Giáo trình Access

1. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS

Microsoft Access là một Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (QTCSDL) tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin.

Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột.

Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu va báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp.

Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic For application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL.

 

doc78 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Access, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
9. Tạo một truy vấn TV6 để hiển thị những loại sách có số trang >100 và số lượng còn là 20 của nhà xuất bản giáo dục hoặc tên sách có chữ Tin học bao gồm Tensach, sotrang, ten_xb, tentacgia.
BÀI SỐ 4
1. Sử dụng CSDL QLTV.MDB, tạo một truy vấn Truyvan1 để hiển thị tổng số lượng mượn của từng loại sách trong thư viện.
2. Tạo một truy vấn Truyvan2 để hiển thị tổng số lượng mượn của từng loại sách trong tháng 12 năm 1998.
3. Tạo một truy vấn Truyvan3 để hiển thị tổng số lượng mượn của từng loại sách theo từng tháng trong năm 1999.
4. Tạo một truy vấn Truyvan4 để hiển thị tổng số lượng mượn của từng loại sách theo từng tháng của một năm nào đó(Tháng và năm được nhập từ bàn phím).
5. Tạo một truy vấn Truyvan8 để hiển thị số lượng mượn của từng loại sách trong năm 1999 và có số lượng mượn của mỗi độc giả >2.
6. Tạo một truy vấn Truyvan9 để hiển thị tổng số loại sách có trong thư viện.
7. Tạo một truy vấn Truyvan10 để hiển thị tổng số loại sách trong thư viện cho mượn trong năm 1998.
8. Tạo một truy vấn Truyvan11 để hiển thị tên của độc giả nào đó mượn sách trong tháng 1 năm 2001 (Tên được nhập từ bàn phím).
9. Tạo một truy vấn Truyvan12 để hiển thị tên sách và tên tác giả xuất bản sách trong năm 2002 (Tên sách nhập từ bàn phím, Họ của tác giả nhập từ bàn phím).
10. Tạo một truy vấn tham khảo chéo Truyvan13 để phản ánh tổng số mỗi loại sách mượn cho mượn trong tháng 11 năm 2000.
11. Tạo một truy vấn tham khảo chéo Truyvan14 để hiển thị tổng số laọi sách xuất bản trong năm 1995.
12. Tạo một truy vấn Truyvan14 để xoá những sinh viên đã mượn sách quá hạn 5 ngày.
 BÀI SỐ 5
Tạo một CSDL có tên QLSV.MDB, rồi tạo các bảng dữ liệu sau:
Bảng 1: DSSV
STT
Fieldname
Data Type
Fieldsize
Note
1
Masv
Text
4
Khoá chính
2
Malop
Text
4
3
Hotensv
Text
30
4
Ngaysinh
Date/time
8
5
Quequan
Text
30
6
Gioitinh
Yes/No
1
7
Hocbong
Number
Double
Bảng 2: DSDIEM
STT
Fieldname
Data Type
Fieldsize
Note
1
Masv
Text
4
Khoá chính
2
Mamon
Text
2
Mã môn học
3
Diem_lan1
Number
Double
Điểm thi lần 1
4
Diem_lan2
Number
Double
Điểm thi lần 2
Bảng 3: DSLOP
STT
Fieldname
Data Type
Fieldsize
Note
1
Malop
Text
4
Khoá chính
2
Tenlop
Text
20
3
Nganh_hoc
Text
30
4
Khoahoc
Text
2
Bảng 3: DSMON
STT
Fieldname
Data Type
Fieldsize
Note
1
Mamon
Text
2
Khoá chính
2
Tenmon
Text
20
3
So_htrinh
Number
Byte
Số học trình
1. Nhập dữ liệu thích hợp cho các bảng dữ liệu.
2. Đặt khoá chính cho các trường: MASV(DSSV), MASV(DSDIEM), MALOP(DSLOP), Mamon(DSMON).
3. Thiết lập các mối quan hệ giữa các bảng theo sơ đồ sau:
4. Tạo một truy vấn BT1 để hiển thị tổng số sinh viên của mỗi lớp là bao nhiêu?
