Giáo án Tự chọn Ngữ văn 11 kì 1
Chủ đề 1
TÁC GIA
NGUYỄN KHUYẾN – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
A. NGUYỄN KHUYẾN (1835 - 1909)
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Khuyến.
- Nắm được những nét lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khuyến.
II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (11).
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?
3. Vào bài mới:
Nguyễn Khuyến là một tác gia tiêu biểu trong làng thơ cổ điển Việt Nam. Để hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài “Tác gia Nguyễn Khuyến”.
con người với vũ trụ. - Cảm nhận được cái nhìn mới mẻ vào cõi sống huyền diệu và lối diễn đật trong duyên dáng, độc đáo trong bài thơ. II. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/). 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: “Thơ duyên”là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của hồn thơ Xuân Diệu mà “sự bồng bộtbiểu hiện ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi”. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Nêu xuất xứ bài thơ? HSTL. I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ: Trích từ tập “Thơ thơ”, xuất bản 1938. ? Phát biểu chủ đề bài thơ? HS phát biểu. 2. Chủ đề: - Sự giao hòa của thiên nhiên và con người. - Sự hòa hợp giữa con người với con người. ? Trình bày nhan đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ? HS trình bày. 3. Nhan đề và cảm hứng chủ đạo: - Trong tiếng Việt, từ duyên có nhiều nghĩa: + Duyên 1: nguyên nhân, nguyên do. + Duyên 2: Chỉ sự hòa hợp vợ chồng. + Duyên 3: mối tình định sẵn do sự tác hợp của cơ trời. + Duyên 4: nét đẹp tự nhiên, phẩm chất trời phú. " “Thơ duyên”: - Mối tương giao, hòa hợp, gắn bó tự nhiên giữa con người, với con người với vũ trụ. - Cuộc gặp gỡ diệu kì do những “an bày” bí mật không hẹn trước của tạo hóa. - GV yêu cầu N1;2 trình bày cảm nhận về mối tương quan của tạo vật. N1;2 trình bày. II. Phân tích: 1. Cảm nhận về mối tương quan huyền diệu của tạo vật: - “Chiều mộng”: + Chiều đẹp như trong mộng. + Chiều mang màu sắc của mơ mộng " sáng tạo của Xuân Diệu. - “Nhánh duyên, hòa thơ, cặp chim chuyền”. - “Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu, lả lả cành hoang”. " Sự hòa hợp của thiên nhiên. - GV yêu cầu N1;2 trình bày sự khao khát hòa diệu của tâm hồn. N3;4 trình bày. 2. Sự khát khao hòa điệu của tâm hồn: - “Buổi ấythương yêu”: lời thổ lộ mang nét duyên dáng học trò. - “Em bướctheo gần”: " Thái độ “điềm nhiên”, “lững đững” như dang cố tình phon kín một nỗi niềm. - “Lòng anhem”: " Sáng tạo từ: động từ “cưới”. _Khát khao hòa hợp đôi lứa. 4. Củng cố: Tập thể đóng góp ý kiến " GV nhận xét, bổ sung. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài thuyết trình tiếp theo: “Nhật kí trong tù” – Hồ Chí Minh. Chủ đề 3 Tuần: 13-14 Tiết: 13-14 Ngày soạn: 12/11/2010 HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM (08 TIẾT) NHẬT KÍ TRONG TÙ – HỒ CHÍ MINH (Tiết 13-14) I. Mục tiêu bài học: Nắm được hoàn cảnh sáng tác, đặc biệt là những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “Nhật kí trong tù”. Từ đó, hiểu rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ và nhân cách của Hồ Chí Minh và quan điểm sáng tác, đóng góp quan trọng của Người cho văn học dân tộc. II. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/). 