Giáo án Vật lý 12 - Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại - Nguyễn Tuấn Hà

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Nêu được bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia hồng ngoại.

- Nêu được bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia tử ngoại.

2. Kỹ năng :

So sánh được bước sóng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại với ánh sáng nhìn thấy.

3. Vận dụng và liên hệ thực tế :

Giải thích được một phần nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ ứng dụng tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

B. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên :

Thí nghiệm hình 27.1 SGK.

2. Học sinh:

Ôn hiệu ứng nhiệt điện và nhiệt kế cặp nhiệt điện.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin :

Các đoạn video mô tả các hiện tượng, sự vật liên qua đến bài học :

- Cách sấy hoa quả.

- Hình ảnh thợ hàn hồ quang.

- Anh sáng Mặt Trời.

- Tắm nắng chữa bệnh còi xương

- Tầng ô zôn.

- Đèn hơi thủy ngân.

- Đóng gói đồ hộp.

- Dò vết nứt bề mặt.Trình chiếu : tóm tắt nội dung bài và hệ thống câu hỏi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 12 - Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại - Nguyễn Tuấn Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tên trường : THPT Buôn Đôn
Nhóm trưởng nhóm thiết kế : Nguyễn Tuấn Hà
BÀI 27. TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
MỤC TIÊU :
Kiến thức :
- Nêu được bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia hồng ngoại.
- Nêu được bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia tử ngoại.
Kỹ năng :
So sánh được bước sóng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại với ánh sáng nhìn thấy.
Vận dụng và liên hệ thực tế :
Giải thích được một phần nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ ứng dụng tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Thí nghiệm hình 27.1 SGK.
Học sinh:
Ôn hiệu ứng nhiệt điện và nhiệt kế cặp nhiệt điện.
Ứng dụng công nghệ thông tin :
Các đoạn video mô tả các hiện tượng, sự vật liên qua đến bài học :
- Cách sấy hoa quả.
- Hình ảnh thợ hàn hồ quang.
- Aùnh sáng Mặt Trời.
- Tắm nắng chữa bệnh còi xương
- Tầng ô zôn.
- Đèn hơi thủy ngân.
- Đóng gói đồ hộp.
- Dò vết nứt bề mặt.
Trình chiếu : tóm tắt nội dung bài và hệ thống câu hỏi.
4. Hệ thống câu hỏi
1. Hãy nêu bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia hồng ngoại.
2. Hãy nêu bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia tử ngoại.
3. Tia tử ngoại:	
A. không có tác dụng nhiệt.	
B. cũng có tác dụng nhiệt.
C. không làm đen phim ảnh.
D. làm đen phim ảnh nhưng không mạnh bằng ánh sáng nhìn thấy.
NỘI DUNG BÀI DẠY :
I. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại 
	Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy.
	Phần nằm ở ngoài vùng màu đỏ của quang phổ gọi là tia hồng ngoại.
	Phần nằm ở ngoài vùng màu tím của quang phổ gọi là tia tử ngoại.
II. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
1. Bản chất
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng nhìn thấy.
2. Tính chất
	Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cũng tuân theo các định luật : truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
	Vùng hồng ngoại gồm các tia có bước sóng 760nm đến khoảng vài milimét.
	Vùng tử ngoại gồm các tia có bước sóng 380nm đến vài nanômét. 
III. Tia hồng ngoại
1. Cách tạo ra
Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại. Ta thường dùng đèn sợi đốt hoặc điốt phát quang làm nguồn phát tia hồng ngoại.
2. Tính chất và công dụng
a) Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.
b) Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
c) Tia hồng ngoại có thể biến điệu được.
d) Tia hồng ngoại có nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học quân sự.
IV. Tia tử ngoại
1. Nguồn tia tử ngoại
