Giáo án Vật lý 12 - Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến - Trường THPT Thực hành Cao Nguyên

A. Mục tiêu bài học

- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

B. Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

 a. Kiến thức và dụng cụ:

- Chuẩn bị các hình vẽ 23.1; 23.2; 23.3 SGK.

 - Những thông tin bổ sung cho bài trong SGV.

 b. Phiếu học tập:

P1. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin?

 A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn.

 B. Xem truyền hình cáp.

 C. Xem băng video.

 D. Điều khiển tivi từ xa.

P2. Trong việc truyền thanh vô tuyến trên những khoảng cách hàng nghìn kilômét, người ta thường dùng các sóng vô tuyến có bước sóng vào cỡ

 A. vài mét.

 B. vài chục mét.

 C. vài trăm mét.

 D. vài nghìn mét.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 4172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 12 - Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến - Trường THPT Thực hành Cao Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 23: NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC 
BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN
A. Mục tiêu bài học	
Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản. 
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên:
	a. Kiến thức và dụng cụ:
- Chuẩn bị các hình vẽ 23.1; 23.2; 23.3 SGK.
	- Những thông tin bổ sung cho bài trong SGV.
	b. Phiếu học tập:
P1. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin?
	A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn.
	B. Xem truyền hình cáp.
	C. Xem băng video.
	D. Điều khiển tivi từ xa.
P2. Trong việc truyền thanh vô tuyến trên những khoảng cách hàng nghìn kilômét, người ta thường dùng các sóng vô tuyến có bước sóng vào cỡ
	A. vài mét.
	B. vài chục mét.
	C. vài trăm mét.
	D. vài nghìn mét.
P3. Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
	A. Mạch phát sóng điện từ.
	B. Mạch biến điệu.
	C. Mạch tách sóng.
	D. Mạch khuyếch đại.
	c. Đáp án phiếu học tập:
	P1: D;	P2: B;	P3: C.
	d. Dự kiến ghi bảng: (chia thành 2 cột)
Bài 23: NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN 
I. Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến:
Phải dùng các sóng điện từ cao tần để tải thông tin gọi là sóng mang.
Phải biến điệu các sóng mang
Sử dụng mạch tách sóng ở nơi thu sóng.
Sử dụng mạch khuếch đại để khuếch đại tín hiệu thu được.
II. Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:
	Gồm 5 bộ phận cơ bản:
Micro.
Máy phát sóng điện từ cao tần.
Mạch biến điệu.
Mạch khuếch đại.
Anten phát.
III. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản:
	Gồm 5 bộ phận cơ bản:
Anten thu.
Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần.
Mạch tách sóng
Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần.
Loa.
VI. Luyện tập:
	2. HS:
	- Ôn lại kiến thức bài sóng điện từ.
	- Đọc bài mới trước khi đến lớp.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 (7 phút): ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Cán bộ lớp báo cáo về tính hình lớp.
- Nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ, nhớ lại các kiến thức trong bài trước.
- Trình bày câu trả lời: Sóng điện từ chính là điện từ trường lan truyền trong không gian.
 Sóng điện từ là sóng ngang: luôn tạo thành một tam diện thuận.
 Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn cùng pha với nhau.
 Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi.
 Khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường thì sóng điện từ cũng khúc xạ và phản xạ.
- Trình bày câu trả lời: Sóng vô tuyến bị không khí hấp thụ. Chỉ có các sóng điện từ có bước sóng nằm trong một số vùng tương đối hẹp là không bị không khí hấp thụ. Các vùng đó gọi là các giải sóng vô tuyến. Các sóng điện từ có bước sóng ngắn (tần số cao) thì phản xạ tốt trên tầng điện li và trên mặt đất nên có thể truyền đi xa bằng cách phản xạ liên tiếp trên tầng điện li và trên mặt đất.
- Yêu cầu cán bộ lớp cho biết tình hình của lớp.
- Nêu câu hỏi: Sóng điện từ là gì? Nêu những đặc điểm của sóng điện từ?
- Nêu câu hỏi: Nêu những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển?
- Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2 (20 phút): NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA VIỆC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN:
	Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nghe GV đặt vấn đề vào bài.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV:
 +Trả lời câu C1: Phải dùng sóng điện từ cao tần (tức sóng ngắn) vì sóng này it bị không khí hấp thụ, mặt khác sóng ngắn phản xạ tốt trên mặt đất và trên tầng điện li nên có thể truyền đi xa.
 +Trả lời câu C2: 
	 Sóng trung có tần số khoảng 3Mhz.
	 Sóng ngắn có tần số khoảng 30Mhz.
	 Sóng cực ngắn có f khoảng 300Mhz.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Trả lời câu hỏi của GV: Để tải được thông tin (âm thanh chẳng hạn) phải làm những việc sau:
	+ Dùng micro để biến dao động âm thành dao động điện, dao động này gọi là sóng âm tần.
	+ Dùng 1 bộ phận khác trộn sóng âm tần với sóng mang và được phát đi đến máy thu.
- Trả lời câu hỏi của GV: Sử dụng mạch tách sóng để tách âm tần và đưa ra loa để biến dao động điện thành dao động âm.
- Đặt vấn đề vào bài: (nêu phần chữ nhỏ đầu bài)
- Hãy tìm hiểu vấn đề 1 trong SGK và trả lới câu C1 và câu C2.
- Hãy tìm hiểu vấn đề 2, 3, 4 trong SGK.
- Đặt câu hỏi: Làm thế nào để có thể tải được thông tin từ nơi này đến nơi khác bằng sóng điện từ cao tần?
- Kết luận mục 2: phải dùng mạch biến điệu để biến điệu sóng điện từ.
- Đặt câu hỏi: Tại nơi thu sóng, làm thế nào để lấy dao động điện từ có tần số âm ra khỏi sóng điện từ cao tần?
- Sử dụng các hình vẽ 23.1 để hệ thống lại mục I cho HS.
- Thông báo thêm: Thường tín hiệu thu được có cường độ nhỏ phải khuếch đại chúng bằng mạch khuếch đại.
Hoạt động 3 (5 phút): SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT MÁY PHÁT THANH VÔ TUYẾN ĐƠN GIẢN
	Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát hính vẽ và trả lới câu C3.
- Treo hình vẽ 23.2 và yêu cầu HS trả lời câu C3.
Hoạt động 4 (5 phút): SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT MÁY THU THANH ĐƠN GIẢN
	Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát hính vẽ và trả lới câu C4.
- Treo hình vẽ 23.3 và yêu cầu HS trả lời câu C4.
Hoạt động 5 (6 phút): VẬN DỤNG, CỦNG CỐ
	Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc phiếu học tập, suy nghĩ .
- Trình bày đáp án.
- Đọc các câu hỏi và bài tập trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi và làm bài tập.
- Lắng nghe tóm tắt bài học
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Gợi ý (nếu cần).
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tóm tắt bài học.
- Đánh giá tiết học của lớp.
Hoạt động 6 (2 phút): HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Ghi bài tập vê nhà.
- Ghi nhớ lời căn dặn của GV.
- Giao bài tập về nhà: Làm các câu hỏi và bài tập còn lại trong phiếu học tập, SGK, SBT.
- Căn dặn HS ôn tập chương IV để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
- Thông báo cấu trúc đề kiểm tra: gồm 2 phần: Trắc nghiệm khác quan (10 câu) và Tự luận (2 câu).
D. Một số kinh nghiệm được rút ra từ bài dạy

File đính kèm:

  • docBai 23CB - THPT TH Cao Nguyen.doc