Giáo án Vật lí 8 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Nhựt

GV: Thông báo và cách biểu diễn véc tơ lực.

GV: Y/c HS nhắc lại các đặc điểm của lực.

GV: Thông báo cách biễu diễn véc tơ lực. Véc tơ lực được kí hiệu: . Cường độ của lực được kí hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên.

GV: Nêu ví dụ như sgk.

GV: Y/c HS thực hiện C2, C3.

GV: Y/c một HS lên bảng trình bày C2.

Và HS khác nhận xét.

GV: Y/c Một HS đứng tại chổ trả lời C3. và các HS khác nhận xét.

GV: Y/c HS học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT. Chuẩn bị bài học sau.

 

doc213 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí 8 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Nhựt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
: Y/c HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT.
Về nhà chuẩn bị ôn tập cho tiết sau.
Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 33: Ngày soạn: 19 / 04/ 2014
Tiết 31: BÀI 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
 Vận dụng công thức 
Q = m.c.Dt.
Mô tả được TN và xử lý được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, Dt và chất làm vật.
II. CHUẨN BỊ: Cho mỗi nhóm:
+ 2 giá TN. 2 đèn cồn. 2 cốc đốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của học sinh:
* Hoạt động 1: Ổn định, tạo tình huống (7p)
1. Ổn định.
2. Tạo tình huống.
HS: Thu thập thông tin.
* Hoạt động 2: Thông báo về nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? (6phút).
I. NHIỆT LƯỢNG CỦA MỘT VẬT THU VÀO ĐỂ NÓNG LÊN PHỤ THUỘC NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
HS: Thu thập thông tin.
Khối lượng của vật.
Độ tăng nhiệt độ của vật.
Chất cấu tạo nên vật.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và khối lượng của vật (7 phút).
Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
HS: Thảo luận trả lời C1, C2.
C1: Để tăng nhiệt độ và chất làm nên vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lơn.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ (7phút).
Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
HS: Thảo luận trả lời C3, C4, C5.
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm nên vật giống nhau. Muốn vậy 2 cốc phải đựng cùng một chất lỏng và cùng một lượng như nhau.
C4: Phải có độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phai cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau, bằng cách thời gian đun khác nhau.
C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào càng lớn.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để vật nóng lên và chất làm nên vật (7phút).
Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để vật nóng lên và chất làm nên vật.
HS: Cá nhân trả lời C6, C7.
C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật giống nhau.
C7: Có.
* Hoạt động 6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng (7phút).
II. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG.
HS: Thu thập thông tin.
Q= mc. Dt. Trong đó: Q là là nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J
m là khối lượng của vật, tính ra kg.
Dt = t2- t1 là độ tăng nhiệt độ tính ra 0C hoặc 0K.
c là đại lượng đặc trương cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K.
* Hoạt động 7: Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà (4 phút).
 III. VẬN DỤNG.
HS: Trả lời C8, C9, C10.
C8: Tra bảng để biết nhiệt dung riêng, cân vật để biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác định độ tăng nhiệt độ.
C9: 57000 J = 57 kJ
C10: 663000J = 663 kJ
 Trợ giúp của thầy:
GV: Tạo tình huống như SGK.
GV: Thông báo nội dung như SGK.
GV: Y/c HS thảo luận nhóm trả lời C1, C2.
GV: Y/c HS thảo luận trả lời C3, C4, C5.
GV: Điều khiển HS thảo luận các câu trả lời.
