Giáo sư Hoàng Tụy - Nguyễn Xuân Tường

Giáo Sư Hoàng Tụy sinh ngày

17-12-1927, tại Ðiện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội em ruột của cụ Hoàng Diệu – Nhà yêu nước chống thực dân xâm lược Pháp hồi đầu thế kỷ XX.

 Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. 

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo sư Hoàng Tụy - Nguyễn Xuân Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GV: Nguyễn Xuân Tường TRƯỜNG THCS Trực Bình Trực Ninh Nam ĐịnhNHÀ TOÁN HỌC VIỆT NAM GIÁO SƯ HOÀNG TỤYCGiáo Sư Hoàng Tụy sinh ngày17-12-1927, tại Ðiện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội em ruột của cụ Hoàng Diệu – Nhà yêu nước chống thực dân xâm lược Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Tiểu sử:Tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy Toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V. Năm 1951, ông theo học Trường khoa học do Lê Văn Thiêm phụ trách. Năm 1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán-lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva. Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989 .Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuy's cut ) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization). Năm 1995 ông được trường Ðại học tổng hợp Linkoping (Thụy Ðiển) phong tặng Tiến sĩ danh dự về công nghệ.Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát " Năm 1996 ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật. Nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi, tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về "Quy hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen( Pháp) để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi. Trong những năm của thế kỉ XXI, GS Hoàng Tuỵ đã dồn nhiều nỗ lực của mình vào việc phê phán sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục. Trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm, ...Reiner Horst và Hoàng Tụy (2006 - xb lần thứ 3).'Global Optimization - Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục - các cách tiếp vận tất định) ', Springer - Verlag. Một số công trình khoa học:Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, đang được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở nhiều nơi .Một cuốn sách khác, bộ Convex Analysis and Global Optimization, một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997. Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980-1990), uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.GS Hoàng Tụy là người đã dám chấp nhận và chịu đựng bao thử thách, bên ngoài cũng như bên trong, với một nghị lực phi thường, để đi đến những khám phá toán học có ý nghĩa, đóng góp đáng kể vào nền toán học thế giới. Ông đã sống với niềm đam mê toán học, và với khí tiết của Hoàng Diệu trong tính cách. Những thử thách ghê gớm của chiến tranh làm hình thành rõ nét thêm nhân cách và con người ông: “Những điều trải qua (trong những năm chiến tranh) đóng vai trò chính yếu trong việc hình thành nhân cách tôi và chúng trở thành một phần của tôi”. Có lẽ nhận xét sau đây của Sven Erlander, Chủ tịch Đại học Linköping, Thụy Điển, nơi ông đã hợp tác nhiều năm liền, lột tả được phần nào tính cách của ông: “Tôi cho rằng Hoàng Tụy là một người hiền, với một quá khứ và kinh nghiệm sống khác thường. Dường như không có một khó khăn hay thách đố nào – trong toán học, giáo dục, quản lý hay nói chung trong cuộc sống – mà ông không biến nó thành một nỗ lực để thành công”. Có thể ví những bước đi của ông là “ngàn dặm”. Từ Liên Khu 5 ra Việt Bắc cả ngàn cây số, một cuộc chinh phục bằng đôi chân đất đầy nguy hiểm. Từ Hà Nội sang Mátxcơva, nửa vòng trái đất một mình đến thế giới xa lạ, một cuộc chinh phục bằng cái đầu. Trái tim nóng bỏng toán học biến thành đám lửa - lửa của óc khám phá, của đam mê. Rồi lửa từ luận án tiến sĩ đã nung nấu dần dần để biến thành “tia chớp” toàn cầu Mặc dù tuổi cao nhưng GS Hoàng Tụy vẫn tiếp tục sáng tạo, không bao giờ muốn ngồi trên nhành quyệt quế của vinh quang để rồi rơi vào hố sâu của tụt hậu. Khoa học không bao giờ có biên giới. Cái hôm nay là biên giới, ngày mai sẽ trở thành tâm điểm của sự phát triển. Sự đam mê khoa học cháy bỏng của tuổi trẻ sau 60 năm vẫn còn ngùn ngụt. Khi một con người đã nếm trải được vị ngọt thánh thiện của chân lý khoa học thì không bao giờ họ rời xa nó nữa. Đáng ngưỡng mộ những con người ấy. Đáng học hỏi những con người ấy. Và đáng tôn vinh những con người ấy.GS Hoàng Tụy đã thuộc về cộng đồng khoa học thế giới, những ý tưởng của ông đã trở thành tài sản tinh thần chung của nhân loại. LỜI HAY Ý ĐẸP:Hãy hết lòng với khoa học, trong khó khăn hãy vươn lên, người trí thức không thể sống hèn.Con người không có cảm xúc, không rung động,vô cảm trước mọi việc thì không thể làm được bất cứ việc gì. Hoàng Tụy 

File đính kèm:

  • pptGiao su Hoang Tuy.ppt
Bài giảng liên quan