Giáo Án Tự nhiên Xã hội lớp 2 từ bài 12 đến bài 18

I. Mục tiêu:

Sau bài học, hs có thể:

 + Kể tên và nêu công dụng của 1 số đồ dùng thông thường trong nhà.

 + Biết phân loại các đd theo vật liệu làm ra chúng.

 + Biết cách sd và bảo quản 1 số đd trong gđ

 + Có ý thức cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp.

II. Đd dạy học:

 + Hình vẽ trong sgk/ 26, 27.

 + 1 số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi, chảo, bàn ghế.

III. Hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài trước:

 Vào những lúc nhàn rỗi, em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí nào?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: làm việc với sgk theo cặp

 Mục tiêu: Kể tên và nêu công dụng của 1 số đd thông thường trong nhà.

 Biết phân loại các đd theo vật liệu làm ra chúng.

 Cách tiến hành:

 Bước 1: Làm việc theo cặp

 Gv yêu cầu hs quan sát h.1, 2, 3/ sgk và tlch: “ Kể tên những đd có trong từng hình. Chúng được dùng để làm gì? “

 Bước 2: Làm việc cả lớp

 Gọi 1 số hs trình bày.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Tự nhiên Xã hội lớp 2 từ bài 12 đến bài 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 · ( Phát hiện 1 số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống.)
 · Mỗi hs nêu 1 thứ_ gv ghi bảng. 
 Bước 2: Làm việc theo nhóm 
 · Gv hỏi: Trongf hững thứ các em kể trên thì thứ nào thưi72ng được cất giữ trong nhà.
 · Gv giao nhiệm vụ các nhóm quan sát h. 1, 2, 3/ sgk và tìm lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc. ( gợi ý/ sgv )
 Bước 3: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: ( sgv/ 51 ).
 Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
* Mục tiêu: Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gđ có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 Gv yêu cầu quan sát tiếp h. 4, 5, 6/ sgk và tlch: Chỉ và nói mọi người đang làm gì. Nêu td của việc làm đó.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 · Đại diện các nhóm trình bày.
 · Tùy theo, gv yêu cầu 1 số hs nói trước lớp vế những thứ có thể gây ngộ độc và chúng hiện được cất giữ ở đâu trong nhà
* Kết luận: ( sgv/ 52 ).
 Hoạt động 3: Đóng vai
* Mục tiêu: Biết cách ứng xử khi bản thân hay người khác bị ngộ độc.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 Gv nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ đưa ra TH để tập ứng xử khi bản thân hay người khác bị ngộ độc
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Hs lên đóng vai, các hs khác theo dõi.
* Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hay người nhà bị ngộ độc thứ gì.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
 Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần làm gì?
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Bài 15: Trường học.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs có thể:
 + Tên trường, địa chỉ của trường mình.
 + Mô tả 1 cách đơn giản cảnh quan của trường.
 + Cơ sở vật chất của nhà trường và 1 số hoạt động diễn ra trên trường.
 + Tự hào và yêu quý trường học của mình.
II. Đd dạy học:
 + Hình vẽ trong sgk/ 32, 33.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài trước:
 Hãy nêu lí do vì sao 1 số có thể bị ngộ độc do ăn uống?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Quan sát trường học.
* Mục tiêu: · Biết quan sát và mô tả 1 cách đơn giản cảnh quan của trường mình.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Gv tổ chức cho hs đi tham quan trường học để khai thác các nd/ sgv.
 Bước 2: ( Trong lớp ) 
 · Gv tổ chức cho hs quan sát sân trường và tổng kết.
 Bước 3: Gv yêu cầu hs nói với nhau theo cặp về cảnh quan của trường mình.
 Gv gọi 1, 2 hs nói trước lớp về cảnh quan của trường mình.
* Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: phòng làm việc của BGH, phòng hội đồng, phòng thư viện... và các phòng học.
 Hoạt động 2: Làm việc với sgk.
* Mục tiêu: Biết 1 số hành động thừơng diễn ra ở lớp học, thư viện phòng y tế.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
 Gv yêu cầu quan sát h. 3® 6/ sgk tr. 33 và tlch/ sgv.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 · Gv gọi 1 số hs tlch trước lớp.
* Kết luận: Ở trường, hs học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường; ngoài ra các em có thể đến thư viện để học và mượn sách; đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết...
 Hoạt động 3: Trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch “
* Mục tiêu: Biết sd vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình..
* Cách tiến hành:
 Bước 1: · Gv gọi 1 số hs tự nguyện tham gia TC.
 · Gv phân vai và cho hs nhập vai/ sgv.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Hs diễn trước lớp _ Hs khác nhận xét
 4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
 Gv cho hs hát bài: Em yêu trường em.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Bài 16: Các thành viên trong nhà trường.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs biết:
 + Các thành viên trong nhà trường: HT, HP, Gv và các thành viên khác, Hs.
 + Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
 + Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
II. Đd dạy học:
 + Hình vẽ trong sgk/ 34, 35.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài trước:
 Hãy nêu về cảnh quan của trường mình.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
* Mục tiêu: · Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 · Chia nhóm ( 5-6 em/ nhóm ), phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
 · Gv hướng dẫn hs quan sát các hình tr. 34, 35/ sgv. 
 Bước 2: Làm việc cả lớp. 
 · Gv gọi đại diện 1 số nhóm lên trình bày.
* Kết luận: sgv/ 56.
 Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
* Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Hs hỏi và trả lời trong nhóm vế nd/ sgv.
 Bước 2: Gv gọi 2, 3 hs lên trình bày trước lớp.
* Kết luận: Hs phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
 Hoạt động 3: Trò chơi “ Đó là ai? “
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành:
 · Gv hướng dẫn hs cách chơi/ sgv.
 · Nếu 3 hs khác đưa ra 3 thông tin mà Hs A không đoán ra người đó là ai thì Hs A sẽ bị phạt, Hs A phải hát 1 bài.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Hs diễn trước lớp _ Hs khác nhận xét
 4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
 Trong trường, bạn biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs biết:
 + Kể tên những hành động gây ngã nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
 + Có ý thức trong việc chọn và chơi những TC để phòng tránh ngã khi ở trường.
II. Đd dạy học:
 + Hình vẽ trong sgk/ 36,37
III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài trước:
 Hãy giới thiệu các thành viên trong trườngmình?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Làm việc với sgk để nhận biết được các hành động nguy hiểm cần tránh.
* Mục tiêu: · Kể tên những hành động hay TC dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và người khác khi ở trường.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Động não.
 · Gv hỏi: “ Hãy kể tên những hành động dễ gây nguy hiểm ở trường?
 · Gv ghi các ý kiến lên bảng.
 Bước 2: Làm việc theo cặp.
 · Gv yêu cầu hs quan sát các h. 1® 4/ sgk theo các gợi ý/ sgv.
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
 · Gọi 1 số hs lên trình bày.
* Kết luận: Những HĐ: Chạy đuổi nhau trong sân trường, không được xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây... là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho bạn khác.
 Hoạt động 2: Thảo luận : Lựa chọn trò chơi bổ ích.
* Mục tiêu: Hs có ý thức trong việc chọn và chơi những TC để phòng tránh ngã khi ở trường.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 Mỗi nhóm tự chọn 1 TC và tổ chức chơi theo nhóm
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Thảo luận các câu hỏi/ sgv.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
 Nhắc nhở Hs chơi những trò chơi bổ ích.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Bài 18: Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs có thể:
 + Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.
 + Biết td của việc giữ cho trường học sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập.
 + Làm 1 số công việc đơn giản để giữ trường học sạch , đẹp như: quét lớp, quét sân trường.
 + Có ý thức giữ trường lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hành động làm cho trường học sạch, đẹp.
II. Đd dạy học:
 + Hình vẽ trong sgk/ 38,39
 + 1 số dụng cụ: khẩu trang, chổi có cán, hót rác.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài trước:
 Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
* Mục tiêu: · Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ trường học sạch, đẹp.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
 · Gv hd hs quan sát các hình ở tr. 38, 39 và tlch/ sgv.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 · Gọi 1 số hs trả lời trước lớp.
* Kết luận: Để trường học sạch, đẹp mỗi hs phải luôn có ý thức giữ gìn trường như: không viết, vẽ bẩn lên tường hay khạc nhổ bừa bãi, đại tiện đúng nơi qđ... tham gia tích cực vào các hđ như làm vs trường, lớp, tưới và chăm sóc cây cối...
 Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học.
* Mục tiêu: Hs có ý thức trong việc chọn và chơi những TC để phòng tránh ngã khi ở trường.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc vs theo nhóm
 Gv phân công công việc cho mỗi nhóm.
 Bước 2: 
 Các nhóm tiến hành thực hiện các công việc được phân công.
 Bước 3: 
 · Gv tổ chức cho cả lớp đi xem thành quả làm việc của nhau, các nhóm nhận xét và tự đánh giá công việc của nhóm mình và nhóm bạn.
 · Gv tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt. 
* Kết luận: Trường lớp sạch, đẹp sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và học tập tốt hơn. 
 4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
 Để trường học sạch, đẹp chúng ta cần làm gì?.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.

File đính kèm:

  • docBai 12-18 tu nhien xa hoi.doc
Bài giảng liên quan