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: “Nhật kí trong tù” là tập thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Đó là hoàn cảnh như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tập nhật kí này. TIẾT 1: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? “NKTT” có hoàn cảnh ra đời rất đặc biệt, đó là hoàn cảnh như thế nào? ? Em hiểu gì về chính quyền Tưởng Giới Thạch? ? Trình bày hiểu biết của anh (chị) về tập “Nhật kí trong tù”? HS trình bày hoàn cảnh ra đời của tập “NKTT”. HS trình bày hiểu biết của mình. HSTL. I. Hoàn cảnh ra đời: - Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo phong trào CMGPDT. - Năm 1942, người sang Trung Quốc để tranh sự viện trợ của thế giới. - Đến Túc Vinh, Quảng Tây. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam suốt 13 tháng (08/1942 – 09/1943). - Trong hoàn cảnh bị giam cầm, Người đã sáng tác 134 bài thơ chữ Hán, ghi vào sổ tay, đặt tên là “Ngục trung nhật kí” (NTNK). ? “NKTT” có những nội dung chính nào? ? Cảm nhận của em về chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch? ? Đọc một vài bài thơ để chứng minh cho luận điểm trên. ? Nêu những nội dung chính được phản ánh trong tập “NKTT” và đọc một số bài thơ để minh họa? HSTL những nội dung chính của tập nhật kí. HS trình bày. HS đọc thơ Cách mạng. HS nêu ví dụ và đọc thơ minh họa. II. Giá trị nội dung và nghệ thuật: 1. Nội dung: a) “Nhật kí trong tù” phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù và phần nào chế độ xã hội Trung Hoa thời Tưởng Giới Thạch: - Chế độ nhà tù: đầy bất công ngang trái: + Hãm hại người vô tội. + Bắt trẻ em, phụ nữ làm con tin (Cháu bé trong nhà lao Tân dương; Gia quyến người bị bắt lính). + Đánh bạc trong tù. + Thi hành những luật lệ quái gở (Tiền vào nhà giam, sinh hoạt trong tù,). + Đầy đọa tù nhân tàn nhẫn (cái cùm, cơm tù,). - Bức tranh u ám của xã hội Trung Hoa: + Không có tự do công lí (Tiết thanh minh). + Tệ nạn hoành hành (Lai Tân). + Chế độ bắt lính tàn bạo (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương; Gia quyến người bị bắt lính;). + Nhân dân đói khổ, cơ cực (Long An – Đồng Chính; Phu làm đường,). " Nghệ thuật: tả thực, trữ tình, châm biếm, trào lộng. TIẾT 2: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Tìm những bài thơ thể hiện tâm hồn yêu nước của tác giả? ? Tìm những bài thơ thể hiện tấm lòng của Bác với thiên nhiên và con người? ? Tìm những bài thơ chứng minh nhận định trên? HSTL. HS trình bày. HS tìm và trình bày. b) “Nhật kí trong tù” là bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh: - Tâm hồn yêu nước vĩ đại: + Hình ảnh tổ quốc và tin tức quê nhà luôn là niềm trăn trở (Không ngủ được; Ốm nặng,) + Vượt lên mọi thử thách, đớn đau (Trên đường; Pha trò,). + Phong thái ung dung (Bốn tháng rồi; tự khuyên mình,). + Niềm tin sắt đá vào tương lai (Trời hửng). - Lòng yêu thương bao la của Bác với con người và cuộc đời. + Xót thương cho cuộc sống vất vả của người lao động (Phu làm đường; Long an – Đồng chính,). + Cảm thương trước cái chết thương tâm của bạn tù (Một người bạn tù cờ bạc vừa chết,). - Một tư chất nghệ sĩ tinh tế, một trí tuệ sắc sảo và một tâm hồn nhạy cảm: + Rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên (Cảnh chiều hôm; Ngắm trăng,). + Những bài học sâu sắc thông qua sự chime nghiệm, suy nghĩ (Nghe tiếng giã gạo; Học đánh cờ;). ? Em có nhận xét gì về âm hưởng, thi liệu, thể thơ của tập “NKTT”? ? Theo em, những yếu tố nào thể hiện tinh thần thời đại trong thơ Bác. HS thảo luận nhóm (2 người), thởi gian 3 phút. HS suy nghĩ và trả lời. 2. Sự hòa quyện màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại: a) Màu sắc cổ điển: - Chất Đường thi, điển cố quen thuộc, âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng của thi liệu, hình tượng thơ. - Thể thơ tuyệt cú, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình, b) Tinh thần thời đại: - Hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai, (Chiều