Giáo án Vật lý 12 - Bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang

I. Mục tiêu:

 + Kiến thức:

 - Trình bày và nêu được ví dụ về hiện tượng quang – phát quang.

 - Phân biệt được huỳnh quang và lân quang.

 - Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.

 + Kỹ năng: giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

II. Chuẩn bị:

GV:

- Một ống nghiệm nhỏ đựng dung dịch fluorexêin; hoặc một vật bằng chất lân quang (núm bật tắc ở một số công tắc điện, các con giáp màu xanh bằng đá ép sản xuất ở Đà Nẵng )

- Đèn phát tia tử ngoại hoặc một chiếc bút thử tiền.

- Một hộp cactông nhỏ dùng để che tối cục bộ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 12 - Bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 32 (SGK Vật lí 12 cơ bản)
HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG.
I. Mục tiêu: 
	+ Kiến thức: 
	- Trình bày và nêu được ví dụ về hiện tượng quang – phát quang.
	- Phân biệt được huỳnh quang và lân quang.
	- Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.
	+ Kỹ năng: giải thích một số hiện tượng trong thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
GV: 
- Một ống nghiệm nhỏ đựng dung dịch fluorexêin; hoặc một vật bằng chất lân quang (núm bật tắc ở một số công tắc điện, các con giáp màu xanh bằng đá ép sản xuất ở Đà Nẵng)
- Đèn phát tia tử ngoại hoặc một chiếc bút thử tiền.
- Một hộp cactông nhỏ dùng để che tối cục bộ.
HS: 
III. Dự kiến ghi bảng: 
HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
I. Hiện tượng quang – phát quang: 
	1. Khái niệm về sự phát quang: 
	Sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác gọi là hiện tượng quang – phát quang.
	Ví dụ: Chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục.
	2. Huỳnh quang và lân quang: 
	+ Huỳnh quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài rất ngắn sau khi tắt ánh sáng kích thích.
	+ Lân quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài khá lớn sau khi tắt ánh sáng kích thích.
II. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang: 
	Aùnh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.	
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài(3 phút)
* GV nêu câu hỏi: sự phát sáng kéo dài hàng giờ của nút bấm công tắc đèn khi đèn trong phòng đã tắt là hiện tượng gì? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về sự phát quang ( phút)
* Hs đọc mục 1 SGK, thảo luận nhóm và trình bày.
* HS theo dõi và ghi nhận kiến thức.
* HS: hóa - phát quang ở con đom đóm, phát quang catốt ở màn hình vô tuyến, điện phát quang ở đèn LED,.
* HS: thời gian phát quang
* GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK rồi trình bày lại theo sự hiểu biết của mình.
* GV làm thí nghiệm chứng minh theo hình 32.1 SGK hoặc thay thế bằng những thí nghiệm tương tự.
* GV chốt lại: Sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác gọi là hiện tượng quang – phát quang. 
* GV đặt câu hỏi: ngoài hiện tượng quang – phát quang còn có hiện tượng phát quang nào khác không? 
*GV đặt câu hỏi: đặt điểm quan trọng của sự phát quang là gì? 
Hoạt động 3: Phân biệt Huỳnh quang và lân quang ( phút)
* HS đọc mục 2, thảo luận nhóm và trình bày.
* HS thảo luận và trình bày: nếu dùng sơn phản quang thì ta chỉ nhìn thấy vật đó theo phương phản xạ
GV yêu cầu HS đọc mục 2, phân biệt huỳnh quang và lân quang.
GV đặt câu hỏi: Tại sao sơn quét trên các biển báo giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không là sơn phản quang? 
* GV chốt lại: trên đầu các cọc chỉ giới người ta quét một lớp sơn phát quang mà không là sơn phản quang là vì: nếu là ánh sáng phát quang thì từ nhiều phía ta có thể thấy cọc tiêu, biển báo; còn nếu là ánh sáng phản xạ thì chỉ nhìn thấy các vật đó theo phương phản xạ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang (8 phút)
* HS đọc mục II, thảo luận nhóm và trình bày.
* GV yêu cầu HS đọc mục II và trình bày theo sự hiểu biết của mình.
* GV đặt câu hỏi: Dựa vào thuyết lượng tử ánh sáng hãy giải thích vì sao ? 
Hoạt động 5: Củng cố bài (8 phút)
* HS thảo luận nhóm, từng nhóm đưa ra câu trả lời, giải thích và tranh luận.
* GV yêu cầu HS làm câu 3, 4, 5 trắc nghiệm SGK 
* GV giao bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docBai 32CB - THPT Huynh Thuc Khang.doc
Bài giảng liên quan