Giáo Dục Hướng Nghiệp 9 - Chuyên đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta

1.Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp:

Trong đời sống xã hội, nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần vô cùng phong phú như ăn, ở, mặc, đi lại, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, học hành hoạt động lao động sản xuất của xã hội cũng rất đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm khác nhau về đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ và điều kiện lao động người ta chia các hoạt động lao động sản xuất thành các nghề khác nhau:Nghề dạy học là gv, nghề chữa bệnh là bác sĩ hoặc thầy thuốc

 

ppt16 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Dục Hướng Nghiệp 9 - Chuyên đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 9GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ ÁNH LOANTHẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TAChuyên đề 3:I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ ĐỀ.1.Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp:Trong đời sống xã hội, nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần vô cùng phong phú như ăn, ở, mặc, đi lại, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, học hànhhoạt động lao động sản xuất của xã hội cũng rất đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm khác nhau về đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ và điều kiện lao động người ta chia các hoạt động lao động sản xuất thành các nghề khác nhau:Nghề dạy học là gv, nghề chữa bệnh là bác sĩ hoặc thầy thuốcTrong bất kỳ quốc gia nào, lãnh thổ nào cũng có những nghề thuộc danh mục nhà nước đào tạo. Bên cạnh nghề thuộc danh mục nhà nước còn rất nhiều nghề ngoài danh mục đó được đào tạo theo rất nhiều cách thức khác nhau.*Danh mục nghề đào tạo của một quốc gia không cố định, nó thay đổi tùy thuộc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu nguồn nhân lực của từng giai đoạn lịch sử;*Danh mục nghề đào tạo của quốc gia này khác với của quốc gia kia do nhiều yếu tố (kinh tế, văn hóa, xã hội) khác nhau chi phối; 	Có những nghề có ở địa phương này mà địa phương khác không có. Mỗi nghề lại chia thành những chuyên môn. Hệ thống nghề phức tạp và phong phúThế giới nghề nghiệp 	Tóm lại: Thế giới nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú; thế giới đó luôn luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. Do đó muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác.2.Phân loại nghề:a.Phân loại nghề theo hình thức lao động (lĩnh vực lao động) có 2 lĩnh vực:*Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo có 10 nhóm nghề *Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề:b.Phân loại nghề theo đào tạo.Chia thành 2 loại: Nghề được đào tạo và nghề không qua đào tạo.c.Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.*Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: đòi hỏi người phải có đức tính bình tĩnh, thận trọng, chín chắn, chu đáo, nghiêm túc, có tinh thần kỷ luật cao, tác phong tốt, có năng lực.. *Những nghề tiếp xúc với con người: Người phải có thái độ ân cần, cởi mở, chu đáo, nhiệt tình, nhạy bén, thẳng thắn, có óc quan sát tinh tế, không tham lam, vụ lợi (thầy giáo, thầy thuốc, nhân viên bán hàng, hướng dẫn viên..)*Những nghề thợ: Là người đại diện cho nền sản xuất công nghiệp có tinh thần kỷ luật lao động cao, nghiêm túc, giác ngộ cao về vai trò và nhiệm vụ của giai cấp công nhân trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.*Nghề kỹ thuật: Là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, có tri thức kỹ thuật sâu sắc và rộng rãi, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc.*Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Đòi hỏi con người phải có những năng lực chuyên môn đặc biệt, có óc quan sát tinh tế, năng lực diễn đạt tư tưởng và tình cảm, tác động đến người khác bằng ngôn ngữ, năng lực thâm nhập quần chúng: Viết văn, sáng tác nhạc, làm thơ, vẽ tranh, làm đồ trang sức, chụp ảnh*Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Đó là những nghề nghiên cứu tìm tòi, phát hiện những quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cũng như trong tư duy con người. Người làm công tác nghiên cứu khoa học phải say mê tìm kiếm chân lý, khiêm tốn, giản dị, trung thực, ham thích học hỏi, bảo vệ chân lý đến cùng*Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.Người làm nghề này phải có lòng yêu thích thiên nhiên, say mê với thế giới động vật, thực vật, khoáng sản.*Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt:Đây là những nghề mà điều kiện và môi trường làm việc “không bình thường”: lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểmĐòi hỏi phải có tinh thâng quả cảm, ý chí kiên cường, say mê mạo hiểm, sẵn sàng vượt qua khó khăn. 3.Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kỹ trong các bản mô tả nghề.Mỗi nghề đều có những điểm giống hoặc khác nhau nhưng chúng đều có bốn dấu hiệu cơ bản:-Đối tượng lao động;-Mục đích lao động;-Công cụ lao động;-Điều kiện lao động;a.Đối tượng lao độngLà những thuộc tính, những mỗi quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định, con người phải vận dụng và tác động vào nó.b.Mục đích lao độngLà những công việc phải làm trong nghề, thể hiện sự trả lời câu hỏi “làm gì?”, “làm như thế nào?” –Ví dụ: Thợ sửa xe phải phán đoán chính xác nguyên nhân hư hỏng của xe máyc.Công cụ lao độngLà những công cụ gia công, những phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của con người về các đặc điểm của đối tượng lao động: dụng cụ đo lường, máy biến đổi năng lượng, xử lý thông tind.Điều kiện lao độngĐiều kiện lao động ở đây là tính đến những đặc điểm của môi trường, trong đó lao động nghề nghiệp được tiến hành4.Bản mô tả nghềCòn gọi là bản họa đồ nghề nhằm mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm-sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề. Được giải thích cặn kẽ về nghề, người chọn nghề sẽ có những định hướng cần thiết ban đầu cho việc lựa chọn của mình.Trong bản mô tả nghề thướng có các mục sau:a.Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề, lịch sử phát triển của nghề.b.Nội dung và tính chất lao động của nghề.c.Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề:Có văn bằng tốt nghiệp THCS, môn học nghề đòi hỏi từ khá trở lên, kỹ năng, kỹ xảo sử dụng công cụ lao động.d.Những chống chỉ định y học:Những đặc điểm tâm lý và sinh lý không bảo đảm cho việc học nghề và hành nghề. Những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận.e.Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề:Tiền lương, chế độ bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng độc hại..g.Những nơi có thể theo học nghềNhững trường đào tạo công nhân nghề; trường trung học chuyên nghiệp, trường Đại học..Tên một số cơ quan:h.Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: Tên một số doanh nghiệp. Tên một số xí nghiệp:.g.Những nơi có thể theo học nghề:-Trường đào tạo công nhân nghề;-Trường trung học chuyên nghiệp, ĐH đào tạo kỹ sư, cử nhân cho nghề.Câu hỏi 1.Có thể gộp một số nghề có chung một số đặc điểm thành một nhóm nghề được không?2. Hãy viết tên của 10 nghề mà em biết.

File đính kèm:

  • pptHUONG NHIEP CHUYEN DE 3.ppt