tối; Trời hửng,). - Bút pháp và giọng điệu thơ phong phú: lãng mạn; hiện thực; tả thực; trữ tình; tự trào; hóm hĩnh, châm biếm sâu cay thâm thúy. 4. Củng cố: Nhấn mạnh lại nội dung và nghệ thuật của tập nhật kí. 5. Dặn dò: - Học bài. - Soạn bài “Giải đi sớm” – Hồ Chí Minh. Chủ đề 3 Tuần: 15 Tiết: 15 Ngày soạn: 12/11/2010 HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM (08 TIẾT) GIẢI ĐI SỚM – HỒ CHÍ MINH (Tiết 15) I. Mục tiêu bài học: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: tình yêu thiên nhiên tha thiết; bản lĩnh kiên cường và tư chất nghệ sĩ tinh tế. - Qua bài thơ, thể hiện vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại, đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật tả thực và tượng trưng, II. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/). 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày nội dung chủ yếu của tập “Nhật kí trong tù”? 3. Vào bài mới: “Giải đi sớm” tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, dù trong cảnh chuyển lao gian khổ vẫn hiện lên một thi nhân dạt dào cảm hứng, một chiến sĩ kiên cường, bình thản đối mặt với gian truân và có niềm tin sắt đá trong tương lai. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài “Giải đi sớm”? HS trình bày hoàn cảnh sáng tác. 1. Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác khi Bác bị giải từ Long An – Đồng Chính sau hơn 60 ngày bị giam cầm và đi bộ gần 200 km. ? Yêu cầu HS đọc phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa. ? So sánh bản phiên âm và dịch thơ. (tìm những từ ngữ dịch chưa sát nghĩa). HS đọc. HS thảo luận bàn trên – bàn dưới. (4 phút) 2. Đối chiếu bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ: - “Giải đi sớm” là bản dịch khá thành công về cả lời thơ và âm hưởng. - Tuy nhiên, một số từ ngữ dịch chưa thật đúng với nguyên tác: + “Chinh nhân”: người đi xa, “dĩ tại” " dịch “Người đithẳm” làm giảm sắc thái gian khổ và vị thế chủ động của người đi. + “Nghênh diện”: thẳng vào trước mặt, nghênh: đón " dịch: “Rát mặthàn” " mất tư thế bình thản của con người trước gian truân . + “Dĩ thành công”: đã thành màu hồng " dịch “chuyển sang hồng” làm mất đi sự chuyển đổi đột ngột, kì diệu của ý thơ. ? Thời điểm chuyển lao được báo hiệu bằng âm thanh gì? Âm thanh đó cho ta biết điều gì? HSTL. 3. Nội dung: Bài I: 1. Bức tranh thiên nhiên: - Âm thanh: tiếng gà gáy một lần " thời điểm khắc nghiệt. _ Tâm trạng thao thức của người tù. Thủ pháp “lấy động tả tĩnh”. - “Vầng trăngngàn”: tư thế ngẩng cao đầu, hướng lên trời cao, hướng về ánh sáng. ? Tư thế con người trong 2 câu thơ cuối? ? Hình ảnh tượng trưng “con đường thăm thẳm” có ý nghĩa gì? HSTL. 2. Hình ảnh con người: - Vững chãi trong cuộc song hành vĩ đại cùng thiên nhiên: tư thế chủ động bình thản đón nhận thử thách. - Hình ảnh chiến sĩ Cách mạng tự tin, chủ động trên con đường Cách mạng đầy cam go. ? So với bài I, hiện tượng thiên nhiên có gì thay đổi? ? Qua đó nói lên quy luật gì? HSTL. HSTL. Bài II: 1. Hình tượng thiên nhiên: Bầu trời rực hồng thay cho đêm tối; sự ấm áp thay cho những trận gió hàn. " Hình tượng thơ hướng sáng. _ Quy luật vĩnh hằng của vũ trụ. ? Hình tượng con người trong bài II có gì đặc biệt? Lý giải? HS lý giải. 2. Hình tượng con người: - Ung dung, ngắm cảnh hòa mình vào niềm vui buổi bình minh. - Hình ảnh thi nhân say đắm với vẻ đẹp thiên nhiên. " Bản lĩnh kiên cường, niềm tin sắt đá của người chiến sĩ Cách mạng. 4. Củng cố: Nhấn mạnh hình ảnh con người trên đường chuyển lao. 5. Dặn dò: - Học bài. - Soạn bài “Tiến Sĩ Giấy” – Nguyễn Khuyến.
File đính kèm:
- GIAO AN TU CHON NV 11 (10-11).doc