Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Địa lý ở trường THPT

1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK & HQ trong môn học

Địa lí là môn học trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Với đối tượng nghiên cứu là những sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội, mối quan hệ giữa các yếu tố, thành phần (đặc biệt là mối quan hệ giữa con người và nguồn tài nguyên năng lượng) và sự phân bố của chúng trên các lãnh thổ khác nhau nên môn học này có nhiều điều kiện đề cập đến những nội dung của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK & HQ). Việc tích hợp giáo dục sử dụng NLTK& HQ trong môn Địa lí ở trường THPT nhằm mục đích sau:

 

doc48 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Địa lý ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lai.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu CN khai thác nguyên, nhiên liệu (cặp)
 - Bước 1: HS dựa vào SGK, bản đồ Địa chất – khoáng sản (hoặc Át lát Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học: + Trình bày ngành CN khai thác than và CN khai thác dầu khí theo phiếu học tập số 1 và số 2.
+ Các cặp số chẵn làm phiếu số 1, các cặp số lẻ làm phiếu số 2. 
- Bước 2. HS trình bày, GV đưa thông tin phản hồi ở phiếu học tập để HS đối chiếu. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành CN điện lực (cá nhân/ cặp)
- Bước 1: HS dựa kiến thức trong SGK (kiến thức đã học): 
+ Hãy phân tích khái quát những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển ngành CN điện lực nước ta.
+ Hiện trạng phát triển ngành CN điện lực của nước ta.
+ Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện?
- Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn lại kiến thức.
- Chuyển ý bước 3: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ điện và nhiệt điện.
+ HS dựa vào hình 27.3 cho biết điều kiện phát triển và phân bố ngành thuỷ điện và nhiệt điện nước ta.
+ Tại sao nhà máy nhiện điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam?
- Bước 4. HS trả lời, bổ sung; GV giúp HS chuẩn lại kiến thức.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm (lớp)
- Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ Nông nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong SGK và kiến thức đã học:
+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm đa dạng.
+ Giải thích vì sao CN chế biến lương thực, thực phẩm là ngành CN trọng điểm?
+ Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến lương thực, thực phẩm mang tính quy luật?
- Bước 2. HS trả lời, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
1. Công nghiệp năng lượng
a. CN khai thác nguyên, nhiên liệu
- CN khai thác than (Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1)
- CN khai thác dầu khí (Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2)
b. Công nghiệp điện lực
* Khái quát chung:
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển CN điện lực.
- Sản lượng điện tăng rất nhanh
- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có thay đổi:
+ Giai đoạn 1991 – 1996 thuỷ điện chiếm hơn 70%
+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%
- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 KV
* Ngành thuỷ điện và nhiệt điện
- Thuỷ điện:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
+ Hàng loạt các nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình (1920 MW), Yaly (720 MW)...
+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La, Na Hang...
- Nhiệt điện:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng Mặt Trời, sức gió...
+ Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.
+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1 và 2 (440MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (150MW, 300MW), Phú Mỹ 1,2,3 và 4 (4164 MW)...
+ Một số nhà máy đang được xây dựng.
2. CN chế biến lương thực, thực phẩm
- Cơ cấu ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính (...), ngoài ra còn có các phân ngành (...).
- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Hàng năm sản xuất được một khối lượng rất lớn (...).
- Việc phân bố CN ngành CN này mang tính quy luật. Nó phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu ở một phương án trả lời đúng 
Câu 1. Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung ở khu vực:
Thái Nguyên
Quảng Ninh
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 2. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ năm (tại mỏ):
1984 (Hồng Ngọc)
1985 (Rạng Đông)
1986 (Bạch Hổ)
1987 (Rồng)
Câu 3. Nguyên nhân cơ bản làm cho sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng:
Xuất khẩu
Dân số tăng nhanh
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Gia tăng các khu CN 
Câu 4. Để phát triển ngành CN điện lực mang lại hiệu quả kinh tế, ít gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên..., ta nên dựa trên nguồn tài nguyên:
Nước
Than
Dầu
Khí đốt
Câu 5. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam là do:
A. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ
B. Xa các mỏ than
C. Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn
D. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Câu 6. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm:
Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển
Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao
Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
A
B
B
2. Tự luận
