Giáo án Vật Lí 9 - Nguyễn Anh Tú
I.Mục tiêu:
_ Nêu được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
_ Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
_ Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
II.Chuẩn bị:
GV: nghiên cứu SGK, SGV, giáo án.
HS: ( mỗi nhóm HS )
_ 1 dây điện trở bằng nikêlin.
_ 1 ampe kế có giới hạn đo (GHĐ) 1,5 A và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) 0,1 A.
_ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1 V.
_ 1 công tắc.
_ 1 nguồn điện 6V.
_ 7 đoạn dây.
_ Dặn học sinh học bài. _ Làm bài 33.1, 33.2, 33.4. _ Đọc trước bài 34. Ngày soạn: 08/01/2008 Ngày dạy: ../01/2008 Tuần: 19 Tiết: 38 Bài 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I.Mục tiêu: _ Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy. _ Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều. _ Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục. II.Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án HS: Đọc trước bài 34. Mô hình máy phát điện xoay chiều. III.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2.KTBC: Hỏi: Thế nào là dòng điện xoay chiều? Có những cách nào tạo ra dòng điện xoay chiều? Làm bài 33.2. Trả lời: _ Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều. _ Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường. 33.2 D HS: Nhận xét. GV: Đánh giá, cho điểm. 3.Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: HS: Đọc phần đặt vấn đề. GV: Vậy cấu tạo và chuyển vận của đinamô xe đạp, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có gì giống nhau và khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. 3.2 Bài học: Hoạt động của HS – Trợ giúp của GV Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận chính của các máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK, hình 34.2 và trả lời câu C1. HS: Quan sát hình và trả lời câu C1. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận và trả lời câu C2. HS: Thảo luận trả lời câu C2. GV: Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính? HS: Trả lời. GV: Vì sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sắt? HS: Trả lời. GV: Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có khác nhau không? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận. HS: Nêu kết luận. GV thông báo: Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là Rôto. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm của máy phát điện trong kĩ thuật và trong sản xuất. GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần II. HS: Nghiên cứu mục II. GV: Hãy nêu những đặc tính kĩ thuật của máy? HS: Trả lời. GV: Hãy nêu cách làm quay máy phát điện? HS: Một HS trả lời, HS khác nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ góp điện trong máy phát điện có cuộn dây quay. GV: Trong máy phát điện loại nào cần có bộ góp điện? HS: Trả lời. GV: Bộ góp điện có tác dụng gì? HS: Một HS trả lời, HS khác nhận xét. Hoạt động 4: Vận dụng. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm câu C3. HS: Từng cá nhân làm câu C3. I.Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều: 1.Quan sát: C1. _ Giống nhau: các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm. _ Khác nhau: một loại co nam châm quay cuộn dây đứng yên; loại thứ hai có cuộn dây quay còn nam châm đứng yên. Loại có cuộn dây quay còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét. C2. Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng, giảm. 2.Kết luận: Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. II.Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật: 1.Đặc tính kĩ thuật: _ Cường độ dòng điện: 2000A. _ Hiệu điện thế: 25 000V. _ Tần số: 50Hz _ Công suất: 300 MW. _ Kích thước: đường kính tiết diện ngang 4m, dài 20m. 2.Cách làm quay máy phát điện: Các cách làm quay rôto của máy phát điện, ví dụ như động cơ nổ, dùng tua bin nước, dùng cánh quạt gió. III.Vận dụng: C3. Giống nhau: đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều. Khác nhau: Đinamô có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn. 4.Củng cố: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? 5.Dặn dò: _ Dặn HS học bài. _ Làm bài 34.1, 34.3. _ Đọc trước bài 35. Ngày soạn: /10/2008 Ngày dạy: ..//2008 Tuần: 11 Tiết: 22 Bài 20 : TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC I.Mục tiêu: _ Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của toàn bộ chương I. _Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải quyết các bài tập trong chương I. II.Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án HS: Chuẩn bị ở nhà phần tự kiểm tra bài 20. III.