Giáo dục Hướng nghiệp lớp 10 - Chủ đề 01: Em thích nghề gì ?

Mục tiêu của chương trình giáo dục hướng nghiệp:

1. Về kiến thức:

- HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai;

- Nắm được thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng;

- Có được một số thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp;

- Tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân, lập nghiệp.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục Hướng nghiệp lớp 10 - Chủ đề 01: Em thích nghề gì ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giáo dục hướng nghiệp lớp 10Người thực hiện: Nguyễn Thành LongSở giáo dục và đào tạo tỉnh hà tâytrường phổ thông dân tộc nội trúNăm học 2007 - 2008Mục tiêu của chương trình giáo dục hướng nghiệp:1. Về kiến thức:- HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai;- Nắm được thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng;- Có được một số thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp;- Tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân, lập nghiệp. 2. Về kỹ năng:Bước đầu HS tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình, phân tích được hướng đi của bản thân và sau này quyết định việc lựa chọn nghề trên cơ sở lý giải hợp lý3. Về thái độ: Có ý thức tích cực tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, coi lao động nghề nghiệp là lẽ sống của mìnhChương trình giáo dục hướng nghiệp lớp 10Chủ đề 1: Em thích nghề gì ?Chủ đề 2: Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình.Chủ đề 3: Tìm hiểu nghề dạy học.Chủ đề 4: Vấn đề giới trong chọn nghề.Chủ đề 5: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.Chủ đề 6: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược.Chủ đề 7: Tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệpChủ đề 8: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Xây dựng.Chủ đề 9: Nghề tương lai của tôi.Chủ đề 1: Em thích nghề gì ? Mục tiêu của bài học:1. Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.2. Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động.3. Lập được bản xu hướng nghề nghiệp của bản thân.4. Bộc lộ được hứng thú nghề nghiệp của mình.1. Chọn nghề là gì ?Thảo luận: Em dự định sau này sẽ chọn nghề gì ? (Kể ra một số nghề theo thứ tự ưu tiên)1...........................................................................................................2...........................................................................................................3...........................................................................................................- Cùng với sự phát triển kinh tế, KH và CN, sự phân công xã hội ngày càng nhỏ, chuyên sâu, thế giới nghề nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng.- Chọn nghề là lựa chọn một nghề phù hợp nhất với mình.2. Tại sao con người phải gắn bó với một nghề nhất định ?Em hãy tìm các câu tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta nói về sự gắn bó của con người với nghề nghiệp.- Một nghề thì sống, đống nghề thì chết- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.- Trăm hay không bằng tay quen. v.v....- Nghề nghiệp -> Con người thoả mãn nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại... (Nghề nghiệp là phương tiện quan trọng giúp con người có điều kiện để sinh sống).- Nghề nghiệp -> Con người có đời sống tinh thần phong phú: Hạnh phúc, lý tưởng, sự nghiệp => Chọn nghề là chọn cả cuộc đời.Tại sao con người lại phải theo đuổi một nghề nhất định ?Em thích nghề gì ?1- Công nhân GTVT2- Công nhân xây dựng3- Công nhân cơ khí4- Công nhân dệt5- Giáo viên mẫu giáo hoặc giáo viên THCS6- Y tá hoặc y sĩ7- Kỹ sư giao thông8- Kỹ sư xây dựng9- Kỹ sư chế tạo máy10- Kỹ sư dệt11- Giáo viên trường THPT12- Bác sĩ (thầy thuốc)3. Sự phù hợp nghề.