Giáo án Toán 1 tiết 1 đến 72 - Trường tiểu học Vĩnh Hòa

TIẾT 1 : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN.

I.MỤC TIÊU:

 -Kiến thức: Nhận biết những việc thường làm trong các tiết học Toán 1.

 -Kĩ năng: Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong yêu cầu học Toán 1.

 -Thái độ: Ham thích học Toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -GV: Sách Toán 1.

 -HS: Bộ đồ dùng họcToán lớp 1.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 1. Khởi động: Ổn định tổ chức(1phút).

 2. Kiểm tra bài cũ :(4 phút)

 -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

 

doc139 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán 1 tiết 1 đến 72 - Trường tiểu học Vĩnh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
10 phút).
GV giơ 2 thước kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi: ”Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?”
GV gợi ý HS biết so sánh trực tiếp bằng cách chập hai chiếc thước sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn, chiếc nào ngắn hơn.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK:
“ Thước nào dài hơn, thước nào ngắn hơn?”.” Đoạn thẳng nào dài hơn , đoạn thẳng nào ngắn hơn ?”
KL: Từ các biểu tượng về “dài hơn và ngắn hơn” nói trên HS nhận ra rằng: “Mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định”.
+ So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
Đoạn thẳng AB, CD đoạn thẳng nào dài hơn đoạn thẳng nào ngắn hơn?
GV nhận xét:”Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó”.
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành (15 phút)
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
+Mục tiêu:Biết so sánh độ dài tuỳ ý bằng 2 cách. 
+Cách tiến hành: 
Bài 1/96:HS trả lời miệng.
a. Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
b.c. d. (Hỏi tương tự như trên)
 Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2/96:Làm phiếu học tập.
GV HD:
 GV cho HS so sánh độ dài từng cặp hai đoạn thẳng hoặc nhận xét xem, trong các đoạn thẳng của bài 2, đoạn thẳng nào dài nhất đoạn thẳng nào ngắn nhất.
-Kiểm tra và nhận xét.
+Bài 3/96: GV nêu nhiệm vụ bài tập:“Tô màu vào băng giấy ngắn nhất “:
HD HS làm 
Nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố, dặn dò (4 phút): Xem lại các bài tập vừa làm được. 
2 HS nhắc lại đề bài:” Độ dài đoạn thẳng”
HS quan sát GV so sánh.
1HS lên bảng so sánh 2 que tính có màu sắc và độ dài khác nhau. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS quan sát hình vẽ SGK và trả lời câu hỏi của GV
HS xem hình vẽ SGK và nói :” Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài 1 gang tay”. HS quan sát tiếp hình vẽ sau và trả lời câu hỏi của GV
HS nghỉ giải lao 5 phút
1HS nêu yêu cầu bài 1:” Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắùn hơn”
a.Trả lời:” Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB”.
b. c. d.( Tương tự như trên).
Đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thăûng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn tương ứng.
HS thực hành so sánh : “ Trong các đoạn thẳng của bài 2 đoạn thẳng dài 6ô dài nhất, đoạn thẳng dài 1ô ngắn nhất.”
+ Đếm số ô vuông có trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng. 
+ So sánh các số vừa ghi để xác định băng giấy ngắn nhất.
+ Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
HS tự làm bài và chữa bài.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày dạy : ...............................
TIẾT 71 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: bàn HS, bảng đen  bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay, bức chân, thước kẻ, que tính, que diêm 
- Kĩ năng: Nhận biết rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự ”sai lệch, “ tính xấp xỉ” hay “ sự ước lượng “ trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”. Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “ chuẩn” để đo độ dài.
- Thái độ: Thích đo độ dài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Thước kẻ, que tính 
 - HS: Bút chì, thứơc kẻ, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Ổn định lớp. 1 phút. 
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút). Bài cũ hôm trước học bài gì? 1HS trả lời: “Độ dài đoạn thẳng”
 - Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào? ( 1-2 HS trả lời : Đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật đo trung gian : gang tay, ô vuông)
 - Gọi 1-2 HS lên bảng so sánh 2 thước kẻ có màu sắc, khác nhau.
2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm.
 Nhận xét KTBC:
3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài.(1phút). 
HOẠT ĐỘNG II: GV HD HS cách đo độ dài bằng “gang tay”, “ bước chân”, “que tính”
1. Giới thiệu độ dài “ gang tay”
Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “ gang tay”
GV vừa nói vừa làm mẫu:Đo đọ dài một cạnh bảng 
VD: cạnh bảng dài 10 gang tay của cô.
3. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng” bước chân”.
