Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 6 - Bài 7: Bảo dưỡng sửa chữa piston, xéc măng

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

BÀI THỰC HÀNH SỐ: 4

 Tên bài học: Bài 7: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PISTON, XÉC MĂNG

 Lớp : 11 - THPT Thời gian dạy: 135 phút.

 Tuần : 6

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Về kiến thức : Giúp học sinh thực hiện các thao tác trên máy để biết

-Tháo lắp được piston; xéc măng.

-Bảo dưỡng và sửa chữa được piston, xéc măng. .cũng như thực hiện các thao tác cơ bản đã học khác.

 2/ Về kỹ năng : Học sinh phải thực hiện được hiện được bài tập thực hành, chú ý làm đúng các thao tác như bài học : để hoàn thành các bài tập thực hành gọn, nhanh, đẹp và an tòan.

 3/ Về thái độ : Nghiêm túc thực hiện chương trình và thao tác thực hành; phải đảm bảo an toàn người – máy. Học sinh phải thực hiện được và đúng các lệnh của GV đề ra.

II/ CHUẨN BỊ :

 1/ Chuẩn bị của giáo viên :

* Dụng cụ và thiết bị dạy học : Bài soạn –giáo án –bài tập thực hành-

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học hiểu bài lý thuyết, bút, vở ghi, .