* Điều kiện KT-XH ngày càng được cải thiện, KHCN phát triển cực kỳ mau lẹ:Ví dụ 1: + Năm 1915 có khoảng 28 000 nghề, tới năm 1980 đã lên đến 65 000 nghề. + Trong những năm cuối thế kỷ XX, hàng năm trung bình có khoảng 500 nghề cũ bị đào thải và có 600 nghề mới nảy sinh.Ví dụ 2: Lao động chân tay(Cơ bắp) Lao động trí tuệThời đại du mụcThời đại nông nghiệpThời đại công nghiệpThòi đại thông tinCông nghệ thứ nhấtCông nghệ thứ haiCông nghệ thứ baCông nghệ thứ tư Phương hướng phát triển công nghệVí dụ 3: Để thu về 500 USD (8 000 000 đồng) - Năm 2005- Việt Nam bán -> 5 tấn than 5000 kg -> 2 tấn gạo 2000 kg- Trung Quốc bán 1 xe máy nặng 100 kg.- Hãng SONY bán 1 ti vi nặng 10 kg.- Hãng NOKIA bán 1 điện thoại nặng 100 g 0,1 kg.- Hãng INTEL bán 1 con chíp nặng 10 g 0,01 kg- Hãng MICROSOFT bán 1 phần mềm 0 kg* Các chuyên gia CNTT và kinh tế tính rằng: Đào tạo được 100 SV CNTT -> lập trình phần mềm -> xuất khẩu (1 năm) -> giá trị = 10 triệu nông dân ĐB sông Cửu Long sản xuất lúa trong 1 năm.a) Sự phù hợp nghề là gì ?- Là có sự tương xứng giữa những đặc điểm tâm - sinh lý do nghề đặt ra và những yêu cầu chính của nghề.Ví dụ: Sự phù hợp với nghề lái xe:Những đặc điểm tâm-sinh lý của người lao độngNhững yêu cầu chính của nghề lái xeKhông mắc bệnh mù màuPhân biệt được các tín hiệu bằng đèn màuTỉnh táo, minh mẫnKhông mắc tật buồn ngủ trong những tình huống có các kích thích đơn điệu, kéo dàiXử lý nhanh các tình huống bất ngờPhản ứng nhanhKhả năng ước lượng bằng mắt các khoảng cách và ước lượng tốc độ chính xácKhông được va quệt mọi đối tượng gặp trên đườngTính tình hoà nhã, không nóng nảy (biết tự kiềm chế)Biét nhường nhịn, không “nổi nóng” trong những trường hợp khó chịu, không vừa ý, bực mình* Phân loại sự phù hợp nghề: 4 mức độ- Không phù hợp: -> Nghề này không phù hợp, không thể trở thành chuyên gia giỏi.- Phù hợp một phần: -> Có thể chọn nghề đó và cũng có thể sẽ trở thành một chuyên gia giỏi.- Phù hợp phần lớn: -> Có thể chọn nghề đó và rất có thể trở thành một chuyên gia giỏi.- Phù hợp hoàn toàn: -> Chính trong lĩnh vực hoạt động này, em sẽ trở thành một một chuyên gia giỏi.b) Những yếu tố tạo nên sự phù hợp nghề:- Những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng nhất của con người: năng lực, tri thức, kỹ năng đối với các hoạt động nghề cụ thể.- Sự thoả mãn do lao động nghề đưa lại -> niềm vui, niềm hứng khởi, phấn khích, hài lòng.- Thể hiện giá trị bản thân: thể hiện trí tuệ, tài hoa và những nét tính cách con người. (Đặc biệt trong văn học nghệ thuật, hội hoạ, phát minh khoa học, đổi mới công nghệ).Thảo luận: Làm thế nào để lựa chọn được nghề phù hợp ?4. Miền chọn nghề tối ưu:- ý thích, hứng thú: Đây là động lực thúc đẩy con người hoạt động. 	 -> Tôi thích làm nghề gì?- Khả năng, năng lực của cá nhân: Những đặc điểm tâm lý cá nhân của con người, giúp họ thành công ở một lĩnh vực nào đó (không gồm tri thức, kỹ năng, thói quen). -> Tôi có thể làm nghề gì ?- yêu cầu của xã hội, thị trường lao động, tình hình công ăn việc làm, xu hướng phát triển của đất nước. -> Tôi cần phải làm nghề gì ?Kết luận:- Muốn sau này thành công trong cuộc đời, yêu thích nghề mình lựa chọn và phát triển được năng lực của mình, chúng ta phải lựa chọn được nghề phù hợp, tức là có sự phù hợp nghề.- Trong lúc chọn nghề, ngoài hứng thú và năng lực, con người còn phải cân nhắc đến nhu cầu thị trường lao động, đến điều kiện chọn nghề tối ưu.* Nền kinh tế tri thức: Hàm lượng công nghệ chiếm 70% trở lên trong giá trị sản phẩm* Tình hình phát triển kinh tế của Hà Tây:- từ khi mở cửa -> 11/2006: Đầu tư nước ngoài vào Hà Tây khoảng 700 triệu USD.- Sau Hội nghị cấp cao APEC (12/2006): Đầu tư nước ngoài vào Hà Tây khoảng 2 tỷ USD.

File đính kèm:

  • pptEm thich nghe gi.ppt