Giáo án Toán 3 tuần 7

Tiết 4: Toán

Bảng nhân 7

I. Mục tiêu:

 - Giúp H tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.

 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép tính nhân.

II. Đồ dùng:

- Các thẻ có 7chấm tròn và bảng gài.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: (4 - 5)

 - HS làm bảng con: Điền số vào chỗ chấm

 6 + 6 = 6 x . ; 6 + 6 + 6 = 6 x .

 - Nhận xét

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 3 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
--------------------------------------------------
Tiết 4: Toán
Bảng nhân 7
I. Mục tiêu:
 - Giúp H tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.
 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép tính nhân.
II. Đồ dùng: 
- Các thẻ có 7chấm tròn và bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4 - 5’)
 - HS làm bảng con: Điền số vào chỗ chấm
 6 + 6 = 6 x . ; 6 + 6 + 6 = 6 x .
 - Nhận xét
2. Bài mới: (13 - 15’)
a. HĐ2.1 : Lập bảng nhân 7
- G cho H quan sát các thẻ có chấm tròn.
+ Mỗi thẻ có mấy chấm tròn?
- G cài 1 thẻ lên bảng và nêu. 
+ 7 chấm tròn được lấy 1 lần ta được mấy chấm tròn?
- G viết : 7 x 1 = 7.
- Lấy 2 tấm thẻ, mỗi tấm thẻ có 7 chấm tròn.
- G cài 2 tấm thẻ.
+ 7 được lấy mấy lần? Ta có phép tính nào?
+ 7 x 2 =?
- G viết : 7 x 2 = 14
+ Làm thế nào em tính được kết quả của phép tính 7 x 2?
- Tương tự như vậy cho H thao tác lấy các thẻ chấm tròn để lập phép nhân 7 x 3 = 21 
+ Nhận xét thừa số thứ nhất và thừa số thứ 2?
+ Hai tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Giữ nguyên thừa số 1, tăng thừa số 2 thêm 1 đơn vị thì tích như thế nào?
+ Muốn tìm tích liền sau em làm như thế nào?
- H nêu - G ghi bảng
+ Em có nhận xét gì về các cột số của bảng nhân 7?
b. HĐ2.2: Học thuộc bảng nhân 7
- G kiểm tra – cho điểm
- H quan sát.
- 7 chấm tròn.
- 7
- H đọc lại
- H lấy
- 2 lần 7 x 2
- H ghi bảng con: 7 x 2 = 14 H đọc
Lấy 7 + 7 = 14 hoặc lấy 7 x 2 = 7 + 7 = 14; 2 x 7; đếm số chấm tròn.
- H đọc lại 3 phép tính.
- TS 1 là 7 TS 2: từ 1->3
- 7 đơn vị
- tăng thêm 7 đơn vị
- tích liền trước cộng thêm 7
- H hoàn thành bảng nhân 7
- H đọc
- H nêu
- H đọc
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 15- 17’)
Bài 1: Làm VBT - đổi KT (7’)
 KT: Bảng nhân 7 không theo thứ tự
H đọc kết quả theo dãy.
 ? 0 nhân với 1 số hay 1 số nhân với 0 cho ta kết quả bằng bao nhiêu?
Bài 2: Làm vở – 1 H chữa bảng phụ (8’)
 KT: H nắm được các bước giải bài toán đơn với phép nhân 7
 ? Mỗi tuần lễ có mấy ngày? ( H mức 1)
 ? Để biết 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày ta làm thế nào?
 ? Ai có lời giải khác?
Bài 3: Làm VBT (5’)
 KT: H ghi nhớ về các tích của bảng nhân 7
 ? Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? ( H mức 1)
 ? Em làm ntn để tìm được số 28?
 ? Em có nhận xét gì về dãy số này? ( H mức 3)
 ->Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 7 hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 7.
 * Dự kiến sai lầm:
 - H sai kết quả của pt: 0 x 7 và 7 x 0 ở bài 1. 
 - Còn viết phép tính ngược ở bài 2
 4. Hoạt động 4 : Củng cố (3- 5’)
 Thi xem ai nhanh
 - G chia 3 nhóm, mỗi nhóm 10 em . Cho mỗi em lên viết 1 phép tính để lập đựơc hoàn chỉnh bảng nhân 7. Nhóm nào viết nhanh nhóm đó thắng cuộc.