GV: Giới thiệu bảng kết quả TN 
GV: Y/c HS làm C6, C7.
GV: Y/c HS thảo luận các câu trả lời.
GV: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng.
GV: Hướng dẫn HS trả lời C8, C9, C10
GV: Y/c HS về nhà làm các bài tập trong SBT, học thuộc ghi nhớ. chuẩn bị bài học sau.
Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 34: Ngày soạn: 28/ 4 / 2014 
Tiết 32: BÀI 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. MỤC TIÊU
Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lý truyền nhiệt.
Viết được phương trình cân bằng nhiệt trong trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt năng giữa hai vật.
II. CHUẨN BỊ: GV Chuẩn bị phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của học sinh:
* Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra, tạo tình huống (5 phút).
1. Ổn định.
2. Kiểm tra
HS: Trả lời và làm bài tập theo Y/c của GV.
3. Tạo tình huống.
HS: Thu thập thông tin.
* Hoạt động 2: Nguyên lý truyền nhiệt (7phút).
I. NGUYÊN LÝ TRUYỀN NHIỆT.
HS: Thu thập thông tin và ghi vở.
HS: Giải quyết tình huống nêu ra ở đầu bài.
* Hoạt động 3: Phương trình cân bằng nhiệt (8 phút).
II. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT.
HS: Qtoả ra= Q thu vào
 - Nhiệt lượng toả ra được tính theo công thức Q = mc.Dt trong đó 
Dt = t2- t1 (với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt).
* Hoạt động 4: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt (15 phút).
 III. VÍ DỤ VỀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT.
HS: Đọc bài tập ví dụ.
HS: Cho biết:
m1 = 0,15 kg; c1= 880 J/kg.K t1= 1000C; 
 t = 250C; t2= 200C ; c2= 4200 J/kg.K
 Tính m2 = ?
 Giải
Nhiệt lượng quả cầu nhôm toả ra khi nhiệt độ hạ từ 1000C xuống 250C là: Q1= m1.c1(t1 – t)
 = 0,15.880.(100 – 25)= 9900(J).
Nhiệt lượng thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200C lên 250C là: Q2= m2.c2(t – t2) = m2. 4200.(25 – 20)
Nhiệt lượng quả cầu toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào.
 Q1= Q2 	m2. 4200.(25 – 20) = 9900 
 m2= = 0,47 (kg).Đáp số: m2= 0,47 kg
* Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà (10 phút).
IV. VẬN DỤNG.
HS: Thực hiện các câu C1, C2, C3.
C1: (Phụ thuộc nhiệt độ ở trong phòng)
C2: HS tóm tắt đầu bài và giải.
Nhiệt lượng nước nhận được bằng nhiệt lượng do miếng đồng toả ra.
Q = m1.c1(t1 – t2) = 0,5.380(80 – 20)
 = 11400 (J).
Nước nóng lên là: Dt = = = 5,430C
C3: Nhiệt lượng miếng kim loại toả ra.
Q1= m1.c1(t1 – t) = 0,4.c.(100 – 20)
Nhiệt lượng nước thu vào.
Q2= m2.c2(t – t2) = 0,5.4190(20 – 13)
Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: 
Q1 = Q2 = 0,4.c.(100 – 20) = 0,5.4190(20 – 13)
c = 
Þ Kim loại này là thép.
Trợ giúp của thầy:
GV:Y/c HS nêu phần ghi nhớ và làm bài tập 24.1, 24.2 SBT.
GV Đặt vấn đề như SGK.
GV: Thông báo cho HS nội dung của ba nguyên lý truyền nhiệt.
GV:Y/c HS giải quyết tình huống ở đầu bài.
GV: Hướng dẫn HS dựa trên các nội dung của nguyên lý truyền nhiệt để tự xây dựng phương trình cân bằng nhiệt.
GV: Hướng dẫn giải bài tập ví dụ.
GV: Lưu ý HS cách tóm tắt đầu bài. Trình bày lời giải và cách viết đơn vị.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện C1, C2, C3.
GV:Y/c HS học thuộc ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT. Chuẩn bị bài mới.
Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 35: Ngày soạn: 05/ 05 / 2013
Tiết 33: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức.
Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của học sinh:
* Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra (10 phút).
1. Ổn định.
2. Kiểm tra
HS: Thực hiện theo y/c của GV.
* Hoạt động 2: Bài tập (35phút).
