Giáo án Vật lý 8 - Tiết 30: Bài tập

1. MỤC TIÊU:

 1.1) Kiến thức:

 - Nêu lại được những kiến thức cơ bản của nhiệt đã học: cấu tạo chất, nhiệt năng, nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.

 - Nêu lại quy tắc vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập

 1.2) Kĩ năng:

 Vận dụng được các kiến thức nhiệt đã học giải đúng bài tập

 1.3) Thái độ:

 Tích cực, nghiêm túc

2. CHUẨN BỊ:

 2.1) Chuẩn bị của GV:

 Giải trước các bài tập ở nhà

 2.2) Chuẩn bị của HS:

 Xem lại các kiến thức đã học

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 30: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 31
Tiết: 30
NS: 
ND: 
BÀI TẬP
1. MỤC TIÊU:
 1.1) Kiến thức:
 - Nêu lại được những kiến thức cơ bản của nhiệt đã học: cấu tạo chất, nhiệt năng, nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.......
 - Nêu lại quy tắc vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập
 1.2) Kĩ năng:
 Vận dụng được các kiến thức nhiệt đã học giải đúng bài tập
 1.3) Thái độ:
 Tích cực, nghiêm túc
2. CHUẨN BỊ: 
 2.1) Chuẩn bị của GV:
 Giải trước các bài tập ở nhà
 2.2) Chuẩn bị của HS:
 Xem lại các kiến thức đã học
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 3.1) Ổn định: (1’) KTSS
 3.2) KTBC: (4’)
 ? Khi nào hai vật truyền nhiệt cho nhau ? Phương trình cân bằng nhiệt được viết như thế nào ?
 Áp dụng: làm bài 25.1, 25.2/SBT
 * Đáp án: - Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau
 + Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào
 - Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa=Qthu vào
 Áp dụng: 25.1 – A, 25.2 – B
 3.3) Các hoạt động:
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1(10’) Giải bài tập 1
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi mở
- Gọi HS đọc đề bài và lên bảng tóm tắt
? Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cuối của chất thu nhiệt và tỏa nhiệt như thế nào với nhau? 
? Chất nào tỏa nhiệt, thu nhiệt ?
? Làm sao tính được nhiệt dung riêng của chì ?
- Đọc đề bài và tóm tắt lên bảng
 Các HS khác theo dõi và nhận xét
! Bằng nhau
 Cá nhân HS trả lời mục a)
! Chì tỏa nhiệt, nước thu nhiệt
! Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, tính được nhiệt lượng nước thu vào cũng chính là nhiệt lượng tỏa ra của chì.
 Cá nhân HS lên bảng trình bày.
Bài tập 1:
Một HS thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước ở 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC
a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt ?
b) Tính nhiệt lượng nước 
c) Tính nhiệt dung riêng của chì
GIẢI
Tóm tắt:
 m1=300g=0,3kg, t1=100oC
 m2=250g=0,25kg, t2=58,5oC
 t=60oC
a) Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt
b) Q= ?
c) c= ?
 a) Nhiệt lượng cuối của chì cũng là nhiệt lượng cuối của nước bằng 60oC
 b) Nhiệt lượng nước thu vào
 Q=m1c1(t-t1)=4190.0,25(60-58,5)
 = 1571,25J
 c) Nhiệt lượng trên cũng là của chì tỏa ra, do đó nhiệt dung riêng của chì là
Q=m2c(t2-t) → c =Q/m2(t2-t)
 =1571,25/0,3.40
 = 130,93J/kg.K
HĐ2(10’) Giải bài tập 2
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi mở
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt đề
? Xác định chất tỏa ra, thu vào?
? Muốn tính được nhiệt lượng cần phải biết được nhiệt độ nào? Làm thế nào tính được nhiệt độ đó
- HS đọc và tóm tắt đề bài lên bảng
 Các HS còn lại nhận xét
! Quả cân đồng là chất tỏa ra, nước là chất thu vào
! Cần nhiệt độ cân bằng dựa vào phương trình cân bằng nhiệt để tính
 Cá nhân HS lên bảng
Bài tập 2:
Một nhiệt lượng kế chứa 2l nước ở nhiệt độ 15oC. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 100oC
GIẢI
Tóm tắt:
 m2=2kg, t2=15oC, t= ?
 m1=500g=0,5kg, t1=100oC
 Nhiệt lượng quả cân tỏa ra
 Q1=m1c1(t1-t)= 0,5.368.(100-t)
 Nhiệt lượng nước thu vào
 Q2=m2c2(t-t2)= 2.4186(t-15)
 Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên
 0,5.386.(100-t)=2.4186(t-15)
 → t = 16,82oC 
HĐ3(19’) Giải bài tập 3
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi mở
- Gọi HS đọc đề bài tập, tóm tắt
? Hãy xác định chất thu nhiệt, tỏa nhiệt ?
? Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt như thế nào ?
- Đọc và tóm tắt đề bài
 Các HS còn lại theo dõi và nhận xét
! Chất thu nhiệt là bình nhiệt lượng kế và nước, chất tỏa nhiệt là miếng đồng
! Nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng bằng tổng nhiệt lượng của bình nhiệt lượng kế với nước.
 Cá nhân HS lên bảng thực hiện
Bài tập 3:
Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15oC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17oC. Tính nhiệt dung riêng của đồng
GIẢI
Tóm tắt
 m2=738g=0,738kg, t2=15oC
 m3=100g=0,1kg
 m1=200g=0,2kg, t1=100oC
 t= 17oC, c1= ?
Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra
 Q1=m1c1(t1-t)= 0,2.c1.(100-17)
Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu được
 Q2=m2c2(t2-t)= 0,738.4186.(17-15)
 Q3=m3c1(t2-t)= 0,1.c1.(17-15)
Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên Q1=Q2+Q3↔16,6c1=6178,538+0,2c1
 → c1 = 377J/kg.K
4. Dặn dò về nhà (1’)
 - Xem lại các bài tập đã giải
 - Giải tiếp các bài tập còn lại
 - Đọc trước bài 26. NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 31.doc
Bài giảng liên quan