Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 3: Bài 4 - Cơ cấu trục khủyu thanh truyền
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BÀI LÝ THUYẾT SỐ:2
Tên bài học: Bài 4- CƠ CẤU TRỤC KHỦYU THANH TRUYỀN
Lớp : 11 -THPT Thời gian dạy: 135 phút.
Tuần : 3
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức : Qua bài học này các em biết được:nhiệm vụ, cấu tạo và họat động của các cgi tiết trong cơ cấu trục khủyu, thanh truyền. Biết được mối quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết.
Kỹ năng:Hiểu, biết vận dụng kiến thức vào 1 số thực tiễn thông dụng.
2/ Về thái độ : HS chú ý nghe giảng, hiểu và ghi bài đầy đủ.
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Chuẩn bị của giáo viên :
* Đồ dùng và phương tiện dạy học : Giáo án, xe máy, phấn – bảng, bản vẽ.
Bài soạn –giáo án –bài thực hành-
2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, Vở học, bút ghi, (bản vẽ, phụ tùng hỏng xe máy nếu có)
KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI LÝ THUYẾT SỐ:2 Tên bài học: Bài 4- CƠ CẤU TRỤC KHỦYU THANH TRUYỀN Lớp : 11 -THPT Thời gian dạy: 135 phút. Tuần : 3 I/ MỤC TIÊU: 1/ Về kiến thức : Qua bài học này các em biết được:nhiệm vụ, cấu tạo và họat động của các cgi tiết trong cơ cấu trục khủyu, thanh truyền. Biết được mối quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết. Kỹ năng:Hiểu, biết vận dụng kiến thức vào 1 số thực tiễn thông dụng. 2/ Về thái độ : HS chú ý nghe giảng, hiểu và ghi bài đầy đủ. II/ CHUẨN BỊ : 1/ Chuẩn bị của giáo viên : * Đồ dùng và phương tiện dạy học : Giáo án, xe máy, phấn – bảng, bản vẽ. Bài soạn –giáo án –bài thực hành- 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, Vở học, bút ghi, (bản vẽ, phụ tùng hỏng xe máy nếu có) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp : Thời gian : 2 phút. -Số học sinh vắng : Tên:.. 2/ Kiểm tra bài cũ : Thời gian : 3 phút -Câu hỏi kiểm tra : a/ Cách nhận biết các chi tiết đ/cơ 2 – 4 kì ? b/ Vẽ pha phân phối khí đ/cơ 2 – 4 kì ? 3/ Bài mới : -Giới thiệu bài mới : Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian (1) (2) (3) (4) I/ NHIỆM VỤ CỦA CƠ CẤU THANH TRUYỀN- TRỤC KHỦYU: -Biến chuyển động lên , xuống thành chuyển động quay tròn của trục khủyu. - Truyền công suất ra ngòai đ/cơ. -Ch/ giảng: -G/ thích: -Ghi bảng (hay đọc ghi) -Nghe giảng. - Ghi chép bài vào vở học 3 II/ CẤU TẠO CHUNG: 1/ Phần chuyển động :Piston- xéc măng, nhóm thanh truyền- trục khủyu; bánh đà và 1 số chi tiết # 2/ Phần cố định: Nắp máy, xilanh, cạc te. -G/ thích: +Các chitiết chính của máy là gì ? -Nghe giảng. -Các em Ghi chép bài vào vở học 2 III/ NHÓM PISTON – XÉC MĂNG: 1/ Piston (quả nén): a/ Nhiệm vụ, điều kiện làm việc: - Là 1 thành phần của buồng cháy. - Làm việc trong điều kiện : nhiệt độ (t0 ) rất cao+ áp suất (P) rất lớn + bị mài mòn nhiều . b/ Cấu tạo: -Vật liệu: nhôm hợp kim:có độ bền, chịu t0 cao, độ dãn nở nhỏ. -Hình dáng:Piston chia 3 phần: +Đỉnh piston- mặt trên: tùy yêu cầu mà chế tạo là = phẳng, chỏm cầu hay có bướu để tăng chịu lực hay hướng dòng khí hay tỏa nhiệt ; trên đỉnh có ghi cốt piston (cỡ sửa chữa) thường từ cốt 0 đến 4; mỗi cốt cách nhau 0,25 mm; đỉnh có kí hiệu chiều lắp piston IN(xu páp nạp) EX (xupáp