập BCĐKT.
 2. Chứng minh tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc 1 trong 4 trường (TH) hợp sau:
TH1: Tài sản này tăng -Tài sản khác giảm
TH2: Nguồn vốn này tăng - Nguồn vốn khác giảm
TH3: Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
TH4: Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm
a.Trường hợp 1
Hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ảnh hưởng đến các loại tài sản.
Ví dụ: Trích bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/N của DN X như sau (ĐVT: 1.000đ):
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nguyên vật liệu
4. Công cụ, dụng cụ
5. Thành phẩm
6. Tài sản cố định hữu hình
30.000
700.000
500.000
70.000
100.000
4.000.000
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Phải trả khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Qũy đầu tư phát triển
500.000
200.000
50.000
4.600.000
50.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
5.400.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5.400.000
NV1. Ngày 05/01/N+1 Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 7.000.
Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi.
Bảng cân đối kế toán tại ngày 05/01/N+1
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nguyên vật liệu
4. Công cụ, dụng cụ
5. Thành phẩm
6. TSCĐ hữu hình
37.000
693.000
500.000
70.000
100.000
4.000.000
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Phải trả khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Qũy đầu tư phát triển
500.000
200.000
50.000
4.600.000
50.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
5.400.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5.400.000
Nhận xét: 
- Thay đổi các khoản mục tài sản: Tiền mặt tăng 7.000; TGNH giảm 7.000
- Thay đổi tỷ trọng Tiền mặt và TGNH trên BCĐKT
- Tổng tài sản =tổng nguồn vốn = 5.400.000
b.Trường hợp 2
Hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ảnh hưởng đến các loại nguồn vốn.
	Ví dụ: Sử dụng tài liệu ở ví dụ trên
	NV2. Ngày 10/01/N+1: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 100.000 
Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi.
Bảng cân đối kế toán ngày 10/01/N+1
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nguyên vật liệu
4. Công cụ, dụng cụ
5. Thành phẩm
6. TSCĐ hữu hình
37.000
693.000
500.000
70.000
100.000
4.000.000
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Phải trả khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Qũy đầu tư phát triển
600.000
100.000
50.000
4.600.000
50.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
5.400.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5.400.000
Nhận xét: 
- Thay đổi các khoản mục Nguồn vốn: Vay NH tăng 100.000; Phải trả người bán giảm 100.000
- Thay đổi tỷ trọng khoản Vay NH và Phải trả người bán trên BCĐKT
- Tổng tài sản = tổng nguồn vốn = 5.400.000
c. Trường hợp 3
Hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ảnh hưởng đồng thời đến tài sản và nguồn vốn làm cho tài sản tăng và nguồn vốn tăng. 
	Ví dụ: Sử dụng lại tài liệu ở ví dụ trên
	 3. Ngày 15/01/N+1 Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán trị giá 600.000 (ĐVT: 1.000đ)
Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi.
Bảng cân đối kế toán ngày 15/01/N+1
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nguyên vật liệu
4. Công cụ, dụng cụ
5. Thành phẩm
6. TSCĐ hữu hình
37.000
693.000
1.100.000
70.000
100.000
4.000.000
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Phải trả khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Qũy đầu tư phát triển
600.000
700.000
50.000
4.600.000
50.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
6.000.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
6.000.000
Nhận xét
- Phần tài sản: Nguyên vật liệu tăng 600.000; Phần nguồn vốn: Phải trả người bán tăng 600.000
- Thay đổi tỷ trọng của tất cả các khoản mục trên BCĐKT 
- Tổng tài sản = tổng nguồn vốn = 6.000.000
d.Trường hợp 4
Hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ảnh hưởng đồng thời đến tài sản và nguồn vốn làm cho tài sản giảm và nguồn vốn giảm. 
	Vi dụ: Sử dụng lại ví dụ trên
	4. Ngày 20/01/N+1 Dùng tiền gửi ngân hàng để trả khoản phải trả khác là 30.000 (ĐVT: 1.000đ)
Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi.
Bảng cân đối kế toán ngày 20/01/N+1
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nguyên vật liệu
4. Công cụ, dụng cụ
5. Thành phẩm
6. TSCĐ hữu hình
37.000
663.000
1.100.000
70.000
100.000
4.000.000
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Phải trả khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Qũy đầu tư phát triển
600.000
700.000
20.000
4.600.000
50.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
5.970.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5.970.000
Nhận xét: 
- Phần tài sản: TGNH giảm 30.000; Phần nguồn vốn: Phải trả khác giảm 30.000
- Thay đổi tỷ trọng của tất cả các khoản mục trên BCĐKT 
- Tổng tài sản =tổng nguồn vốn =5.970.000
* Kết luận:
- Nghiệp vụ KT phát sinh ảnh hưởng đến một bên của BCĐKT thì số tổng cộng của BCĐKT không đổi, nhưng tỷ trọng của các khoản chịu ảnh hưởng có sự thay đổi. Tổng tài sản =tổng nguồn vốn
- Nghiệp vụ KT phát sinh ảnh hưởng đến hai bên của BCĐKT thì số tổng cộng của BCĐKT có sự thay đổi (tăng lên hay giảm xuống), tỷ trọng của tất cả các khoản trong BCĐKT đều có sự thay đổi. Tổng tài sản =tổng nguồn vốn
- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN của đơn vị lập vào bất cứ thời điểm nào thì tổng “Tài sản” luôn bằng “ Nguồn vốn” 
BÀI TẬP
Cho bảng CĐKT ngày 15/1/N (ĐVT:1.000 đ)
 Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nguyên vật liệu
4. Công cụ, dụng cụ
5. Thành phẩm
6. TSCĐ hữu hình
37.000
693.000
1.100.000
70.000
100.000
4.000.000
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Phải trả khác
4. Nguồn vốn kinh doanh
5. Qũy đầu tư phát triển
600.000
700.000
50.000
4.600.000
50.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
6.000.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
6.000.000
Yêu cầu: Hãy chứng minh tính cân đối của bảng CĐKT? 

File đính kèm:

  • docGIAO ÁN LÝ THUYẾT SỐ 9.doc
  • pptbang CDKT.ppt
  • docloi tac gia.doc