Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS Thiện Kế

- Phát biểu đượcđịnh luật Ôm, nêu được đặc điểm điện trở của điện trở của dây dẫn

- Nêu được đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp của đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song

- Nêu được ý nghĩa của các giá trị của vôn và oát trên dụng và thiết bị điện

- Nêu được công thức tính công suất và điện năng tiêu thụ điện của một mạch điện

- Nêu được công thức định luật Jun – Len xơ

- Xác định bằng thực nghiệm định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp , song song, diện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài , bản chất , tiết diệncủa dây dẫn. Định luật Jun – Len xơ

- Vận dụng được các công thức

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy , cầu chì , hiện tượng đoản mạch , các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn tiết kiệm điện

 

doc175 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS Thiện Kế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện năng ở nhà máy điện hạt nhân ?
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập sau bài học
- Yêu cầu học sinh về nhà tự ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II( Ghi lại những kiến thức đã học vào phiếu học tập riêng)
- Học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C3 và C4 
- Đặc điểm năng lượng điện là phải sử dụng hết chỉ dự trữ được ít trong acqui.
- Ưu điểm: Công suất cao, tốn ít nhiên liệu.
- Nhược điểm: Ô nhiễm và rất nguy hiểm nếu không được bảo vệ tốt.
- Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 62.1 đến 62.4 trong sách bài tập.
- Xem lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II để chuẩn bị tốt cho bài ôn tập cuối năm.
Ngày soạn: .
Ngày giảng:
Tiết 69 : Ôn tập
I) Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, thấu kính, mắt, các tật về mắt, kính lúp, máy ảnh, ánh sáng trắng và sự phân tích ánh sáng trắng, sự trộn các ánh sáng màu
- Hệ thống hóa được các bài tập cơ bản về quang học và năng lượng.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan và giải được các bài tập trong phần vận dụng.
2.Kĩ năng:
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa, trình bày được bằng lời và bằng biểu bảng , hình vẽ.
- Giải được các bài tập định tính cũng như các bài tập định lượng trong SGK và SBT.
3.Thái độ:
- Học sinh hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm và hợp tác với giáo viên trong các hoạt động dạy và học.
- Học sinh báo cáo trung thực và trình bày được các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong giờ học
II) Chuẩn bị: Cho cả lớp bảng phụ và bài tập phần vận dụng
III) Các hoạt động lên lớp:
1. Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp: 9A:	 9B:	 	 9C:	 9D: 9E:	
2.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: (25 phút) Ôn tập phần lí thuyết
1. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng ? Góc khúc xạ có quan hệ như thế nào với góc tới ?
- Hiện tượng ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Khi ánh sáng truyền từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
- Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
2.Nêu cách nhận biết một thấu kính hội tụ ? thấu kính phân kì ?
3 Nêu cách vẽ các tia sáng đặc biệt qua một thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì ? 
* Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới đi tới quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
- Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló đi song song với trục chính
* Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
- Tia tới đi tới quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
- Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
- Tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm cho tia ló đi song song với trục chính
4. Cách vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính ( AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách :
- Từ B vẽ 2 trong 3 tia sáng đặc biệt tới thấu kính, xác định đường đi của các tia ló:
	+ Nếu các tia ló cắt nhau ở phía sau thấu kính thì ảnh B’ tạo được là ảnh thật .
	+ Nếu đường kéo dài của các tia ló cắt nhau ở phía trước của thấu kính thì ảnh B’ là ảnh ảo.
- Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A
5.Các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ (vật sáng nằm trước thấu kính ):
- Với d > f : ảnh thật, ngược chiều với vật và nằm cách thấu kính một khoảng được tính theo công thức 
- Với 0 < d < f :ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật và nằm cách thấu kính một khoảng được tính theo công thức 
6.Các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì( Vật sáng nằm trước thấu kính):
ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật và nằm cách thấu kính một khoảng được tính theo công thức 
- Độ lớn của ảnh được xác định bởi : 
5. Vật kính của máy ảnh thông thường là loại thấu kính nào? ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật cùng chiều hay ngược chiều với vật ?
- Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.
- ảnh của vật hiện trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.Vị trí của ảnh được xác định bởi công thức:
6.Hãy so sánh sự giống nhau giữa mắt và máy ảnh?
*Giống nhau: + Thể thủy tinh và vật kính đều là thấu kính hội tụ.
+ Võng mạc và phim đều giữ vai trò của màn hứng ảnh.
+ ảnh của vật tạo bởi máy ảnh và mắt đều là ảnh thật ngược, chiều với vật và nhỏ hơn vật
*Khác nhau: + Thể thuỷ tinh có tiêu cự thay đổi được nhưng vật kính của máy ảnh có tiêu cự không đổi.