Câu 1. Tại sao CN năng lượng lại là ngành CN trọng điểm của nước ta?
Câu 2. Tại sao ngành CN rượu, bia, nước ngọt lại phân bố ở các đô thị lớn?
Câu 3. Tại sao nói việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
 Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 1990 – 2006
Sản phẩm
1990
1995
2000
2006
Than (triệu tấn)
Dầu thô (triệu tấn)
Điện (tỉ KWh)
4,6
2,7
8,8
8,4
7,6
24,7
11,6
16,3
26,7
38,9
17,2
59,1
+ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm CN của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2006.
+ Nhận xét và giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa sản lượng than, dầu thô và điện.
VI. PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Công nghiệp khai thác than
Các loại
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
Antraxit
Than nâu
Than bùn
Phiếu học tập số 2
Công nghiệp khai thác dầu, khí
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
Công nghiệp khai thác than
Các loại
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
Antraxit
Hơn 3 tỉ tấn 
Vùng Đông Bắc, nhất là Quảng Ninh 
- Trước năm 2000 tăng với tốc độ bình thường (năm 1990 là 4,6 triệu tấn, năm 1995 là 8,4 triệu tấn, năm 2000 là 11,6 triệu tấn).
- Những năm gần đây tăng với tốc độ rất nhanh (năm 2005 đạt hơn 34 triệu tấn).
Than nâu
Hàng chục tỉ tấn
Đồng bằng sông Hồng
Than bùn
Lớn
- Có ở nhiều nơi
- Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (nhất là khu vực U Minh)
Than mỡ
Nhỏ
Thái Nguyên
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2
Công nghiệp khai thác dầu, khí
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
- Vài tỉ tấn dầu mỏ. 
- Hàng trăm tỉ m3 khí.
- Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa.
- Bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác.
- Ngoài ra dầu, khí còn có ở bể trầm tích sông Hồng, Trung Bộ, Thổ Chu – Mã Lai.
- Năm 1986, tấn dầu thô đầu tiên được khai thác. Từ đó đến nay, sản lượng khai thác liên tục tăng (năm 2005 đạt 18,5 triệu tấn).
- Khí tự nhiên đã được khai thác phục vụ cho nhà máy điện và sản xuất phân đạm.
- Chuẩn bị cho ra đời ngành CN lọc – hoá dầu (Dung Quất).
4. MỘT SỐ CÂU HỎI VÍ DỤ:
A. Tự luận:
Khoáng sản năng lượng gồm mấy loại? Khi sử dụng với mỗi loại cần chú ý điều gì? Tại sao?
Các nguồn năng lượng nào được gọi là năng lượng sạch? Cho Ví dụ? Ưu nhược điểm của loại năng lượng này?
Bằng những kiến thức của em về hoàn lưu khí quyển trên địa cầu, hãy khoanh vùng các khu vực có khả năng phát triển nguồn năng lượng từ sức gió trên bản đồ thế giới (bản đồ trống).
Bằng những kiến thức của em về sự phân bố nhiệt và bức xạ trên địa cầu, hãy chỉ ra các khu vực có tiềm năng lớn về việc khai thác nguồn năng lượng Mặt Trời trên thế giới. Giải thích?
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công suất các nhà máy thuỷ điện cũng như khả năng cung cấp điện của sông ngòi.
 b. Vận dụng phân tích bảng số liệu:
Bảng: Mười sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước ta
Lu vực sông
Công suất
( MW)
Điện năng
( Tỉ kWh)
Tỉ lệ
(%)
Sông Lô – Gâm – Chảy
1120
4,1
4,9
Sông Đà
6960
26,96
32,3
Sông Mã
890
3,37
4,0
Sông Cả
520
2,09
2,5
Sông Vũ Gia – Thu Bồn
1360
5,1
6,1
Sông Trà Khúc – Hương
480
2,13
2,6
Sông Ba
670
2,7
3,2
Sông XêXan
1980
9,36
11,2
Sông Xrê Pôc
700
3,32
4,0
Sông Đồng Nai
2870
11,64
14,0
Cộng 10 lưu vực 
17550
70,77
84,8
Toàn bộ lãnh thổ 
20560
8342
100
Tại sao nói: "Trong quá trình Công nghiệp hóa của các quốc gia, Công nghiệp Năng lượng phải đi trước một bước"?
Hãy phân tích nhân tố năng lượng trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố Công nghiệp?
Nêu những hiểu biết của em về tình hình sử dụng năng lượng của tỉnh nhà? Liên hệ việc sử dụng năng lượng trong gia đình em.
Trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta, công nghiệp năng lượng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Em hãy đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.
B. Trắc nghiệm:
Chúng ta cần phải khai thác và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng hóa thạch vì:
A. chúng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
B. chúng luôn có ích cho con người.
C. nước ta rất ít nguồn năng lượng hóa thạch.
D. để hình thành nguồn năng lượng hóa thạch cần hàng vạn, hàng triệu năm
Trong các nguồn năng lượng sau, nguồn năng lượng nào được gọi là Năng lượng xanh:
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Năng lượng nguyên tử.
D. Năng lượng mặt trời.
Công trình nào sau đây đã giúp tiết kiệm năng lượng:
A. Đường hầm dưới biển Măng Sơ nối nước Anh và nước Pháp. 
B. Kênh đào Panama nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Đường dây tải điện 500kV nối liền miền Bắc và miền Nam (nước ta). 
D. Vạn Lý Trường Thành nối miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Khu vực Tây nam Á có khả năng phát triển mạnh ngành Công nghiệp năng lượng dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có là:
A. Dầu khí và than đá. B. Dầu khí, NL Mặt Trời, gió.
C. Thủy điện. D. Thủy điện và dầu mỏ.
Hãy chọn phương án sai: Việc khai thác rừng làm chất đốt gây ra những hậu quả:
A. làm mất rừng, xói mòn đất, động vật không có nơi cư trú.
B. làm ô nhiễm bầu không khí, tăng CO2, gây hiệu ứng nhà kính.
C. gây thủng tầng ôzôn.
D. gây ra tình trạng lũ lụt, hạn hán.
Năng lượng địa nhiệt thuộc nhóm năng lượng:
A. Có thể phục hồi.
B. Không thể phục hồi được.
C. Vô tận.
D. Tất cả đều sai.

File đính kèm:

  • docTich hop GDSD_NLTK&HQ mon Dia Ly.doc