5. Tạo một truy vấn tham khảo chéo BT2 để phản ánh tổng số sinh viên xếp loại Xsắc, Giỏi, khá, Tb, Yếu của mỗi lớp.
 6. Từ bảng dữ liệu DSSV, tạo một truy vấn BT3 để tạo ra bảng dữ liệu DSLUU lưu trữ những sinh viên có Mã lớp bắt đầu là T hoăc H.
7. Từ bảng dữ liệu DSSV, tạo một truy vấn BT4 để tạo ra một bảng dữ liệu DSNAM để lưu trữ những sinh viên nam sinh trong năm 1976 bao gồm các thông tin: HOTENV, QUEQUAN, GIOTINH.
8. Từ bảng dữ liệu DSSV, tạo một truy vấn BT5 để tạo ra một bảng dữ liệu DSNU để lưu trữ những sinh viên nữ sinh trong quý 3 năm 1979 bao gồm các thông tin: HOTENV, QUEQUAN, GIOTINH.
9. Tạo một truy vấn BT6 để tăng học bổng cho những sinh viên nữ thêm 30%.
10. Tạo một truy vấn BT7 để nối dữ liệu từ bảng DSNAM vào bảng DSNU.
11. Tạo truy vấn BT8 để xoá những sinh viên có quê quán ở Đà Nẵng và có mã lớp bắt đầu là B.
BÀI SỐ 6
1. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo cấu trúc của các bảng dữ liệu sau:
DSTRUONG ( MATRUONG, TENTRUONG, DIACHI )
	DSKHOA ( MATRUONG, MAKHOA, TENKHOA, SODT )
	DANHSACH ( MASV, MAKHOA, HOTEN, NGAYSINH, LOP, HOCBONG )
BANGDIEM ( MASV, DTBK1, DTBK2, DTBK3, DTBK4 )
Trong đó: Các trường in đậm và gạch chân là khoá chính, kiểu dữ liệu và kích thuớc của các được mô tả như sau:
Bảng DSTRUONG
MATRUONG TEXT(2), TENTRUONG TEXT(20), DIACHI TEXT(30)
Bảng DSKHOA
MATRUONG TEXT(2), MAKHOA TEXT(4), TENKHOA TEXT(10), SODT TEXT(6). Trường SODT được lập chỉ mục.
Bảng DANHSACH
MASV TEXT(4), MAKHOA TEXT(4), HOTEN TEXT(30), NGAYSINH(DATE/TIME), LOP TEXT(10), HOCBONG (DOUBLE). Trường MASV được lập chỉ mục.
Bảng BANGDIEM
MASV TEXT(4), DTBK1 (DOUBLE), DTBK2 (DOUBLE), DTBK3 (DOUBLE), DTBK4 (DOUBLE).
F Chú ý
 Sau khi tạo cấu trúc các bảng dữ liệuxong, hãy nhập dữ liệu và thiết lập mối quan hệ giữa các bảng phù hợp. Trường HOCBONG trong bảngg DANHSACH chỉ nhập một trong ba giá trị 120000, 180000 hoặc 240000.
2. Sử dụng ngôn ngữ SQL để thay đổi cấu trúc của bảng dữ liệu
a. Thêm truờng GHICHU có kiểu MEMO vào trong bảng DANHSACH
b. Thêm trường TBCONG có kiểu DOUBLE vào trong bảng BANGDIEM 
c. Thêm trường QUEQUAN có kiểu TEXT và GIOITINH có kiểu YES/NO vào bảng DANHSACH và lập chỉ mục trường QUEQUAN.
3. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn chọn sau
a. Chọn MATRUONG, MAKHOA, TENKHOA trong bảng DSKHOA.
b. Chọn MATRUONG, MAKHOA, SODT trong bảng DSKHOA của những trường có MATRUONG bắt đầu là Q.
c. Chọn MASV, MAKHOA, HOTEN của những sinh viên sinh trong khoảng thời gian từ 20/10/74 đến 20/10/76 trong bảng DANHSACH.
d. Chọn MASV, HOTEN, LOP, HOCBONG của những sinh viên có MASV bắt đầu là T và thuộc lớp Tin học hoặc Hoá học hoặc kinh tế trong bảng DANHSACH ( HOTEN đổi thành Họ và tên).
e. Chọn những sinh viên có tên THANH sinh trong tháng 10/76 hoặc có HOCBONG trong khoảng từ 150000 đến 200000.
4. Sử dụng ngông ngữ SQL để tạo các truy vấn tính tổng sau:
a. Tạo một truy vấn để tính tổng HOCBONG của mỗi khoa.
b. Tạo một truy vấn thống kê xem mỗi khoa số lượng sinh viên là bao nhiêu?
c. Tạo một truy vấn để tính tổng HOCBONG của mỗi lớp trong mỗi khoa.
d. Tạo một truy vấn thống kê xem mỗi trường có bao nhiêu khoa?
5. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn tham số sau:
a. Tạo một truy vấn tham số thống kê xem mỗi mức HOCBONG mỗi khoa có bao nhiêu sinh viên.