GV nói:“hãy đo độ dài bục giảng bằng bước chân”.
Sau đó làm mẫu:
Chú y:ù Bước các “bước chân” vừa phải, thoải mái không cần gắn sức. Có thể vừa bước chân vừa đếm ( không cần chụm 2 chân trước khi bước các bước tiếp theo).
KL: Mỗi người có độ dài bước chân khác nhau. Đơn vị đo bằng gang tay, bằng bước chân, sải tay  là các đơn vị đo” chưa chuẩn” . Nghĩa là không thể đo chính xác độ dài của một vật.
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành (15 phút)
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
+Mục tiêu:Biết đo độ dài bằng “gang tay”, bằng “bước chân”, bằng “que tính”
+Cách tiến hành: 
Bài 1/98:HS đo độ dài bằng “gang tay”
Đo đọ dài mỗi đoạn thăûng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả , chẳng hạn: 8 gang tay.
 Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2/98: HS đo độ dài bằng “bước chân”.
Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo.
GV nhận xét cho điểm.
Bài 3/98: HS đo độ dài bằêng” que tính”.
GV HD: Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo.
-Kiểm tra và nhận xét.
+ Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ dài bằng sải tay.
4.Củng cố, dặn dò (4 phút): Chuẩn bị bài mới:” Một chục. Tia số
2 HS nhắc lại đề bài:” Thực hành đo độ dài “
HS giơ tay lên để xác định độ dài“gang tay “ của mình.
HS quan sát.
HS thực hành đo độ dài cạnh bàn của mình bằng”gang tay”. HS đọc kết quả em vừa đo.
1-2 HS lên bảng đo độ dài bục giảng bằng bước chân. Rồi đọc kết quả em đo được. 
HS nghỉ giải lao 5 phút
1HS nêu yêu cầu bài 1:” Đo độ dài bằng gang tay”.
HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo.
. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày dạy : ...............................
TIẾT 72 : MỘT CHỤC. TIA SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Mười đơn vị còn gọi là một chục. Biết đọc và ghi số trên tia số.
- Kĩ năng : Nhận biết nhanh một chục và tia số.
- Thái độ: Thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phu, phiếu học tập bài 1, 2, 3.
 - HS: SGK, vở Toán, bó chục que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Ổn định lớp. 1 phút. 
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút). Bài cũ hôm trước học bài gì? -1HS trả lời: “Thực hành đo độ dài ”
 - Nêu đơn vị đo “chưa chuẩn” mà em đã học.(1HS trả lời)
 - Gọi 1-2 HS lên bảng đo độ dài cạnh bảng đen bằøng gang tay.Đo độ dài bục giảng bằng bước chân.HS 
 - 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm.
 Nhận xét KTBC:
3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài.(1phút). 
HOẠT ĐỘNG II: Giới thiệu “một chục, tia số”.
1. Giới thiệu “ Một chục”.(6’)
GV HD xem tranh và trả lời câu hỏi:“Trên cây có bao nhiêu quả cam?” 
 GV nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
HD HS:
-GV hỏi :10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
 GV nêu lại câu trả lời đúng của HS .
-GV hỏi : + 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
 Ghi:10 dơn vị = 1 chục
+1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 KL:
2. Giới thiệu “ Tia số”.(6’)
GV vẽ tia số rồi giới thiệu:
Đây là tia số. Trên tia số có điểm gốc là 0 ( được ghi số 0). Các điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số : mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần. ( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10)
Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh các số: Số ở bên trái thì bé hơn các số ở bên phải nó; số ở bên phải lớn hơn các số ở bên trái nó.
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành (14 phút)
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
+Mục tiêu: Nhận biết 1 chục, biết đọc và ghi số trên tia số.
+Cách tiến hành: 
Bài 1/100 :HS làm PHT
HD HS:
Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2/100:HS làm PHT
HD HS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con vật đó.( Có thể lấy 10 con vật nào để vẽ bao quanh cũng được). 
GV nhận xét cho điểm.
Bài 3/100: HS làm phiếu học tập.
GV HD:Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. 
-Kiểm tra và nhận xét.
 4.Củng cố, dặn dò (4 phút): Chuẩn bị bài mới:” Một chục. Tia số
2HS nhắc lại đề bài:” Một chục.Tia số”
HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả: “Có mười quả cam.”
HS đếm số que tính trong một bó que tính: “10 que tính”.
!0 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
“1 chục bằng 10 đơn vị”.
HS nhắc lại: 10 đơn vị = 1chục
 1 chục = 10 đơn vị
HS nghỉ giải lao 5 phút
1HS nêu yêu cầu bài 1: “Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn”.
HS đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn.
1HS nêu yêu cầu bài 2: “ Khoanh vào 1 chục con vật( theo mẫu)”.
HS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con vật đó.
1HS nêu yêu cầu bài 3: “ Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số”.
HS tự làm bài, rồi chữa bài: Đọc kết quả vừa làm được.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docTU BAI 1-72.doc
Bài giảng liên quan