Rút kinh nghiệm tiết dạy: 	.
.
.
-----------------------------------------------------
Tiết 2 +3: Tập đọc- kể chuyện
 Trận bóng dưới lòng đường
I. Mục đích yêu cầu :
 A .Tập đọc
1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng : toán loạn, chuyền bóng, khuỵu xuống, xuýt xoa .
- Biết phân biệt giọng kể và giọng của nhân vật, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa của các từ : cánh phải, cầu thủ, khung thành.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
 B. Kể chuyện
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
 - H biết nhập vai một nhân vật, kể lại 1 đoạn của câu chuyện. 
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
- Biết tập trung theo dõi khi nghe bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng:
 - Tranh minh họa/SGK.
 - Tranh về khung thành môn bóng đá.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1, Kiểm tra bài cũ:(2 - 3’) 
 - H đọc bài : Nhớ lại buổi đầu đi học.
 ? Cảm giác của tác giả lần đầu tiên đến trường ntn?
 2, Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài(1- 2’): 
 b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ ( 33- 35' )
 - G đọc mẫu 
 ? Bài này có mấy đoạn?
- Luyện đọc đoạn và giải nghĩa từ khó
*Đoạn 1:
- Đọc đúng: lao đến, nổi nóng
- Hiểu nghĩa từ: cầu thủ, cánh phải, 
-> Đoạn 1: Đọc với giọng sôi nổi, thích thú
G đọc mẫu 
*Đoạn 2:
- Đọc đúng: khuỵu xuống.
Câu 7 : Lên cao giọng ở cuối câu
- Nhấn giọng: quyết định, sút rất mạnh,vút lên, lảo đảo.
- Hiểu nghĩa: khung thành, đối phương.
-> Đoạn 2: Giọng đọc sôi nổi,phần cuối thể hiện giọng sợ sệt.
H đọc mẫu
*Đoạn 3:
- Đọc đúng: các câu cảm
 - Nhấn giọng: lén, xuýt xoa, bực bội, tái, mếu máo.
-> Đoạn 3: đọc giọng của bác có tuổi bực, tức giận. Giọng của Quang nhỏ nhẹ thể hiện sự hối hận.
G đọc mẫu
* Đọc nối tiếp đoạn 
*Cả bài: giọng nhanh,hồi hộp ở đoạn 1, đoạn 2 và chậm lại ở đoạn 3
- H đọc thầm. 
- 3 đoạn 
- H đọc câu có từ
- H đọc chú giải
- H đọc 
- H đọc câu có từ
- H đọc chú giải
- H đọc
- H đọc câu cảm
- H đọc
- 2 lượt
-2 H đọc cả bài 
Tiết 2
c.Tìm hiểu bài(14-16')
? Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu?
? Trận bóng diễn ra như thế nào? 
? Vì sao trận đấu bóng phải dừng lại?
-> G: việc đó rất nguy hiểm.
? Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
? Thái độ của các bạn nhỏ lúc ấy ntn?
? Còn thái độ của Quang thì sao?
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Liên hệ thực tế với học sinh ở lớp:nhắc các em không nên nô đùa dưới lòng đường dễ gây nguy hiểm.
d.Luyện đọc lại(5-7')
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
e.Kể chuyện (15-17')
? Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?
G:Bài tập đọc kể chuyện được kể theo lời của người dẫn chuyện,còn yêu cầu bây giờ là kể thay lời một nhân vật trong câu chuyện
? Có thể kể theo lời của những nhân vật nào? 
- G kể mẫu 1 đoạn 
G: Em hãy chọn một nhân vật để sắm vai
- Phải xưng hô nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện.
- Nhắc H chăm chú lắng nghe để thuộc truyện và nhận xét bạn kể.
- H đọc thầm đoạn 1 
- Dưới lòng đường
- H nêu
- Vì Long đá bóng,suýt lao vào xe gắn máy.Bác chạy xe nổi nóng làm cả bọn sợ chạy náo loạn
- H đọc thầm đoạn 2
- Quang sút chệch bóng lên vỉa hè đập vào đầu 1 cụ già qua đường
