Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 27 - Bài 26: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

BÀI THỰC HÀNH SỐ:18

 Tên bài học: Bài 26 BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH

 Lớp : 11 - THPT Thời gian dạy: 225 phút.

 Tuần : 27 (tiết 80.81) + 28 (tiết 82;83;84)

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Về kiến thức : Giúp học sinh thực hiện các thao tác trên máy để

+ Nhận biết được vị trí và nguyên lí làm việc của hệ thống phanh trống.

+ Làm được 1 số công việc Kiểm tra, bảo dưỡng điều chỉnh và sửa chữa hệ thống phanh trống.

 .cũng như thực hiện các thao tác cơ bản .đã học khác.

 2/ Về kỹ năng : Học sinh phải thực hiện được hiện được bài tập thực hành, chú ý làm đúng các thao tác như bài học : để hoàn thành các bài tập thực hành gọn, nhanh, đẹp và an tòan.

 3/ Về thái độ : Nghiêm túc thực hiện chương trình và thao tác thực hành; phải đảm bảo an toàn người – máy. Học sinh phải thực hiện được và đúng các lệnh của GV đề ra.

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 27 - Bài 26: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 bút, vở ghi, .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp :	Thời gian : 2x2 phút.
	-Số học sinh vắng :	Tên:.. 
 2/ Kiểm tra bài cũ :	Thời gian : 3x2 phút
 -Câu hỏi kiểm tra :
 a/ Trình bày cấu tạo và vẽ sơ đồ cụm phanh?
 b/ Nêu giống và khác phanh trước –sau kiểu trống?
 3/ Hướng dẫn bài mới :
 -Giới thiệu bài mới :
 -CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN :
Nội dung hướng dẫn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thời
gian
(1)
(2)
(3)
(4)
A: HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU :
I/ THIẾT BỊ VẬT LIỆU:
-Các chi tiết và bộ phận của HT phanh trống xe Honda Dream C100 và của 1 số phanh dĩa dầu xe máy khác.
-Xe Honda Dream C100. hay tương tự còn tốt.
-Dụng cụ: kìm búa trục vít, clê, 
-Nguyên vật liệu: vải lau, xăng dầu, mỡ.
- Ch/giảng: H/nay xe máy dùng nhiều nhất là phah trống => hay hư hỏng phanh nhất là khi mùa mưa.
-Nêu tên bài; mục đích. Yêu cầu và nêu các thiết bị vật liệu.
-Các em ghi tên bài học.
+Xe máy nào dùng phanh trống?
-HS trả lời.
3
II/ HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG:
1/ Phanh trống không tốt do:
-Điều chỉnh phanh không đúng.
-Lắp dóng phanh không đúng.
-Má phanh mòn hỏng.
-Đầu càng phanh mòn hỏng.
-Cam phanh mòn hỏng.
-Trụ phanh mòn hỏng.
-Lòng moayơ quá mòn.
2/ Phanh trống bị kẹt do:
-Má phanh quá mòn.
-Càng phanh mòn hỏng.
-Cam phanh mòn hỏng.
-Lòxo yếu và mòn hỏng.
3/ Phanh đĩa không tốt do:
-Má phanh mòn hỏng.
Thiếu dầu phanh.
-Cụm phanh không tốt (piston và xilanh mòn hỏng).
-Đĩa phanh mòn hỏng.
- Ch/giảng:+ Chúng ta đã học qua nguyên lí cấu tạo phanh Vậy hư hỏng thông thường của phanh là gì ?
-G/thích và vào phần hư hỏng.
- Phát vấn kết hợp hướng dẫn ban đầu bằng các câu hỏi sau :
+ Nói phanh trống em nghĩ đến hư hỏng gì ?
+Nếu thấy phanh không ăn và kêu em nghĩ đến hỏng gì ?
+Nếu phanh rất ăn mà xe máy dừng nhanh quá theo em tốt không ? 
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Nêu cách thực hiện bài.
-Ghi các ý chính.
-Ghi tên đề mục.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định trả lời hay thực hiện làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính trước khi làm bài tập.
-Một số em sẽ thắc mắc 1 số vấn đề cần hỏi ý kiến của thầy.
