Giáo án Vật lí 11 cơ bản (2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

 - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

 - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kĩ năng:

 - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích điểm.

 - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát.

3.Thái độ : Nghiêm túc khi học ,và biết vận dụng các kiến thức đá học vào thực tế

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.

 - Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

 

doc158 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí 11 cơ bản (2 cột), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Yêu cầu học sinh ghi sơ đồ tạo ảnh.
HS: Ghi só đồ tạo ảnh.
GV: Hướng dẫn học sinh tính d1’, d2 và d2’.
HS: Tính d1’.
 Tính d2.
 Tính d2’.
GV: Hướng dẫn học sinh tính k. 
HS: Tính k.
GV: Vẽ hình.
HS: Vẽ hình.
 GV: Hướng dẫn học sinh tính d1’, d2 và d2’.
HS: Tính d1’.
Tính d2.
Tính d2’.
GV: Hướng dẫn học sinh tính k.
 HS: Tính k.
GV:Hướng dẫn học sinh giải hệ bất phương trình và phương trình để tìm d1.
HS: Giải hệ để tìm d1.
Bài 3 trang 195
Sơ đồ tạo ảnh:
 L1 L2
 AB ¾¾¾® A1B1 ¾¾¾® A2B2
 d1 d1’ d2 d2’
a) Ta có: d1’ = = ¥ 
 d2 = l – d1’ = 30 - ¥ = - ¥
d2’ = f2 = - 10 cm.
k = = = 0,5
b) Ta có: d1’ = 
 d2 = l – d1’ = 30 - =
 d2’ = 
 = < 0
 k = 
 = = ± 2.
 Giải ra ta có d1 = 35cm.
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập đã chữa,đọc trước bài mới .
HS: Ghi nhớ.
 Ngày 7 tháng 4 năm 2010
Tiết 61. MẮT
I. MỤC TIÊU
	+ Trình bày dược cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt.
	+ Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rỏ.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Mô hình cấu tạo của mắt để minh họa. Các sơ đồ về các tật của mắt.
2.Học sinh: Nắm vững kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Viết sơ đồ tạo ảnh qua quang hệ, có giải thích các đại lượng.
Hoạt động 2 (20 phút) : Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Giới thiệu hình vẽ 31.2
HS: Quan sát hình vẽ 31.2.
GV: Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm các bộ phận của mắt.
HS: Nêu đặc điểm và tác dụng của giác mạc, thủy dịch, của lòng đen ø, con con ngươi,của thể thủy tinh,của dịch thủy tinh,của màng lưới.
GV: Vẽ hình mắt thu gọn (hình 31.3). 
HS: Vẽ hình 31.3.
GV: Giới thiệu hệ quang học của mắt và hoạt động của nó.
HS: Ghi nhận hệ quang học của mắt và hoạt động của mắt.
I. Cấu tạo quang học của mắt
 Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt cầu. 
 Từ ngoài vào trong, mắt có các bộ phận sau:
+ Giác mạc: Màng cứng, trong suốt. Bảo vệ các phần tử bên trong và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.
+ Thủy dịch: Chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.
+ Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.
+ Thể thủy tinh: Khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.
+ Dịch thủy tinh: Chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu sau thể thủy tinh.
+ Màng lưới (võng mạc): Lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác. Ở màng lưới có điểm vàng V là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất và điểm mù (tại đó, các sợi dây thần kinh đi vào nhãn cầu) không nhạy cảm với ánh sáng.
 Hệ quang học của mắt được coi tương đương một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt.
 Mắt hoạt động như một máy ảnh, trong đó: 
- Thấu kính mắt có vai trò như vật kính.
- Màng lưới có vai trò như phim.
Hoạt động 3 (20 phút) : Tìm hiểu sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Yêu cầu học sinh nêu công thức xác định vị trí ảnh qua thấu kính.
HS: Nêu công thức xác định vị trí ảnh qua thấu kính.
GV: Giới thiệu hoạt động của mắt khi quan sát các vật ở các khoảng cách khác nhau. 
HS: Ghi nhận hoạt động của mắt khi quan sát các vật ở các khoảng cách khác nhau.
GV: Giới thiệu sự điều tiết của mắt. 
HS: Ghi nhận sự điều tiết của mắt.
GV: Giới thiệu tiêu cự và độ tụ của thấu kính mắt khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa.
HS: Ghi nhận tiêu cự và độ tụ của thấu kính mắt khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa.
GV: Giới thiệu điểm cực viễn của mắt.
HS: Ghi nhận điểm cực viễn của mắt.
GV: Tương tự điểm cực viẽân, yêu cầu học sinh trình bày về điểm cực cận của mắt. 
HS: Trình bày về điểm cực cận của mắt.
GV: Yêu cầu học sinh xem bảng 31.1 và rút ra nhận xét. 
HS: Nhận xét về khoảng cực cận của mắt.
GV: Giới thiệu khoảng nhìn rỏ, khoảng cực viễn, khoảng cực cận của mắt. 
HS: Ghi nhận khoảng nhìn rỏ, khoảng cực viễn, khoảng cực cận của mắt.
II. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận.
 Ta có: = 
 Với mắt thì d’ = OV không đổi.
 Khi nhìn các vật ở các khoảng cách khác nhau (d thay đổi) thì f của thấu kính mắt phải thay đổi để ảnh hiện đúng trên màng lưới.
1. Sự điều tiết
 Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.
+ Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax, Dmin).
+ Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin, Dmax).
2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận
+ Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn CV. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rỏ. Mắt không có tật CV ở xa vô cùng (OCV = ¥).
+ Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận CC. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rỏ. Càng lớn tuổi điểm cực câïn càng lùi xa mắt.
+ Khoảng cách giữa CV và CC gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. OCV gọi là khoảng cực viễn, Đ = OCC gọi là khoảng cực cận.
Hoạt động 7 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
 GV: Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản. 
HS: Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
GV: Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 203 sgk 
HS: Ghi các bài tập về nhà.
 Ngày 13 tháng 4 năm 2010
 Tiết 62. MẮT
I. MỤC TIÊU
	+ Trình bày dược cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt.
	+ Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rỏ.
	+ Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li, sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này
	+ Nêu được 3 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh về mắt
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Mô hình cấu tạo của mắt để minh họa. Các sơ đồ về các tật của mắt.
2.Học sinh: Nắm vững kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Viết sơ đồ tạo ảnh qua quang hệ, có giải thích các đại lượng.
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu năng suất phân li của mắt.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Vẽ hình, giới thiệu góc trông vật của mắt. 
HS: Vẽ hình.
GV: Giới thiệu năng suất phân li. 
HS: Ghi nhận khái niệm.
III. Năng suất phân li của mắt
+ Góc trông vật AB là góc tưởng tượng nối quang tâm của mắt tới hai điểm đầu và cuối của vật. 
+ Góc trông nhỏ nhất e = amin giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt. Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.
 Mắt bình thường e = amin = 1’
Hoạt động 5 (25 phút) : Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Vẽ hình 31.5.
HS: Vẽ hình.
GV: Yêu cầu học sinh nêu các đặc điểm của mắt cận thị.
HS: Nêu các đặc điểm của mắt cận thị.
 GV: Vẽ hình 31.6
HS: Vẽ hình.
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách khắc phục tật cận thị.
HS: Nêu cách khắc phục tật cận thị.
GV: Vẽ hình 31.7. 
HS: Vẽ hình.
GV: Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của mắt viễn thị. 
HS: Nêu đặc điểm mắt viễn thị.
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách khắc phục tật viễn thị.
HS: Nêu cách khắc phục tật viễn thị.
GV: Giới thiệu đặc điểm và cách khắc phục mắt bị tật lão thị. 
HS: Ghi nhận đặc điểm và cách khắc phục mắt bị tật lão thị.
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm
- Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.
- fmax < OV.
- OCv hữu hạn.
- Không nhìn rỏ các vật ở xa.
- Cc ở rất gần mắt hơn bình thường. 
b) Cách khắc phục 
 Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rỏ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
 Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : fk = - OCV.
2. Mắt viễn thị và cách khắc phục
a) Đặc điểm
- Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.
- fmax > OV.
- Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.
- Cc ở rất xa mắt hơn bình thường. 
b) Cách khắc phục
 Đeo một thấu kính hội tụ có tụ số thích hợp để:
- Hoặc nhìn rỏ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt.
- Hoặc nhìn rỏ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt).
3. Mắt lão và cách khắc phục
+ Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận CC dời xa mắt.
+ Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ để nhìn rỏ vật ở gần như mắt bình thường.
Hoạt động 6 (5 phút) : Tìm hiểu hiện tượng lưu ảnh của mắt.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Giới thiệu sự lưu ảnh 
HS: Ghi nhận sự lưu ảnh của mắt.
của mắt.
GV: Yêu cầu học sinh nêu ứng dụng sự lưu ảnh của mắt.
HS: Nêu ứng dụng về sự lưu ảnh của mắt trong diện ảnh, truyền hình.
V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt
 Cảm nhận do tác động của ánh sáng lên tế bào màng lưới tiếp tục tồn khoảng 0,1s sau khi ánh sáng kích thích đã tắt, nên người quan sát vẫn còn “thấy” vật trong khoảng thời gian này. Đó là hiện tượng lưu ảnh của mắt. 
Hoạt động 7 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
 GV: Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản. 
HS: Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
GV: Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 203 sgk và 3.12, 3.15 sbt.
HS: Ghi các bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docGA 11_CB 2 cot.doc