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Nấp sau 1 gốc cây nhìn sang
-> ân hận.
- H trả lời
- H đọc diễn cảm cả bài.
- H đọc yêu cầu của phần kể chuyện
- Bài tập đọc kể chuyện được kể theo lời của người dẫn chuyện.
- Quang,Long,Vũ,bác đứng tuổi;bác đi xe gắn máy
- H chuẩn bị(1')
- H kể theo nhóm đôi
- Một số H kể trước lớp
3. Củng cố dặn dò :(4-6')
? Qua câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Nhận xét tiết học.
Tiết 5: 	 Đạo đức
Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em (Tiết 1)
I. Mục tiêu: H biết 
- Trẻ em có quyền sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc.Trẻ em không có gia đình có quyền được nhà nước hỗ trợ,.giúp đỡ.
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm ,chăm sóc ông bà,cha mẹ và các anh chị em trong gia đình.
- H hiểu và biết yêu quý, chăm sóc và quan tâm tới những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng:
- VBT Đạo đức.
- Sưu tầm các bài hát,thơ về chủ đề gia đình
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động1: Khởi động
 - Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau
 ? Nội dung bài hát là gì?
 -> Giới thiệu bài.
2. Hoạt động2: H kể về sự quan tâm,chăm sóc của người thân đối với bản thân
*Mục tiêu: H cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm của mọi người trong gia đình dành cho mình.Hiểu được giá trị của việc được mọi người quan tâm
 *Cách tiến hành:
 G nêu yêu cầu: ? Hãy nhớ và kể cho cả lớp nghe về việc mình đã được người thân quan tâm,giúp đỡ như thế nào?
 - H kể trong nhóm 4
 - Đại diện nhóm kể trước lớp
Thảo luận
 ? Em nghĩ gì về những tình cảm mà người thân dành cho em?
 ? Em nghĩ gì về việc các bạn phải sống xa,thiếu thốn gia đình?
- H trả lời
-> KL:Mỗi người chúng ta đều có một gia đình, được bố mẹ,ông bà thương yêu chăm sóc đó là quyền các em được hưởng.Song còn một số bạn nhỏ thiệt thòi không có gia đình chúng ta cần phải thông cảm,chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn đó
3. Hoạt động3 : Kể chuyện: Đóa hoa đẹp nhất
*Mục tiêu: H biết được bổn phận phải quan tâm,chăm sóc ông bà ,cha mẹ,anh chị em
 *Cách tiến hành:
- G kể chuyện(dùng tranh SGK)
- 1 H đọc lại truyện
- H thảo luận nhóm đôi
 ? Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
 ? Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?
- Đại diện các nhóm lên trả lời - cả lớp nhận xét,bổ sung
-> KL:Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ và những người thân trong gia đình. Sự quan tâm đó đem lại niềm vui cho gia đình.
4. Hoạt động4: Đánh giá hành vi
*Mục tiêu: H biết đồng tình với hành vi đúng
 *Cách tiến hành:
- H thảo luận theo cặp nội dung bài tập 3 /VBT
- Đại diện các nhóm trình bày.Cả lớp nhận xét
-> KL:- Việc làm của Hương (a) ; Phong(b) ;Hồng(đ).Thể hiện tình thương yêu đối với ông bà cha mẹ.
 - Việc làm của Sâm, Linh(d) là chưa quan tâm tới bà và em nhỏ.
- Liên hệ bản thân H.
5.Hướng dẫn thực hành:
 - Sưu tầm các tranh ảnh,bài hát,thơ,ca dao,tục ngữvề tình cảm gia đình,về sự quan tâm đến những người thân
 - Mỗi H vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng cho ông bà, cha mẹ hoặc các anh chị em nhân ngày sinh nhật.

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Bài giảng liên quan