17
III/ THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG PHANH TRƯỚC
1/ Điều chỉnh khoảng chạy tay phanh
(là hành trình tự do = độ ăn phanh)
-Đè dóng phanh; vặn ốc chỉnh; 
-Hành trình tự do khoảng 20-205mm.
2/Kiểm tra độ mòn má phanh (bố thắng):
-So sánh dấu trên mâm (r) và phe lắp trên cam phanh (đ) nếu trùng nhau là mòn quá phải thay bố.
3/ Kiểm tra độ dày má phanh:
-Sau khi tháo rời má phanh, ta mài cho hết rìa mép cho đều.
-Đo độ dày từ (3,9-4,0)mm là tốt; ≤2,0mm phải thay bố thắng.
4/ Tháo hàm phanh (Guốc phanh):
-Kéo dãn 2 guốc ra xarồi đưa lên để lấy 2 guốc.
-Tháo lòxo; làm sạch; kiểm tracác:lòxo, lỗ gài lòxo, trụ phanh.
5/ Tháo dóng phanh (cần phanh):
-Tháo đai ốc và bu lông ngang.
-Kiểm tra cần chỗ rơ nia.
6/ Tháo vòng chiû độ mòn (đ); phớt và lòxo xoắn:
-Phớt cũ hay hỏng, dùng trục vít cạy bỏ thay mới.
7/ Tháo cam phanh:
-Lau sạch , lắc rơ lỏng so với lỗ thì đóng bạc hay thay cam mới.
8/ Bảo dưỡng mâm phanh:
-Làm sạch: có thể đóng bạc lỗ cam hay quấn dây trụ phanh nếu moay ơ mòn quá.
9/ Bảo dưỡng dây phanh:
-Lau sạch ; kiểm tra vỏ và ruột dây nếu hỏng thì thay.
10/ Lắp cụm phanh:
-Ngược lại khi tháo.
-Sau lắp kiểm tra hoạt động cụm phanh khi xoay cam.
11/ Lắp phanh trước:
-Ngược khi tháo.
+Mômen siết đai ốc dóng là: (0,8-1,2) KG.m
+Mômen siết đai ốc trục bánh là: (4,5-5,5) KG.m
12/ Kiểm tra lần cuối hoạt động phanh.
- Ch/giảng:Khi đã phát hiện hư hỏng ở phanh trước ta cần tháo kiểm tra cụ thể đề để quyết định sửa hay thay thế.
- Phát vấn kết hợp hướng dẫn ban đầu bằng các câu hỏi sau :
+Để tháo phanh trước ta cần tháo gì trước?
+Sau khi tháo phanhcần làm sạch để làm gì ?
+Chi tiết nào hay hỏng nhất trong phanh trước?
-Đó là dây phanh và má phanh.
+Xe mới hay phanh mới thay có hay bị hư không ? bao lâu mới hư?
+Khi bị hư có nên sửa hay thay ngay không?
-Nhìn để đánh giá chất lượng phanh.
-Nêu cách kiểm tra.
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Giới thiệu bài thực hành.
-Nêu cách thực hiện bài.
-Làm mẫu.
-Ghi các ý chính.
-Ghi tên đề mục.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định trả lời hay thực hiện làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính trước khi làm bài tập.
-Một số em sẽ thắc mắc 1 số vấn đề cần hỏi ý kiến của thầy.
-Ghi các ý chính bài học vào vở học.
30
III/ THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG PHANH SAU.
1/ Kiểm tra khoảng chạy bàn đạp phanh:
-Đè dóng phanh; vặn ốc chỉnh; 
-Hành trình tự do khoảng (20-25)mm.
2/ Kiểm tra độ mòn má phanh (bố thắng):
-So sánh dấu trên mâm (r) và phe lắp trên cam phanh (đ) nếu trùng nhau là mòn quá phải thay bố.
3/ Bảo dưỡng cụm phanh sau:
-Tháo ốc trục, ốc giữ mâm,đầu thanh kéo; tháo bánh sau; lấy cụm phanh sau.
- Đo độ dày từ (3,9-4,0)mm là tốt; ≤2,0mm phải thay bố thắng.
-Tháo guốc; làm sạch và kiểm tra:đầu càng (tiếp xúc cam), lòxo, dóng phanh, cam phanh, làm sạch mâm phanh, lỗ cam phanh.
4/ Bảo dưỡng cơ cấu truyền động phanh:
-Làm sạch; kiểm tra cần; thanh kéo; lòxo; công tắc phanh sau.
5/ Lắp cụm phanh:
-Ngược khi tháo.
+Mômen siết đai ốc dóng là: (0,8-1,2) KG.m
+Mômen siết đai ốc trục bánh là: (4,5-5,5) KG.m
6/ Lắp phanh sau:
-Ngược khi tháo. 
7/ Kiểm tra lần cuối:
-Kiểm tra các khâu truyền động.
-Kiểm trađiều chỉnh hành trình tự do và góc quay mũi tên chỉ độ mòn má phanh.
-Kiểm tra độ ăn phanh, thử lực hãm bánh xe sau.
-Kiểm tra đèn phanh.