xả). +Đầu piston =mặt trụ lắp rãnh xéc măng: đ/cơ 4 kì có 2 rãnh xéc măng khí (hơi) và 1 rãnh xéc măng dầu khoan lỗ; đ/cơ 2 kì có 2 rãnh xéc măng khí nhưng khác làcó chốt chống xoay xéc măng. +Thân piston=mặt trụ dưới: dùng dẫn hướng piston trong xilanh ; có 2 lỗ ngang để lắp chốt piston; trên lỗ chốt có 2 rãnh lắp vòng khóa chốt piston. đ/cơ 4 kì mặt ngòai thân piston ở 2 bên lỗ chốt làm khuyết tránh bó kẹt do giãn nở. 2/ Xéc măng: a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: +Bao kím và truyền t0 cao ra xi lanh . + Gạt nhớt thừa( xéc măng dầu) và ngăn dầu (nhớt ) sục lên buồng đốt. b/ Cấu tạo: nhiều lá đều là vòng tròn cắt miệng; khi lắp vào piston các miệng lệch nhau 1200 "1800 . * Xéc măng khí: làm = hợp kim gang xám; cái trên cùng mặt ngòai mạ Crôm sáng gọi là xéc măng lửa; có 2 xéc măng . * Xéc măng dầu : lọai 1 lá = gang xám giữa cắt lỗ gạt nhớt vào trong; lọai nhiều lá (tổ hợp) thường = thép; lá mỏng trên dưới và 1 lá trong lò xo sóng. 3/ Chốt piston và vòng khóa chốt piston : a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: + Chốt để xoay và truyền lực nên lắp giữa piston và đầu nhỏ thanh truyền ; chịu mài mòn và va đập lớn. + Vòng khóa giới hạn chuyển động dọc trọc của chốt b/ Cấu tạo: +Chốt piston = thép dạng trụ rỗng nhẹ; độ bền cao. +Vòng khóa: = thép lò xo. -Ch/ giảng: -G/ thích: P/v: +Tại sao cần chịu nhiệt cao và dãn nở nhỏ ở piston ? + Tại sao thân piston lớn hơn phần đầu? +Nếu không có xéc măng thì piston – xilanh có kín được không ? +Em nào cho biết tác dụng khác của xéc măng về t0 ? câu khó + Tại sao miện xéc măng phải lắp lệch nhau ? -G/ thích: -Làm mẫu . -Ghi bảng (hay đọc ghi) 4/Bánh đà(vô lăng từ): là chi tiết có trọng lượng »70% các chi tiết quay thường có nam châm tạo từ trường thay đổi -Nghe giảng. -Cùng Suy nghĩ. -1 số em trả lời. -Các em Ghi chép bài vào vở học -Nghe giảng. -Cùng Suy nghĩ. -1 số em trả lời. -Các em Ghi chép bài vào vở học 40 IV/ NHÓM THANH TRUYỀN- TRỤC KHỦYU : 1/ Thanh truyền ( biên): a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: + Nhận lực từ piston và chốt truyền đến trục khủyu và bánh đà hay truyền lực quán tính ngược lại. + Chịu lực lớn và luôn thay đổi; 2 đầu là khớp chuyển động chịu ma sát lớn. b/ Cấu tạo: + Thanh truyền = thép đặc biệt pha Crôn, Niken tăng bền. + Đầu nhỏ trên là lỗ trụ lắp bạc đồng hay bi với chốt piston ; có lỗ dẫn nhớt bôi trơn. + Thân có tiết diện chữ I to dần phía trục khủyu để cứng vững. + Đầu to dưới: là lỗ trụ lắp bạc đồng hay bi với chốt trục khủyu. 2/ Trục khủyu : a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: +Nhận lực rồi truyền công suất ra ngòai. + Chịu lực lớn và mô men xoắn; chịu masát mài mòn. b/ Cấu tạo: + Trục khủyu = thép đặc biệt; + Thường đúc rời và ghép lại. Gồm 2 đọan trục chính liền với 2 má khủyu; nối 2 má khủyu là chốt lắp đầu to thanh truyền . Đỡ 2 đọan trục chính là ổ bi gắn trên cạc te. đ/cơ 4 kì 1 đầu có bánh răng chia kì (thì). -Ch/ giảng: Giới thiệu thanh truyền thực-bản vẽ, giải thích. +Công dụng thanh truyền ? -G/ thích: P/v: + Tại sao thanh truyền có đầu nhỏ đầu to ? +Trục khuỷu chuyển động thế nào ? -G/ thích: -Làm mẫu . -Ghi bảng (hay đọc ghi) -Nghe giảng. -Cùng Suy nghĩ. -1 số em