+ Khoảng cách từ vật kính đến phim thay đổi được nhưng khoảng cách từ thể thủy tinh đến võng mạc không thay đổi.
7. Nêu các tật của mắt và biện pháp khắc phục ?
* Mắt cận là mắt có thể nhìn rõ được các vật ở gần mà không nhìn rõ được các vật ở xa.
- Điểm cực viễn của mắt cận thị gần mắt hơn so với mắt người bình thường.
- Để sửa tật cận thị người ta đeo kính phân kì, vị trí ảnh của vật qua kính được xác định bởi công thức 
*Mắt lão là mắt của người già, mắt lão có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần.
- Điểm cực cận của người mắt lão xa mắt hơn so với mắt người bình thường.
-Để sửa tật mắt lão người ta đeo kính hội tụ,ảnh của vật qua kính là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.Vị trí ảnh của vật qua kính được xác định bởi công thức: 
8.Kính lúp là gì ? nêu các đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp ?
* Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn .
- ảnh của vật qua kính lúp là ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật. Vị trí của ảnh qua kính được xác định bởi công thức:
-Số bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh của vật qua kính càng lớn và tiêu cự của kính lúp càng ngắn: 
9.Kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng và các nguồn phát ra ánh sáng màu ?
* Các nguồn phát ra ánh sáng trắng: + Mặt trời( Trừ lúc bình minh và lúc hoàng hôn).
	+ Các đèn pha của ôtô, xe máy.
	+ Các đèn ssợ đốt khi sáng bình thường.
* Các nguôn phát ra ánh sáng màu: Đèn Lazer, đèn LED, Bếp lửa
- Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
10. Thế nào là sự phân tích ánh sáng trẳng ? Có thể phân tích một chùm sáng trắng bằng cách nào ?
- Sự phân tích ánh sáng trắng là tìm cách tách chùm sáng trắng đó ra thành những chùm ánh sáng màu và cho mỗi chùm sáng màu truyền đi theo một phương nhất định.
- Có thể phân tích một chùm sáng trắng bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua lăng kính hoặc phản xạ trên mặt đĩa CD,bong bóng xà phòng
11. Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu ? Có thể trộn ánh sáng màu nào với nhau một cách thích hợp để thu được ánh sáng trắng?
* Trộn các ánh sáng màu là chiếu đồng thời hai hay nhiều chùm sáng màu đó lên cùng một chỗ trên màn chắn sáng màu trắng.
* Có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng nhiều cách: 
- Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục và ánh sáng màu lam một cách thích hợp ta thu được ánh sáng trắng
- Trộn ánh sáng màu đỏ cánh sen với ánh sáng màu vàng và ánh sáng màu lam một cách thích hợp ta thu được ánh sáng trắng.
- Trộn các chùm ánh sáng từ đỏ đến tím cũng thu được ánh sáng trắng.
12.Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng:
- Dưới ánh sáng trắng vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta.( Trừ vật màu đen)
- Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó nhưng lại tán xạ kém ánh sáng màu khác
- Vật màu trắng thì tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu nhưng vật màu đen thì không có khả năng tán xạ ánh sáng màu.
13.Kể tên các tác dụng của ánh sáng ?
- ánh sáng có tác dụng Nhiệt, tác dụng Quang điện, tác dụng Sinh học.
- Trong các tác dụng trên, năng lượng của ánh sáng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
14.Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng.
- Ta nhận biết được vật có Cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công và có Nhiệt năng khi nó làm nóng các vật khác .
- Trong các quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
15. Hãy phát biểu nội dung định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ?
Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Trong các nhà máy điện có sự chuyển hóa các dạng năng lượng khác thành điện năng.
Hoạt động 2: (20 phút) Giải bài tập
- Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh giải các bài tập sau:
Bài tập 1: Để truyền tải một công suất điện P = 106 kw từ nhà máy điện đến khu dân cư cách nhà máy 40 km người ta dùng máy tăng thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là n1 = 1000 vòng và số vòng dây cuộn thứ cấp là n2 = 20000 vòng.
a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp của máy tăng thế, nếu hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp là 25 kv.
b) Công suất hao phí trên đường dây truyền tải ,biết cứ 1 km dây dẫn có điện trở 0.25 W
c) Tính hiệu điện thế ở hai đầu máy hạ thế đặt tại khu dân cư ?nếu máy hạ thế có số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 4000 vòng và 500 vòng.
Bài giải:
Bài tập 2: Vật sáng AB cao 10 cm nằm trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f = 20 cm. Vật nằm cách thấu kính một khoảng d = 30 cm.
a) Hãy vẽ ảnh của vật qua kính.
b) Dựa vào hình vẽ hãy xác định độ lớn và vị trí của ảnh qua kính.
Bài giải:
Bài tập 3: Dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm nằm cách kính lúp 8 cm.
a) Hãy vẽ ảnh của vật qua kính lúp.( Không cần đúng tỷ lệ)
b) Xác định độ bội giác của kính .
c) Dựa vào hình vẽ hãy xác định độ lớn của ảnh qua kính lúp trên.
bài giải:
b) Độ bội giác của kính lúp :
Bài tập 4: Những ngày trời nắng bề mặt có diện tích 1 m2 của tấm pin mặt trời nhận được một năng lượng là 14000 J trong một giây. hỏi cần phải đặt lên mái nhà một tấm pin mặt trời có diện tích bằng bao nhiêu để có đủ điện thắp sáng hai bóng đèn công suất 100w, một TV công suất 75w và một nồi cơm điện 600w. Biết hiệu suất của pin mặt trời là 20%.
Bàigiải

File đính kèm:

  • docBai soan vat li 9.doc
Bài giảng liên quan