Giáo án: Tự chọn Ngữ Văn Lớp: 7
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
A. Mục đích cần đạt :
Giúp HS :
- Biết : + Nắm được trình tự các bước làm một bài văn biểu cảm.
+ Biết được cách làm một bài văn biểu cảm đúng yêu cầu và dần dần làm hay hơn, hấp dẫn hơn, mang tính biểu cảm cao.
- Hiểu : + Hiểu được vai trò của văn bản biểu cảm trong đời sống; hiểu được giá trị tình cảm trong cuộc đời mỗi con người.
- Kỹ năng vận dụng : Rèn HS hãy tạo lập một văn bản nói chung và tạo lập văn bản biểu cảm nói chung.
A. Chuẩn bị : - SGV, SGK, tài liệu tham khảo khác.
- Một số bài văn tham khảo.
B. Thời lượng thực hiện : ( 6 tiết )
: 7A2 : đủ 7A3 : đủ 7A6 : đủ - Giới thiệu GV dự giờ (nếu có) 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : (1’) Trong văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò quan trọng. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở tác động qua lại tất yếu giữa các phương thức biểu đạt. Hơn nữa, mọi cảm xúc của con người đều hướng về cuộc sống. Đó là những sự việc, những hình ảnh, những cảnh đời. Nếu không kể lại, không tả lại thì làm sao giúp người khác hiểu được cảm xúc của mình. b) Tiến trình bài dạy : TT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 16’ HOẠT ĐỘNG 1 I/ Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm Phươg thức tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, gởi gắm cảm xúc, do cảm xúc chi phối. Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm : - GV cho HS đọc bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. - Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ trên? Nêu tác dụng của nó. - HS đọc bài thơ. TL ( HS thảo luận nhóm) ĐH * Phần 1 : - 2 câu đầu : tự sự - 3 câu tiếp : miêu tả -> với ý nghĩa dựng lại một bức tranh toàn cảnh về sự việc và cảnh vật để làm nền cho tâm trạng. * Phần 2 : Tự sự : 4 câu đầu, có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực lòng ấm ức. GV. Các yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý. - Hãy cho biết tác dụng và yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm? * Phần 3 : Miêu tả : 6 câu đầu, có ý nghĩa đặc tả một tâm trạng điển hình ít ngủ. * Phần 4 : Biểu cảm trực tiếp : “Mơ ước ngôi nhà muôn nghìn gian” cho dân đen, dù bản thân cam chịu chết cóng. TL : Tự sự và miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh. 25’ HOẠT ĐỘNG 2 II/ Luyện tập. Đề : Hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn, nội dung diễn tả nỗi xúc động của em khi được về thăm quê sau một thời gian xa cách. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả Hướng dẫn HS luyện tập - GV nêu yêu cầu của đề. - HS nhận xét, sửa chữa. - GV đọc 1 đoạn văn mẫu. - HS chú ý (HS làm việc cá nhân) Viết vào giấy nháp. Sau đó đọc to trước lớp. - HS khác nhận xét về nội dung và hình thức, cách đưa yếu tố tự sự miêu tả. 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau : (2’) - Về nhà xem lại toàn bộ lý thuyết về cách làm bài văn biểu cảm : + Các bước làm bài văn biểu cảm. + Cách lập ý cho bài văn biểu cảm. + Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Vận dụng lý thuyết vào viết hai đề sau : + Cảm xúc về nụ cười của mẹ. + Cảm xúc về người ông (nay đã qua đời) * Yêu cầu : dựa vào dàn ý đã lập sẵn ở tiết 2. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung. Tiết 4 : LUYỆN TẬP VIẾT VÀ CHỮA BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Biết cách viết và chữa bài văn biểu cảm đạt hiệu quả cao. - Hiểu được vai trò của từng yếu tố trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm. Hiểu được giá trị của bài văn biểu cảm. - Có kỹ năng vận dụng những hiểu biết của mình về văn bản biểu cảm để tạo lập nên một văn bản hay, giàu tính biểu cảm và biết cách chữa những lỗi trong bài viết (về chính tả, lỗi về ngữ pháp, liên kết...) II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Tham khảo tài liệu, soạn giáo án. - Bảng phụ. 2. Học sinh : - Ôn lại kiến thức về lý thuyết văn biểu cảm. - Thực hiện nghiêm túc yêu cầu của GV ở tiết 3. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định tổ chức : (1’) - Kiểm tra tác phong, điểm danh : 7A2 : đủ 7A3 : đủ 7A6 : đủ - Giới thiệu GV dự giờ (nếu có) 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : (1’) Để giúp các em tự đánh giá được mức độ bài làm của mình. Hôm nay chúng ta đi vào luyện tập viết và chữa bài văn biểu cảm. b) Tiến trình bài dạy : TT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 16’ HOẠT ĐỘNG 1 Đề Cảm xúc về nụ cười của mẹ. I/ Chữa bài trước nhóm. Tổ chức cho HS tự chữa bài cho nhóm mình - GV yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục của đề này? - HS nhắc lại bố cục - GV chuẩn hóa bằng bảng phụ. A. