Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 - Tuần 17 đến 23

Tuần 17: Chủ đề

ÔN LUYỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TỰ SỰ, MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, THUYẾT MINH, NGHỊ LUẬN.

A. Mục tiêu bài học:

-Giúp học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung và về năm phương thức biểu đạt cụ thể: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

- Nắm đượcmục đích, đặc trưng, và tác dụng riêng của mỗi phương thức biểu đạt.

B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, SGK

C. Cách thức tiến hành: Ôn luyện chốt lại vấn đề cơ bản

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm các phương thức biểu đạt

 3. Bài mới: Phương thức biểu đạt là gì? Mỗi phương thức cần có yêu cầu gì để bài làm văn đạt hiệu quả cao ? hôm nay chúng ta tìm hiểu các phương thức biểu đạt.

 

doc27 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 - Tuần 17 đến 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
rong sáng, chung thủy dưới chế độ phong kiến. Nhà thơ vượt qua những quy tắc lễ giáo phong kiến→ nâng niu tình yêu trong sáng, chân thành.
- TK là giấc mơ về tự do và công lý . ( thể hiện qu nhân vật Từ Hải)
b. “Truyện Kiều” - Tiếng khóc cho số phận con người.
- Truyện Kiều là tiếng khóc đau đớn nhất cho số phận con người, khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ.
- Truyện Kiều khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan.
- TK khóc cho nhân phẩm bị chà đạp.
- TK khóc cho thân xác con người bị đày đoạ .
→ Khẳng định các giá trị đích thực của nhân sinh.
c. “ Truyện Kiều” - Bản cáo trạng đanh thép với các thế lực đen tối.
- Tố cáo mọi thế lực đen tối trong xh phong kiến.
- TK cho thấy tác động tiêu cực của đồng tiền làm tha hoá con người.
d. “ Truyện Kiều” - tiếng nói “ hiểu đời”.
- Qua thế giới nhân vật , ND thể hiện tấm lòng bao dung cảm thông với con người.
→ “TK là tiếng nói hiểu đời”
2. Giá trị nghệ thuật:
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
-ND đã xây dựng những nhân vật sống động, chân thật, vừa có nét điển hình vừa có nét riêng nổi bật. Đặc biệt nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật.
b. Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát.
- Biệt tài trần thuật và giới thiệu nhân vật.
- Sử dụng thể thơ lục bát mang hình thức trang nhã , cổ điển.
c. Tiếng việt trong TK là một ngôn ngữ trong sang, trau chuốt, giàu sức biểu cảm.
IV. Đoạn trích
1. Trao duyên: Thể hiện quan niệnm đẹp về tình yêu,yêu không chỉ là vì mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu. đồng thời đoạn trích còn nói lên nỗi đau đến cực độ khi tình yêu tan vỡ.
 2. Nỗi thương mình: Đoạn trích thể hiện cảm giác đau đớn xót xa của Kiều trước thân phận nhân phẩm bị chà đạp ở lầu xanh. Qua đó càng thấy được nha6n cách cao đẹp của Thuý Kiều.
3. Chí khí anh hùng:Qua nhân vật Từ Hải tác giả thể hiện ước mơ công lý trong xã hội không có công lý. từ Hải là người phi thường mang tính chất lý tưởng hoá.
4. Củng cố: Học sinh nắm được giá trị của truyện kiều.
5. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: Nhậ biết và xây dựng luận cứ cho bài văn nghị luận.
 Tuần 29: Chủ đề LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT VÀ XÂY DỰNG LUẬN CỨ 
 CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của luận cứ trong bài văn nghị luận.
- Tự xây dựng luận cứ phù hợp cho bài viết.
B. Phương tiện thực hiện: giáo án, chủ đề tự chọn.
C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ :
	Giá trị đặc sắc của truỵên kiều?
3.Bài mới: 
	Để làm bài văn có sức thuyết phục người đọc người nghe thì người viết cần xác định được luận điểm, luận cứ một cách chính xác. Hôm nay chúng ta tìm hiểu cách xác định luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:GV cho luận điểm:
Vd: Thú đọc sách thời nào cũng được coi là một trong những thú tao nhã của đời sống văn minh.
1.Hs triển khai thành các luận cứ.
2.Tại sao nói nhận biết luận cứ làm giàu kiến thức cho người đọc?
- Hướng dẫn:Luận điểm của đoạn nằm ở câu mở đoạn.Để làm rõ luận điểm này, tác giả sử dụng ba luận cứ, mỗi luận cứ làm sáng tỏ một vấn đề.
Hoạt động 2: HS luyện tập
3. HS tìm những luận cứ với VD đã cho.
- GV đưa ra hướng:
+ Cần đưa ra chủ kiến của mình trước một vấn đề
+ Trước một vấn đề cần tham khảo ý kiến của người khác.
+ Tham khảo có chọn lọc ý kiến của người khác .
+ Đối chiếu ý kiến của người lhác với công việc của mình.
I. Vai trò của luận cứ:
Muốn có bài văn nghị luận hoàn chỉnh, từng luận điểm cần triển khai thành các luận cứ, ở đó người viết trình bày những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể.→ Sự sắc bén,sinh động, hấp dẫn của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều ở luận cứ.
II. Cách nhận biết và xây dựng luận cứ cho bài văn nghị luận:
1. Tác dụng của việc nhân biết luận cứ trong bài văn NL
a. Làm giàu kiến thức
- Nhận biết luận của trong trong bài văn nghị luận người đọc nắm được đấy đủ tinh thần của bài viết đồng thời tự làm giàu vốn kiến thức của mình.
b. Học tập tư duy, kĩ năng nghị luận:
- Luận cứ thường được sắp xếp một cách tối ưu, thể hiện lập luận chặt chẽ của người viết → Phân tích, rút ra luận cứ người đọc vừa hiểu đúng tư tưởng, quan điểm của tác giả, vừa học tập được kĩ năng và tư duy nghị luận.
2. Cách nhận biết luận cứ trong bài văn nghị luận
- Cần thấy mối quan hệ chặt chẽ của luận điểm và luận cứ trong bài văn nghị luận → lấy luận điểm là định hướng để xác định luận cứ.
Vd: Chủ đề của văn bản văn học còn bao hàm các lớp ý nghĩa khác gắn liền với tính chất thẩm mĩ, tư tưởng của văn bản . Cảm hứng là niềm say mê thể hiện sự ngợi ca, yêu thương hay căm giận,..: tính chất thẩm mỹ thể hiện ở các đẹp, cái cao cả, cái bi hay cái hài, ; Triết lý nhân sinh thể hiện ở quan niệm về cuộc đời, con người
3. Luyện tập cách xây dựng luận cứ cho bài nghị luận.
- xây dựng luận cứ thực chất là viết đoạn văn triển khai câu chủ đề hay tổ chức các câu, các ý nhỏ để dẫn đến một kết luận.
a. Sắp xếp luận cứ:
b. Luyện tập về cách đề xuất luận cứ:
VD1: từ luận điểm: Làm việc hay suy nghĩ điều gì đều phải có chủ kiến; trước những ý kiến của người khác, cần bình tĩnh phân tích thấu đáo, gạn lọc để tiếp thu.
Hãy đưa luận cứ cho luận điểm trên.
II. Luyện tập:
Bài tập1:
Hãy xây dựng hệ thống luận điểm và luận cứ cho luận đề: Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu thể hiện tâm hồn quần chúng.
Bài tập 2:
Từ luận điểm: Quá trình đọc- hiểu một tác phẩm văn học, hứng thú của người đọc đóng vai trò rất quan trọng.
- Hãy viết tiếp thành một đoạn văn với những luận cứ có sức thuyết phục.
4. Củng cố: Học sinh nắm được vai trò của luận cứ trong khi làm văn.
5. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: Phong cách chức năng ngôn ngữ
Tuần 30: Chủ đề PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A. Nội dung cần đạt:
- Nắm được đặc điểm của phong cách nghệ thuật.
- Cách sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phương tiện thực hiện: giáo án, chủ đề tự chọn.
C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ :
	Nêu cách nhận biết luận cứ cho đề văn nghị luận
3.Bài mới: 
	Mỗi thể loại văn bản đều sử dụng một phong cách riêng phù hợp với đặc trưng của văn bản. Vậy phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong trường hợp nào, có thể dùng trong các văn bản khác được không homnay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động1: HS tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ.