trả lời. -Các em Ghi chép bài vào vở học 40 V/ NẮP MÁY , XILANH, CẠC TE: 1/ Nắp máy (qui lát): a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: + Quilát cùng đỉnh piston tạo thành buồng cháy. + Chịu t0 cao; áp suất lớn ; bị muội than bám. b/ Cấu tạo: + Đúc = hợp kim ( gang hay nhôm ). + Ngòai có cánh tản nhiệt; lỗ lắp bugi; trong lõm thành buồng cháy. + Đ/cơ 4 kì - quilát có thêm lỗ nạp + xả và 1 số chi tiết cơ cấu phân phối khí: trục cam, Xupáp, cò mổ, nhông cam 2/ Xi lanh – Ống trượt: a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: + Cùng với quilát và đỉnh piston tạo buồng cháy. + Dẫn hướng chuyển động piston . + Chịu t0 cao áp suất lớn và mài mòn. b/ Cấu tạo: + Đúc = hợp kim ( nhôm hay gang). + Có vỏ và ống lót (nòng xi lanh). Bên ngòai có cánh tản nhiệt, Ống lót = gang xám có tính tự bôi trơn tốt. +Mặt trên + dưới làm phẳng để lắp nắp máy và cạc te. + Đ/cơ 2 kì ngang thân xi lanh có lỗ xả và lỗ nạp. 3/ Cạc te- Blốc máy: a/ Nhiệm vụ – điều kiện làm việc: + Cạc te xe máy còn là Blốc máy= thân máy: dùng đề lắp xi lanh và các chi tiết khác của máy và chứa nhớt hay (đ/cơ 2 kì để chứa hòa khí). + Do cấu tạo phức tạp thành mỏng nên dễ bị biến dạng cong vênh. b/ Cấu tạo: + Đúc = hợp kim nhôm. + Nhiều mảnh ghép lại; trên có ghi số máy để đăng kí xe máy. -Ch/ giảng: -G/ thích: P/v: + Các chi tiết cố định trên đ/cơ là các chi tiết nào mà em đã học ? + to cao và áp suất lớn làm cho chi tiết chuyển động cọ sát nhau bị sao ? + -Giới thiệu chi tiết thực -bản vẽ, giải thích. -Đọc cho HS ghi. Chú ý: 1 chi tiết phải nêu: Công dụng, vật liệu, hình dáng, lắp ghép -G/ thích: -Làm mẫu . -Ghi bảng (hay đọc ghi) -Nghe giảng. -Cùng Suy nghĩ. -1 số em trả lời. -Các em Ghi chép bài vào vở học -Nghe giảng. -Cùng Suy nghĩ. -1 số em trả lời. - em nào thắc mắc khác thì hỏi thêm. -Các em Ghi chép bài vào vở học 40 4/ Tổng kết bài : Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian (1) (2) (3) (4) I/ NHIỆM VỤ CỦA CƠ CẤU THANH TRUYỀN- TRỤC KHỦYU: Ph/Vấn -kết hợp Điểm lại ý chính Có thể mời 1 số HS lên làm thử cho điểm Nghe 1 số thực hiện 4 II/ CẤU TẠO CHUNG: 1/ Phần chuyển động : 2/ Phần cố định: Ph/Vấn -kết hợp Điểm lại ý chính Nghe 1 số thực hiện III/ NHÓM PISTON – XÉC MĂNG: Ph/Vấn -kết hợp Điểm lại ý chính Nghe 1 số thực hiện IV/ NHÓM THANH TRUYỀN- TRỤC KHỦYU : Ph/Vấn -kết hợp Điểm lại ý chính Nghe 1 số thực hiện V/ NẮP MÁY , XILANH, CẠC TE: Ph/Vấn -kết hợp Điểm lại ý chính Nghe 1 số thực hiện 5/ Câu hỏi, bài tập về nhà, dặn dò: Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Thời gian (1) (2) (4) Câu hỏi: 1/ Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo của piston, xéc măng ? 2/ Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo của thanh truyền , trục khủyu ? 3/ Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy, xi lanh , cạc te ? Bài tập về nhà: Dặn dò bài sau:TH – H/hỏng th/thường và ph/pháp sửa PT, XM, qui lát, XL Đọc cho HS ghi Dặn dò : Nhắc nhở thêm về học phí và khai sinh ảnh 1 IV/ TỰ RÚT KINH NGHIỆM:(chuẩn bị, tổ chức thực hiện ) Ngày thực hiện : từ / /20 đến ngày / /20 TRƯỞNG TỔ MÔN Sọan ngày ......thángnăm 20 (ký duyệt) Chữ ký của giáo viên Võ Quang Trung.
File đính kèm:
- 03 XeMay LT CoCau TKTT.doc