- Ch/giảng:Khi đã phát hiện hư hỏng ở phanh trước ta cần tháo kiểm tra cụ thể đề để quyết định sửa hay thay thế.
- Phát vấn kết hợp hướng dẫn ban đầu bằng các câu hỏi sau :
+Phanh sa hay phanh trước mòn nhanh hơn?
-Lực phanh sau lớn hơn do tải nhiều hơn.
+Má sau hay má trước trong 1 cơ cấu phanh mòn nhiều hơn ?
Mô men quay và lực phanh cùng chiều hay ngược chiều.
+Phanh 1 lúc cả 2 bánh xe hay 1 bánh là tốt ?
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Giới thiệu bài thực hành.
-Nêu cách thực hiện bài.
-Làm mẫu.
-Ghi các ý chính.
-Ghi tên đề mục.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định trả lời hay thực hiện làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính trước khi làm bài tập.
-Một số em sẽ thắc mắc 1 số vấn đề cần hỏi ý kiến của thầy.
-Ghi các ý chính bài học vào vở học.
25
B: HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN :
I/ THIẾT BỊ VẬT LIỆU:
II/ HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG:
III/ THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG PHANH TRƯỚC
IV/ THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG PHANH SAU
]V/ ĐÁNH GIÁ:
- Tổ chức cho học sinh thực hành trên máy.
-Giáo viên hướng dẫn và thực hiện thao tác mẫu tại lớp 
-Giáo viên quan sát –hướng dẫn –uốn nắn các sai phạm .
–Kiểm tra và đánh giá kết quả .
-Khi có sai hỏng không sửa được thì nhờ bạn hay nhờ thầy chỉ dẫn.
-Yêu cầu mỗi em làm xong bài thực hành để lấy điểm .
– có ghi điểm
-Học sinh thực hành theo từng mục của bài học.
-Cuối giờ các em chuẩn bị để thầy gọi 1 số em lên kiểm tra thực hành.
-Báo thầy cho điểm
-Kiểm tra lại máy móc thết bị-Giúp các bạn khác thục hành.
135
C: HƯỚNG DẪN KẾT THÚC :
1/ Củng cố bài :Điểm lại các vấn đề trong bài nhất là phần hư hỏng và cách kiểm tra 
2/Uốn nắn sai phạm: Phát hiện không được hư hỏng 
3/ Câu hỏi ôn tập :
a/?
b/ Trình bày cách tháo, kiểm tra, bảo dưỡng?
4/ Dặn dò bài sau :TH_bài_28: BD; SC bộ bánh xe.
-Cho học sinh dừng thực hành và tắt máy.
-Giáo viên nhắc nhở các em về những sai phạm.
-Đọc ghi câu hỏi ôn tập
-Kiểm tra thiết bị máy móc học sinh thực hành
-Dặn dò bài sau
-Học sinh báo cáo các vấn đề hư hỏng. 
-Học sinh nếu chưa hiểu chỗ nào khó cần hỏi thêm để thầy chỉ dẫn thêm.
5
IV/ TỰ RÚT KINH NGHIỆM:(chuẩn bị, tổ chức thực hiện )
Ngày thực hiện : từ / /201 đến ngày / /201
	TRƯỞNG TỔ MÔN	Ngày ......thángnăm 201
	(ký duyệt)	Chữ ký của giáo viên
	Võ Quang Trung.
Bài 26 BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH
II/ HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG
TT
Tên hư hỏng
Nguyên nhân gây hỏng
Bảo dưỡng- sửa chữa
1
-Điều chỉnh phanh không đúng.
- Lắp dóng phanh không đúng.
- Má phanh mòn hỏng.
- Đầu càng phanh mòn hỏng.
- Cam phanh mòn hỏng.
- Trụ phanh mòn hỏng.
-Lắp lại.
~ ≤2,0mm thay bố . từ (3,9-4,0)mm là tốt.
-Mài nhẵn hay thay.
-Thay.
-Thay nguyên mâm phanh
2
Phanh trống bị kẹt do:
- Má phanh quá mòn.
- Đầu càng phanh mòn hỏng.
- Cam phanh mòn hỏng.
- Lòxo yếu và mòn hỏng.
~ ≤2,0mm thay bố mới hay dán mới bố.
- Mài nhẵn hay thay.
- Thay cam mới.
-Thay khi liệt hay gãy.
3
Phanh đĩa không tốt do:
- Má phanh mòn hỏng.
- Thiếu dầu phanh.
- Cụm phanh không tốt (piston và xilanh mòn hỏng).
- Đĩa phanh mòn hỏng.
-Thay má mới.
-Châm thêm dầu thắng đủ mức.
-Thay cụm phanh dầu mới.
-Thay đĩa mới.

File đính kèm:

  • doc27_28 XeMay TH_ Bd va SC HT Phanh.doc