Giáo án Vật lý 12 - Bài 28: Tia X - Trường THPT Phan Đình Phùng
A, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
- Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất của tia X.
- Nhớ được một số ứng dụng của tia X.
2, Kĩ năng
- Thấy được sự rộng lớn của phổ sóng điện từ, do đó thấy được sự cần thiết phải chia phổ ấy thành các miền, theo kĩ thuật sử dụng để nghiên cứu và ứng dụng sóng điện từ trong mỗi miền.
- Phân biệt được bản chất của tia X với bản chất của các loại bức xạ khác
Sở GD và ĐT Trường THPT Phan Đình Phùng Tổ Lý – Công nghệ Bài 28: TIA X A, Mục tiêu bài học 1, Kiến thức - Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất của tia X. - Nhớ được một số ứng dụng của tia X. 2, Kĩ năng - Thấy được sự rộng lớn của phổ sóng điện từ, do đó thấy được sự cần thiết phải chia phổ ấy thành các miền, theo kĩ thuật sử dụng để nghiên cứu và ứng dụng sóng điện từ trong mỗi miền. - Phân biệt được bản chất của tia X với bản chất của các loại bức xạ khác B, Chuẩn bị 1, Giáo viên a, Một vài tấm phim X quang chụp các bộ phận của cơ thể người như đầu, chân, tay, phổi, dạ dày, b, Hình vẽ 28.1 c, Dự kiến ghi bảng Bài 28: TIA X I, Phát hiện tia X Mỗi khi một chùm tia catôt - tức là chùm electron có năng lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X II, Cách tạo tia X Hình 28.1 III, Bản chất và tính chất của tia X 1, Bản chất Tia X là sóng điện từ có bước sóng từ 10-11m đến 10-8m 2, Tính chất - Tia X có khả năng đâm xuyên - Tia X làm đen kính ảnh Á - Tia X làm phát quang một số chất - Tia X làm ion hoá không khí - Tia X có tác dụng sinh lí 3, Công dụng IV, Thang sóng điện từ - Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều có cùng bản chất và cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ. 2, Học sinh Xem lại về sự phóng điện qua khí kém và tia katôt trong SGK vật lý 11 3, Gợi ý sử dụng CNTT C, Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (5 PHÚT): ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CỦ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu cán bộ lớp cho biết tình hình của lớp - Nêu câu hỏi: Em hãy cho biết bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại ? - Nhận xét và cho điểm - Cán bộ lớp báo cáo tình lớp - 1 em hs trả lời Hoạt động 2 (5 PHÚT): PHÁT HIỆN TIA X Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Đặt vấn đề vào bài( hàng chử nhỏ đầu bài) - Giới thiệu sự ra đời của tia X rút ra kết luận về tia X - Nghe GV đặt vấn đề vào bài - Nghe GV giới thiệu và ghi kết luận Hoạt động 3 (10 phút ): CÁCH TẠO RA TIA X Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo hình 28.1 và giới thiệu thí nghiệm về cách tạo ra tia X - Nghe GV giới thiệu và ghi chép cấu tạo và nội dung của thí nghiệm Hoạt động 4 (10 phút ): BẢN CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA TIA X Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nhắc lai bản chất của tia tử ngoại - Nhận xét và kết luận tia X là sóng điện từ - Nêu tính chất của tia tử ngoại - Dựa vào bản chất của tia X và sự đồng nhất về bản chất với tia tử ngoại hãy nêu tính chất của tia X - Dựa vào tính chất của tia X em hãy nêu những ứng dụng trong thực tế mà em đã từng biết - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs thảo luận và trả lời - Học sinh thảo luận và trả lời Hoạt động 5 ( 10 phút): THANG SÓNG ĐIỆN TỪ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho hs thảo luận về sự đồng nhất giữa sóng điện từ và sóng ánh sáng - Gv kết luận - Thảo luận và đưa ra nhận xét - Hs ghi nội dung Hoạt động 5 ( 5 phút): CŨNG CỐ VÀ RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tóm tắt bài học Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Giao bài tập về nhà trong SGK và SBT Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết sau Lắng nghe Thảo luận và trả lời Ghi Ghi nhớ lời dặn D, Một số kinh nghiệm được rút ra từ bài dạy - Ghi nhận xét của GV sau khi dạy xong: - Gợi ý các câu hỏi kiểm tra đánh gia:ù
File đính kèm:
- Bai 28CB - THPT Phan Dinh Phung.doc