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. B. Thân bài : - Những biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ. + Nụ cười vui, yêu thương. + Nụ cười khuyến khích + Nụ cười an ủi. - Những khi vắng nụ cười của mẹ. - Mong luôn có nụ cười của mẹ. C. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ. - GV chia nhóm. Gv lưu ý phải đọc và sửa từng phần một : - Mở bài - Thân bài + Ý 1, ý 2, ý 3 - Kết bài - 8 HS/ 1 nhóm lần lượt từng HS một đọc bài viết của mình (đã viết ở nhà) cho nhóm nghe và nhận xét, sửa chữa. (Nhận xét :+ Ưu điểm + Khuyết điểm sửa chữa khuyết điểm cho bài làm của bạn : + Nội dung + Hình thức 25’ HOẠT ĐỘNG 2 Tổ chức cho HS đọc, chữa bài trước lớp II. Đọc, chữa bài trước lớp. 1. Mở bài - GV gọi từ 3-5 HS đọc phần mở bài của mình (những HS yếu gọi trước, HS khá gọi sau) - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa. - HS lần lượt đọc phần mở bài. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Gọi từ 3->5 HS đọc ý 1 của phần thân bài. - GV nhận xét, sửa chữa - Gọi HS đọc ý 2 của phần thân bài (từ 3 -> 5 HS) - GV nhận xét bổ sung - Tương tự cách sửa chữa trên - GV cho HS chữa ý 3 của phần thân bài và kết bài. - GV gọi HS có bài viết khá đọc trước lớp. - GV đọc một bài văn mẫu - HS đọc ý 1 của phần thân bài (theo cách viết của mình) - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc ý 2 của phần thân bài. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc và chữa ý 3 của phần thân bài và phần kết bài. - HS đọc bài viết của mình trước lớp. - HS khác chú ý. - HS lắng nghe, tham khảo 2. Thân bài. - Ý 1. - Ý 2. - Ý 3 3. Kết bài 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau : (2’) - Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm. - Hoàn thành bài văn vào vở (cảm xúc về nụ cười của mẹ). - Sửa chữa rút kinh nghiệm những lỗi mà mình thường mắc phải. - Chuẩn bị tiết tới kiểm tra. Viết bài tập làm văn - văn biểu cảm về sự vật, con người. IV. Rút kinh nghiệm. Tiết 5, 6 : KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS. Biết cách vận dụng những kiến thức về lý thuyết văn biểu cảm vào việc tạo lập văn bản biểu cảm. - Hiểu được giá trị (vai trò, ý nghĩa) của bài văn biểu cảm. - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm một cách thành thạo. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Tham khảo tài liệu, soạn giáo án. - Ra đề, đáp án, biểu điểm. * Đề : Cảm xúc của em về thầy (cô giáo) * Đáp án : - Yêu cầu chung : + Viết đúng thể loại (biểu cảm), đối tượng : thầy (cô) giáo. + Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. + Trong quá trình biểu cảm cần vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn một cách hợp lý. - Bố cục : A. Mở bài : Giới thiệu về thầy (cô) giáo và tình cảm của mình. B. Thân bài : - Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo (miêu tả) + Ngoại hình + Tính cách - Tự sự một vài kỷ niệm về thầy cô giáo. - Những suy nghĩ về kỷ niệm ấy ở hiện tại và trong tương lai. C. Kết bài : Cảm xúc chung về thầy (cô) giáo. * Biểu điểm : - Điểm 9 - 10 : Bài viết có nội dung phong phú, giàu hình ảnh, bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với đối tượng, không mắc lỗi các loại. - Điểm 7 - 8 : Bài viết có nội dung phong phú, giàu hình ảnh, bày tỏ tình cảm đối với đối tượng, đôi chỗ hơi lạm dụng yếu tố miêu tả, tự sự. Có thể mắc không quá 7 lỗi các loại. - Điểm 5 - 6 : Nội dung bài viết đảm bảo một nửa yêu cầu, đôi chỗ viết còn lủng củng. Mắc không quá 10 lỗi các loại. - Điểm 3 - 4 : Bài viết có nội dung sơ sài, trình bày chưa mạch lạc, rõ ràng, đặt câu sai ngữ pháp. Mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 1 - 2 : Nội dung bài viết lệch yêu cầu của đề bài, viết được một vài đoạn nhưng nội dung không rõ ràng, không có tính liên kết. - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc một vài câu không rõ ý. 2. Học sinh : - Ôn tập kiến thức về văn biểu cảm. - Chuẩn bị giấy bút. II. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong lớp 7A2 : đủ 7A3 : đủ 7A6 : đủ 3. Bài mới . a) Giới thiệu bài (trực tiếp vào bài) b) Tiến trình bài dạy : TT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 16’ HOẠT ĐỘNG 1 Đề : Cảm xúc về thầy (cô) giáo - GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra (nghiêm túc) - GV chép đề lên bảng - HS chú ý - HS ghi đề HOẠT ĐỘNG 2 - GV bao quát lớp và có sự nhắc nhở kịp thời - HS nghiêm túc, suy nghĩ làm bài HOẠT ĐỘNG 3 - GV thu bài - HS nộp bài 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (2’) - Xem lại kiến thức về văn bản biểu cảm. - Chuẩn bị cho chủ đề tới. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung. Điểm Lớp Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém 7A2 7A3 7A6
File đính kèm:
- TU CHON NGU VAN 7.doc