Những vật có nhiệt độ cao ( từ 20000 C trở lên) đều phát ra tia tử ngoại.
2. Tính chất
a) Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
b) Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
c) Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
d) Tia tử ngoại làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
e) Tia tử ngoại có tác dụng sinh học.
f) Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng lại có thể truyền qua thạch anh.
3. Sự hấp thụ tia tử ngoại
Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại của Mặt Trời, có tác dụng bảo vệ con người và sinh vật trên Trái Đất.
4. Công dụng
Tia tử ngoại được sử dụng nhiều trong y học, trong công nghiệp thực phẩm và trong công nghiệp cơ khí.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động 1 . (4 phút)
 Định hướng và tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Quan sát , theo dõi GV đặt vấn đề.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
º. Trong thực tếâ, chúng ta thấy có những máy quay phim có thể ghi lại được những hoạt động của con người và sinh vật trong đêm tối, ta cũng thường nghe rằng, sự sống trên Trái Đất sẽ bị hủy diệt nếu không có tầng ôzôn. Vậy vì sao máy quay phim làm được điều đó? Vì sao tầng ô zôn lại có tác dụng to lớn đối với chúng ta như vậy? Bài học hôm nay sẽ là cơ sở giúp chúng ta giải thích được các hiện tượng trên.
Hoạt động 2 . ( 10 phút ) 
	Tìm hiểu cách phát hiện sự tồn tại của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Quan sát GV làm TN, trả lời câu hỏi.
Trả lời C1.
ª. Biểu diễn TN
ª. Đặt câu hỏi : Căn cứ vào đâu để phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
Hoạt động 3 . ( 5 phút ) 
	Tìm hiểu bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK, lập luận và hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
ª. Về bản chất, đặt câu hỏi: Vì sao có thể khẳng định tia tử ngoại, tia hồng ngoại và ánh sáng thông thường có cùng bản chất?
ª. Về tính chất, đặt câu hỏi: Dựa vào TN 27.1 có thể nhận xét gì về bước sóng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại? 
ª. Theo em,tia hồng ngoại và tia tử ngoại tuân theo những định luật nào? Vì sao?
Hoạt động 4 . ( 10 phút )
	Tìm hiểu tia hồng ngoại.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Quan sát và hoàn thành yêu cầu của GV.
Quan sát và hoàn thành yêu cầu của GV.( có thể thảo luận với các bạn bên cạnh)
ª. Cho HS xem hình ảnh cách tạo tia hồng ngoại từ các nguồn phát : bóng đèn dây tóc.
ª. Nêu nguồn phát và điều kiện để vật phát ra tia hồng ngoại?
ª. Cho HS xem đoạn video về cách sấy hoa quả, các ứng dụng tia hồng ngoại trong quân sự.
ª. Hãy cho biết tính chất nổi bật và công dụng của tia hồng ngoại?
Hoạt động 5 . ( 10 phút )
	Tìm hiểu tia tử ngoại.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Quan sát và hoàn thành yêu cầu của GV. 
Hoàn thành yêu cầu của GV. 
Trả lời C2.
Quan sát và hoàn thành yêu cầu của GV. 
Quan sát, rút ra công dụng của tia tử ngoại.
ª.Cho HS xem đoạn video về:
- Aùnh sáng Mặt Trời.
- Hồ quang điện.
- Đèn hơi thủy ngân.
ª. Nêu nguồn phát và điều kiện để vật phát ra tia tử ngoại?
ª. Hãy cho biết tính chất nổi bật của tia tử ngoại?
ª. Cho HS xem đoạn video về tầng ô zôn.
ª. Kể tên một số vật có thể hấp thụ tia tử ngoại?
ª. Cho HS xem đoạn video mô tả : 
- tắm nắng.
- Đóng gói đồ hộp.
- Dò vết nứt bề mặt.
ª. Hãy bổ sung thêm một số công dụng của tia tử ngoại?
Hoạt động 6 . ( 5 phút )
	Củng cố bài học.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
hoàn thành yêu cầu của GV
ª. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở phần mở đầu.
ª. Trình chiếu : tóm tắt nội dung bài học và hệ thống câu hỏi
Hoạt động 7 . ( 1 phút )
	Kết thúc.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Cá nhân tiếp thu thông báo, ghi nhớ.
ª. BTVN (SGK)

File đính kèm:

  • docBai 27 CB - THPT Buon Don.doc