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số: 2.KTBC: 3.Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học ở chương I. 3.2 Bài học: Hoạt động của HS – Trợ giúp của GV Ghi bảng Hoạt động 1: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị. GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. HS: Trình bày việc chuẩn bị ở nhà từ câu 1 đến câu 11. GV: Gọi HS trình bày phần tự kiểm tra đã chuẩn bị. HS: Lần lượt làm từ câu 1 đến câu 11. GV: Điều khiển lớp, bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. GV nhắc nhở HS: Công thức tính điện trở tương đương gồm 3 điện trở mắc song song: . GV: Cần phải thực hiện những quy tắc nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện? HS: Trình bày phần trả lời đã chuẩn bị. GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh để có câu trả lời hoàn chỉnh. GV: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? HS: 1HS trả lời. HS khác nhận xét. GV: Bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. GV: Nêu các cách sử dụng tiết kiệm điện năng? HS: Từng cá nhân trả lời. Hoạt động 2: vận dụng. GV: Đề nghị từng cá nhân lần lượt làm các câu 12, 13, 14, 15 trong phần vận dụng. HS: Hoạt động cá nhân làm câu 12, 13, 14, 15. GV: Tổ chức cho HS thảo luận trước lớp các câu 12, 13, 14, 15. GV: Đề nghị HS tự lực giải câu 18. GV: Yêu cầu từng cá nhân tự lực làm câu 19 trong phần vận dụng. HS: Hoạt động cá nhân làm câu 19. GV gợi ý: Nếu gập đôi dây điện trở thì chiều dài dây thay đổi như thế nào? Tiết diện dây thay đổi như thế nào? Điện trở dây thay đổi như thế nào so với ban đầu? Công suất ấm thay đổi như thế nào? Thời gian đun thay đổi như thế nào? HS: Làm câu 19c theo sự gợi ý của GV. I.Tự kiểm tra: 1.Định luật ôm (SGK/8). 2.Thương số là giá trị của điện trở R đặc trưng cho dây dẫn khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này không đổi, vì hiệu điện thế tăng(hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng(hoặc giảm) bấy nhiêu lần. 3. 4.Đoạn mạch nối tiếp: Đoạn mạch song song: 5. a)Điện trở của dây dẫn tăng ba lần. b)Điện trở của dây dẫn giảm đi bốn lần. c)Vì điện trở suất của đồng nhỏ hơn của nhôm. d)Hệ thức: 6. a)Có thể thay đổi trị số; thay đổi điều chỉnh cường độ dòng điện. b)nhỏ, ghi sẵn, vòng màu. 7. a)Công suất định mức của dụng cụ đó. b)của hiệu điện thế giửa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. 8. a)A = P. t = U.I.t b)các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi, chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ: Bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bàn làbiến đổi hầu hết hoặc toàn bộ điện năng thành nhiệt năng. 9.Định luật Jun-Len-Xơ: (SGK/45) 10. _ Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. _ Phải sử dụng các dây d6ãn có vỏ bọc cách điện theo đúng qui định. _ Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với mỗi dụng cụ điện trong mạng điện gia đình. _ Không tự mình tiếp xúc với mạng điện gia đình. _ Khi sửa chữa thiết bị điện phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì và đảm bảo cách điện giửa người và nền gạch. 11. Phải tiết kiệm điện năng vì: _ Trả tiền điện ít hơn. _ Giảm bớt chi tiêu về điện. _ Giảm bớt sự tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện quá tải. _ Dành phần điện năng cho các vùng khác hoặc xuất khẩu. Các cách sử dụng tiết kiệm điện năng: _ Sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí. _ Chỉ sử dụng các dụng cụ hay thiết bị trong những lúc cần thiết. II.Vận dụng: 12.C 13.B 14.D 15.A 18. a)Bộ phận chính (dây đốt) của các dụng cụ đốt nóng bằng điện làm bằng chất có điện trở suất lớn nên điện trở của chúng lớn. Còn dây dẫn bằng đồng có điện trở suất rất nhỏ nên điện trở rất nhỏ. Khi co dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng hầu như chỉ toả ra dây đốt mà không toả ra trên dây dẫn theo định luật Jun-Len-Xơ. b)Điện trở của dây đốt: c)Tiết điện của dây: 19. a)Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước: Nhiệt lượng mà dây đốt nóng toả ra là: Thời gian đun nước là: b)Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng cho việc đun nước là: A = Q.t = 741 176.5.2.30 = 12,35 kwh Tiền điện: T = 12,35.700 = 8 645 (đồng) c)Nếu chập đôi dây thì điện trở của dây giảm đi 4 lần. Công suất tăng 4 lần. Thời gian đun nước là: giảm 4 lần Vậy: 4.Củng cố: Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của HS cho bài tổng kết chương I: Điện học. 5.Dặn dò: _ Dặn HS làm câu 20 (về nhà); Bằng cách áp dụng định luật Oâm và công thức tính điện năng A= P .t. _ Đọc trước bài 21.
File đính kèm:
- giao an vat li 9.doc