Bài tập 1:Người ta thả vào 0,2kg nước ở nhiệt độ 200C một cục sắt có khối lượng 300g ở nhiệt độ 100C và một miếng đồng có khối lượng 400g ở 250C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và nêu rõ quá trình trao đổi nhiệt giữa các thành phần trong hỗn hợp đó.
Hướng dẫn h/s làm bài tập:
- y/c h/s xác định vật toả nhiệt và vật thu nhiệt
- viết phương trình cân bằng nhiệt cho các vật
- viết cụng thức tính nhiệt lượng cho mỗi vật
- tính t như thế nào ? 
Bài tập 2: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 100g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 100C 
 Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m3 = 200g được nung nóng tới nhiệt độ t2 = 1200C. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 140C. Tính khối lượng của nhôm và thiếc trong hỗn hợp
HS: làm bài tập: 2
Bài 3: Người ta thả vào 0,2kg nước ở nhiệt độ 800C một cục sắt có khối lượng 300g ở nhiệt độ 100C và một miếng đồng có khối lượng 400g ở 650C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và nêu rõ quá trình trao đổi nhiệt giữa các thành phần trong hỗn hợp đó.
Trợ giúp của thầy:
GV: Y/c HS nêu công thức tính nhiệt lượng? Nêu rõ ý nghĩa các đại lượng trong công thức? 
? Phương trình cân bằng nhiệt?
GV: Y/c HS làm bài tập 24.2; 24.3; 24.4 trong SBT
GV: Treo đề bài chép vào bảng phụ lên bảng và y/c HS đọc đề bài.
HS làm bài tập : cho sắt thu nhiệt 2 vật còn lại toả nhiệt ta có phương trình cân bằng nhiệt như sau :
Qtoả = Qthu
0,2.4200.(20 – t) + 0,4.380.(25 – t) =
0,3.460.(t – 10) 
Giải phương trình ta có t = 19,450C
HS giải bài 2 : tương tự như bài 1
Cho học sinh bài tập tương tự
Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 36: Ngày soạn: 09/ 5 / 2013
Tiết 34: BÀI 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
I. MỤC TIÊU: Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
Làm được các bài tập trong phần vận dụng
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ vẽ bảng 29.1 SGK
Bảng phụ vẽ trò chơi ô chữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của học sinh:
* Hoạt động 1: Ôn tập (15 phút).
1. Ôn tập.
HS: Tham gia trả lời và thảo luận.
HS: Ghi câu trả lời vào vở.
* Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức (20 phút).
2. Vận dụng.
HS: Thực hiện các bài tập trong phần vận dụng.
I.
Câu 1: Câu B. Câu 2: Câu B.
Câu 3: Câu D. Câu 4: Câu C.
Câu 5: Câu C.
II.
Câu 1: Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi t0 giảm thì hiện tượng khuếch giảm.
Câu 2: Một vật lúc nào củng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào củng chuyển động.
Câu 3: Không. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công.
Câu 4: Nước nóng dần lên là do sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước, nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng.
III.
Câu 1: Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước và ấm là:
Q = Q1 + Q2 = m1c1Dt + m2c2Dt =
= 2.4200.80 + 0,5.880.80 = 707200 (J)
Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra:
Q’ = Q.= 2357333(J) » 2,357.106(J)
Lượng dầu cần dùng là:
m = = 
Câu 2: Công mà ôtô thực hiện được là:
A= F.S 1400.100000 = 14.107(J).
Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy toả ra.
Q = q.m = 46.106.8 = 36,8.107(J)
Hiệu suất của ôtô là:
H= 
* Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ (10 phút).
HS: Cử đại diện tham gia trò chơi.
Trợ giúp của thầy:
GV: Tổ chức HS thảo luận từng câu hỏi trong phần ôn tập.
GV: Sau mỗi câu hỏi GV chốt lại kiến thức
GV: Y/c HS thực hiện các bài tập trong phần vận dụng.
GV: Treo bảng phụ phần trò chơi ô chữ. Y/c HS cử đại diện cho các nhóm lên tham gia trò chơi.
GV: Nhận xét giờ ôn tập và y/c HS về nhà chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ.

File đính kèm:

  • docVẬT LÍ 8 NHUT 13-14.doc
Bài giảng liên quan