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 6 - Bài 7: Bảo dưỡng sửa chữa piston, xéc măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 4
	Tên bài học: Bài 7: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PISTON, XÉC MĂNG 
	Lớp :	11 - THPT	Thời gian dạy: 135 phút.
	Tuần :	6	
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Về kiến thức : Giúp học sinh thực hiện các thao tác trên máy để biết 
-Tháo lắp được piston; xéc măng.
-Bảo dưỡng và sửa chữa được piston, xéc măng..cũng như thực hiện các thao tác cơ bản đã học khác.
 2/ Về kỹ năng : Học sinh phải thực hiện được hiện được bài tập thực hành, chú ý làm đúng các thao tác như bài học :  để hoàn thành các bài tập thực hành gọn, nhanh, đẹp và an tòan.
 3/ Về thái độ : Nghiêm túc thực hiện chương trình và thao tác thực hành; phải đảm bảo an toàn người – máy. Học sinh phải thực hiện được và đúng các lệnh của GV đề ra.
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ Chuẩn bị của giáo viên : 
* Dụng cụ và thiết bị dạy học : Bài soạn –giáo án –bài tập thực hành-
 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học hiểu bài lý thuyết, bút, vở ghi, .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp :	Thời gian : 2 phút.
	-Số học sinh vắng :	Tên:.. 
 2/ Kiểm tra bài cũ :	Thời gian : 3 phút
 -Câu hỏi kiểm tra : a/ Nêu hư hỏng thông thường và phương pháp kiểm tra, sửa chữa : nắp máy?
 b/ Nêu hư hỏng thông thường và phương pháp kiểm tra, sửa chữa: xi lanh ?
 3/ Hướng dẫn bài mới :
 -Giới thiệu bài mới :
 -CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN :
Nội dung hướng dẫn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thời
gian
(1)
(2)
(3)
(4)
A: HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU :
Bài 7 : BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PISTON, XÉC MĂNG.
I/ THIẾT BỊ VẬT LIỆU:
1/ Xe máy: 2 kì – 4 kì.
2/ Dụng cụ: Bộ Clê tháo+ bộ tua vít+ Vam tháo chốt piston+ kìm mỏ nhọn.
3/ Vật liệu thay thế: 
+ Xăng +Dầu nhờn + Mỡ +Bộ đệm (ron máy) + nắp máy + xi lanh+xéc măng+piston.
- Ch/giảng: Bây giờ chúng ta làm quen với cách sửa chữa piston, xécmăng.
-Giải thích nêu tên bài.
-Giới thiệu thiết bị cần cho bài học.
-Các em ghi tên bài học.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại bài đã học .
5
II/ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PISTON, XÉC MĂNG:
1/ Tháo cụm piston, xéc măng động cơ:
a/ Buớc 1:Tháo các bộ phận liên quan:
-Dựng chân chống giữa thẳng, vững.
-Trả về số “ 0”; -Tháo bộ phận liên quan đến nắp máy, xi lanh.
- Tháo nắp máy và xi lanh.
-Dùng giẻ lót dưới piston và đậy lỗ dẫn xích cam.
b/ Bước 2:Tháo piston, xéc măng :
-Tháo cụm piston ra khỏi thanh truyền:
+ Quay bánh đà để piston về ĐCT
+ Tháo vòng khóa chốt = kìm nhọn.
+ Dùng vam hay đóng lấy chốt piston gần hết.
+ Đưa cụm piston có xéc măng và chốt ra.
c/ Bước 3: Tháo xéc măng ra khỏi piston:
-Tháo xéc măng lửa + hơi + dầu (phía trên đỉnh trước rồi tiếp tục dưới ).
-Cách tháo: 2 ngón giữa đỡ lưng; 2 ngón cái banh miệng vừa đủ rồi nâng phía đỉnh ra ngòai
-chú ý : tránh banh miệng xéc măng quá rộng làm gãy xéc măng .
- Ch/giảng: piston và xécmăng là phần gì trong cơ cấu TKTT ?
-Phát vấn kết hợp hướng dẫn bằng các câu hỏi sau :
+ Khi tháo ta cần tháo bộ phận liên quan piston và xécmăng nên làm gì trứơc ?
+ Tháo không đúng trình tự có gì trở ngại ? (khó)
+Động cơ 2 kì có cần tháo xécmăng dầu không ?
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Các em ghi tên bài học.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định trả lời hay thực hiện làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính trước khi làm bài tập.
-Một số em sẽ thắc mắc 1 số vấn đề cần hỏi ý kiến của thầy.
20
2/ Bảo dưỡng; sửa chữa piston, xéc măng:
a/ Bảo dưỡng, sửa chữa piston:
+Kiểm tra bằng quan sát, sửa chữa:
-Xem bề mặt làm việc mòn quá, xước, lõm, lồi, rạn nứt: thì phải thay.
-Xem có muội than bám đỉnh hay rãnh xéc măng: cạo sạch.
- Xem rãnh vòng khóa chốt piston cạn quá phải sửa chữa cho sâu.
+ Kiểm tra bằng tay:
- Xéc măng mới so rãnh piston cũ nếu rộng ³ 0,25mm phải thay piston.
-Dùng tay lắc chốt trong lỗ piston hay lắc chốt piston trong lỗ đầu nhỏ thanh truyền nếu thấy rơ lỏng thì thay chốt piston.
b/ Bảo dưỡng, sửa chữa xéc măng:
+Kiểm tra bằng quan sát:
-Nhìn xéc măng phải còn nguyên vẹn, cạnh chưa sắc, lớp mạ crôm đều; nếu trầy sứt gãy sắc cạnh hết lớp mạ phải thay cả bộ.
+ Kiểm tra bằng tay:
- Độ đàn hồi khi lắp vào xi lanh mới phải không lọt sáng lưng xéc măng >1/3 chu vi. 
- Dùng piston đẩy xéc măng kiểm tra vào nòng xi lanh mới, khe hở miệng ³ 0,5 mm với xéc măng hơi và > 0,1mm với xéc măng dầu; phải thay xéc măng.
- Lắp xéc măng vào trong rãnh piston đã cạo sạchà xécmăng phải thấp hơn chiều cao rãnh. khe hở cạnh và rãnh piston < 0,25 mm nếu khác phải thay xécmăng.
- Động cơ 2 kì chú ý thêm miệng xécmăng phải nguyên vẹn và ôm sát lòng xi lanh.
- Ch/giảng: Phát vấn kết hợp hướng dẫn bằng các câu hỏi sau :
+Kiểm tra bằng mắt piston hỏng là tìm hỏng gì ?
+Vị trí nào hay hư hỏng nhất trên piston ?
+Muội than bám trên piston có tác hại gì ?
+Kiểm tra. = tay là sử dụng thế nào
+ Xécmăng hay bị hỏng kiểu gì nhất ?
+ Xécmăng bị gãy thường ở chỗ nào ?
+Xécmăng mòn lưng thì làm sao kiểm tra ?
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Giới thiệu bài thực hành.
-Nêu cách thực hiện bài
-Các em ghi tên bài học.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định trả lời hay thực hiện làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính trước khi làm bài tập.
-Một số em sẽ thắc mắc 1 số vấn đề cần hỏi ý kiến của thầy.
20
B: HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN :
I/ THIẾT BỊ VẬT LIỆU:
II/ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PISTON, XÉC MĂNG:
1/ Tháo cụm piston, xéc măng động cơ:
2/ Bảo dưỡng; sửa chữa piston, xéc măng:
- Tổ chức cho học sinh thực hành trên máy.
-Giáo viên hướng dẫn và thực hiện thao tác mẫu tại lớp 
-Giáo viên quan sát –hướng dẫn –uốn nắn các sai phạm 
–Kiểm tra và đánh giá kết quả .
-Khi có sai hỏng thì nhờ thầy chỉ dẫn.
-Yêu cầu mỗi em làm xong bài thực hành để lấy điểm .– có ghi điểm
-Học sinh thực hành theo từng mục của bài học.
-Thực hiện xong mục nào phải ghi lại vào vở học.
-Cuối giờ các em chuẩn bị để thầy gọi 1 số em lên kiểm tra thực hành.
-Kiểm tra lại máy móc thết bị-Giúp các bạn khác thực hành.
70
C: HƯỚNG DẪN KẾT THÚC :
1/ Củng cố bài :Điểm lại các vấn đề trong bài
Cách tháp cụm piston-xécmăng; cách tháo xécmăng ra khỏi piston.
2/Uốn nắn sai phạm: tháo không đúng trình tự gây hỏng chi tiết.
3/ Câu hỏi ôn tập :
a/ Nêu các hư hỏng và cách bảo dưỡng sửa chữa piston –xécmăng ?
b/ Nêu các tháo lắp piston- xécmăng ?
4/ Dặn dò bài sau : TH tiếp.( BD SC piston xéc măng). Và LT bài 8: cơ cấu FFK động cơ 4 kì.
-Cho học sinh dừng thực hành và tắt máy.
-Giáo viên nhắc nhở các em về những sai phạm.
-Đọc ghi câu hỏi ôn tập
-Kiểm tra thiết bị máy móc học sinh thực hành
-Dặn dò bài sau
-Học sinh báo cáo các vấn đề hư hỏng. 
-Học sinh nếu chưa hiểu chỗ nào khó cần hỏi thêm để thầy chỉ dẫn thêm.
15
IV/ TỰ RÚT KINH NGHIỆM:(chuẩn bị, tổ chức thực hiện )
Ngày thực hiện : từ / /20 đến ngày / /20
	TRƯỞNG TỔ MÔN	Ngày ......thángnăm 20
	(ký duyệt)	Chữ ký của giáo viên
	Võ Quang Trung.

File đính kèm:

  • doc06 XeMay TH Bd SC XL Qlat PT XM.doc