VD: Tài cao phận thấp chí khí uất,
 Giang hồ mê chơi quên quê hương.
→ câu 1: Năm âm mang thanh trắc tạo ra ấn tượng tắc nghẹn.
 Câu 2: Các tiếng đều có thanh bằng, có độ vang lớn, gợi cảm giác bâng khuâng.
VD: Lòng vui rung rung câu hát
 Của chúng ta làm
Ca ngợi chúng ta.
( Chính Hữu)
1.Nêu một số biện pháp tu từ ?
2.Về bố cục trình bày được coi trọng như thế nào trong PCNNNT?
* Hoạt động2: 
- GV hướng dẫn HS làm bài:
- Chú ý từ: “Bén ,gượng”
- Biên pháp tu từ ẩn dụ: “tình thư”
- Biện pháp tu nhân hoá: “Gió gượng mở”
- Đảo trật tự: “Tình thư một bức”
- Chú ý dấu câu tạo thành 4 nhịp đều nhau, ngữ âm.
- Từ láy: “Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.”
- Câu đầu toàn bộ là thanh trắc
- Câu cuối toàn bộ thanh bằng.
- Biện pháp tu từ nhân hoá: súng ngửi trời”
I. Cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thụât.
1. Về ngữ âm và chữ viết:
- Các âm, thanh chỉ là mặt ngữ âm của ngôn ngữ, tự nó không có nghĩa. Song trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yếu tố ngữ âm được khai thác tối đa để xây dựng hình tượng.
- Chữ viết: Viết hoa, xuống dòng, dấu câu, khoảng trống
 VD: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Rừng Bạch Dương sương trắng nắng tràn
2. Về từ ngữ:
-PCNNNT sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau.
- Sử dụng lớp từ riêng cho thi ca: Chàng, nàng, thiếp
3. Ngữ pháp: 
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng rộng rãi mọi kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến;
4. Về biện pháp tu từ :
- PCNNNG tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương.
5. Về bố cục, trình bày:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hết sức coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hoà trong chiều sâu bố cục trình bày của tác phẩm. Nhiều khi cách trình bày được xem như biện pháp nghệ thuật
( thơ bậc thang, thơ hình thoi)
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Hãy trình bày về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Bài tập 2: Phân tích các trích dẫn sau đây để làm sang tỏ cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
VD:
 “Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
 Đầy buồng lạ màu thâu đêm”
 Tình thư một bức phong còn kín
 Gió nơi đâu gượng mở xem.
 (Nguyễn Trãi – Cây chuối)
- Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
 ( Thép Mới – Cây tre Việt Nam)
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
 (Quang Dũng – Tây Tiến)
4. Củng cố: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
5. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: Các biệp pháp tu từ.
.
Tuần 23: Chủ đề
 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
A. Mục tiêu bài học: 
- Giúp học sinh nắm được nghệ thuật văn học trung đại có những đặc trưng riêng khác so với văn học hiện đại.
- Tính quy phạm, tính trang nhã, tiếp thu trên cơ sở dân tộc hóa những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.
B. Phương tiện thực hiện: SGK 10 cơ bản, giáo án, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát.
C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ : - Nội dung yêu nước và nhân đạo phát triển qua các thời kỳ như thế nào?
3. Bài mới
Văn học trung đại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Trung Hoa. Vậy để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và một nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc các nhà thơ, nhà văn thời kỳ này đã làm gì để đưa nền văn học nước nhà đạt đến một trình độ cao. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vài nèt về nghệ thuật van học trung đại.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức bài học
* Hoạt động 1: 

File đính kèm:

  • docGiao_an_tu_chon_Ngu_van_10_HKII_Tron_bo.doc