Giáo án Vật lý 11 Nâng cao - Tiết 2: Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích - Phan Ngọc Hà

1. Thuyết electron:

- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện.

- Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.

- Electron có thể di chuyển trong một vật hay từ vật này sang vật khác vì độ linh động lớn.

2. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện:

- Vật dẫn điện là những vật có các điện tích tự do có thể di chuyển được bên trong vật.

- Vật cách điện là những vật có rất ít các điện tích tự do có thể di chuyển bên trong vật.

3. Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:

a. Nhiễm điện do cọ xát:

Khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì có một số electron di chuyển từ thuỷ tinh sang lụa nên thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.

b. Nhiễm điện do tiếp xúc:

Khi thanh kim loại trung hoà điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự di chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại nên thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

c. Nhiễm điện do hưởng ứng:

Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Nâng cao - Tiết 2: Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích - Phan Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn :	Trường THPT : Ngũ Hành Sơn
Ngày day:	Giáo viên: Phan Ngọc Hà.
Lớp dạy:
Bài dạy:
TIÊT 2: THUYẾT ELECTRON - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Trình bày được nội dung chính của thuyết electron.
Trình bày được khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện.
Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.
Kỹ năng:
Vận dụng được thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
Giải thích được tính dẫn điện, tính cách điện của một chất.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
THUYẾT ELECTRON - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
Thuyết electron:
Bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.
Electron có thể di chuyển trong một vật hay từ vật này sang vật khác vì độ linh động lớn.
Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện:
Vật dẫn điện là những vật có các điện tích tự do có thể di chuyển được bên trong vật.
Vật cách điện là những vật có rất ít các điện tích tự do có thể di chuyển bên trong vật.
Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:
Nhiễm điện do cọ xát:
Khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì có một số electron di chuyển từ thuỷ tinh sang lụa nên thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.
Nhiễm điện do tiếp xúc:
Khi thanh kim loại trung hoà điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự di chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại nên thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.
Nhiễm điện do hưởng ứng:
Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu.
Định luật bảo toàn điện tích
Ở một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
Nội dung ghi bảng:
Học sinh:
Ôn lại hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện (đã học ở THCS).
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Trả lời câu hỏi của Gv:
Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Cu-lông.
Biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu.
Gv đặt câu hỏi kiểm tra.
Nhận xét câu trả lời của Hs.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thuyết electron. Vật dẫn điện và vật cách điện.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hs nhớ lại cấu tạo của nguyên tử.
Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân: proton: mang điện dương.
 nơtron: không mang điện.
+ Electron: mang điện âm.
Thuyết electron dựa trên sự có mặt và sự di chuyển của electron.
Hs dựa vào lưu ý của Gv để trả lời câu C1.
Hs nêu tên một vài vật dẫn điện và vật cách điện.
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: cấu tạo của nguyên tử, điện tích của các hạt trong nguyên tử.
Thuyết electron dựa trên cơ sở nào?
Gv trình bày nội dung thuyết electron. Lưu ý Hs là khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton rất nhiều nên electron di chuyển dễ hơn..
Yêu cầu Hs trả lời câu C1.
Gv nêu câu hỏi: Theo quan điểm của thuyết electron thì thế nào là một vật nhiễm điện?
Yêu cầu Hs nêu vi dụ về vật dẫn điện và vật cách điện. Định nghĩa vật dẫn điện và vật cách điện.
Gv đưa ra định nghĩa trong SGK. Vậy hai cách định nghĩa đó có khác nhau không?
Hoạt động 3: Tìm hiểu ba hiện tượng nhiễm điện.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hs nghiên cứu SGK, lắng nghe và trả lời câu hỏi của Gv.
Hs lắng nghe và ghi chép.
Chú ý:
Electron tự do có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhiễm điên.
Điện tích có tính bảo toàn.
Gv yêu cầu Hs dựa vào thuyết electron để trả lời các câu hỏi sau:
Bình thường thanh thuỷ tinh và mảnh lụa trung hoà về điện. Tại sao sau khi cọ xát chúng lại nhiễm điện? điện tích đó từ đâu đến?
Thanh kim loại trung hoà điện khi tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì thanh KL nhiễm điện. Dựa vào nội dung nào của thuyết electron để giải thích hiện tượng trên?
Tương tự yêu cầu Hs giải thích hiện tượng nhiếm điện do hưởng ứng.
Yêu cầu Hs so sánh ba hiện tượng nhiễm điện trên.
Gv nhận xét câu trả lời của Hs, tổng kết và rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Hs lắng nghe và ghi chép.
Gv đặt câu hỏi: thế nào là một hệ cô lập về điện?
Gv trình bày nội dung định luật bảo toàn điện tích.
 Củng cố:
Hs trả lời các câu hỏi trong SGK /12.
Dặn dò:
Làm bài tập 1,2 /12 sgk.
Chuẩn bị bài “Điện trường”.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 2 Thuyet electron - dinh luat bao toan dien tich.doc
Bài giảng liên quan