b. Tạo một truy vấn tham số để thống kê xem số lượng sinh viên sinh trong mỗi tháng của năm 1979 của mỗi khoa là bao nhiêu?
6. Sử dụng ngông ngữ SQL để tạo các truy vấn tạo bảng sau:
a. Tạo một bảng DIEMLUU gồm tất cả các trường trong bảng DIEMTHI.
b. Tạo một bảng DSLUU gồm các trường MASV, MAKHOA, HOTEN từ bảng DANHSACH của những sinh viên sinh trước ngày 20/11/76.
c. Tạo một bảng DSLUU1 gồm các trường HOTEN, LOP của những sinh viên thuộc lớp Tin K25A và sinh năm 1985 hoặc trước năm 1978.
7. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn nối dữ liệu sau:
a. Tạo một truy vấn nối dữ liệu từ bảng DIEMLUU vào DIEMTHI nhưng chỉ gồm các trường DTBK1, DTBK2.
b. Tạo một truy vấn nối dữ liệu từ bảng DIEMLUU vào DIEMTHI nhưng chỉ gồm các trường DTBK1, DTBK2, DTBK3 đối với những bản ghi ghi có DTBK3>=8.
8. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn cập nhật dữ liệu sau:
a. Tính giá trị trường DTBCONG của bảng DIEMTHI theo công thức (DTBK1+ DTBK2+ DTBK3+ DTBK4)/4.
b. Tăng HOCBONG thêm 100.000 cho những sinh viên có MASV bắt đầu là A trong bảng DANHSACH.
c. Giảm HOCBONG đi 50.000 cho những sinh viên có năm sinh từ 1975 đến 1978 hoặc những sinh viên có tên NHAN.
9. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn xoá sau:
a. Tạo một truy vấn xoá những sinh viên thuộc khoa toán.
b. Tạo một truy vấn xoá những sinh viên sinh trong khoảng thời gian từ 20/10/74 đến 20/10/76 hoặc có HOCBONG=120.000.
c. Tạo một truy vấn xoá những sinh viên có họ NGUYEN hoặc tên THANH sinh trong tháng 7 năm 1978.
10. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn dựa trên nhiều bảng sau:
a. Tạo truy vấn để hiển thị HOTEN, TENKHOA, LOP, HOCBONG từ 2 bảng dữ liệu DSKHOA và DANHSACH.
b. Tạo một truy vấn để hiẻn thị TENTRUONG, TENKHOA, HOTEN của những sinh viên sinh trong năm 1980 từ 3 bảng DSTRUONG, DSKHOA, DANHSACH.
c. Tạo một truy vấn để hiển thị TENTRUONG, TENKHOA, HOTEN, DTBK1, DTBK2 tử 4 bảng dữ liệu DSTRUONG, DSKHOA, DANHSACH, DIEMTHI.
11. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn con sau:
a. Tạo một truy vấn để hiển thị HOTEN, NGAYSINH, LOP của những sinh viên có DTBK4>=5.
b. Tạo một truy vấn để hiển thị it nhất một sinh viên có DTBK2<=4.
12. Sử dụng ngôn ngữ SQL để tạo các truy vấn hội sau:
a. Tạo truy vấn hội để hiển thị HOTEN, DTBK1, DTBK2 từ 2 bảng dữ liệu DIEMTHI và DIEMLUU.
b. Tạo truy vấn hội để hiển thị HOTEN, DTBK1, DTBK2, DTBK3 từ 2 bảng dữ liệu DIEMTHI và DIEMLUU nhưng chỉ hiển thị những sinh viên có DTBK3>=7.
BÀI SỐ 7
Sử dụng CSDL QLSV.MDB trong bài tập số 5 để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tạo một form có tên Nhaplop để nhập dữ liệu cho bảng dslop như sau:
2. Tạo một form chính phụ như sau:
3. Tạo một form có tên Hienthi để hiển thị danh sách sinh viên như sau :
4. Hãy thiết kế form theo yêu cầu sau:
Hãy gắn các chức năng phù hợp với các mục chọn.
5. Hãy thiết kế một Report t
heo yêu cầu sau:
BÀI SỐ 8
Cho CSDL QLSVIEN.MBD gồm các bảng dữ liệu sau:
DSSVIEN(MASV, MALOP, HOTENSVIEN, NGAYSINH, GTINH, QQUAN)
DSMONHOC(MAMON, TENMON, SOH_TRINH)
DSDIEMTHI(MASV, MAMON, DIEM_LAN1, DIEM_LAN2)
DSGIAOVIEN(MAGV, HOTENGVIEN, DIACHI, NOI_CT)
DSLOPHOC(MALOP, NGANH_HOC, KHOA_HOC)
GVMONHOC(MAGV, MAMON)
DSLOPMON(MALOP, MAMON, NGAYTHI)
Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu theo sơ đồ sau:
1. Tạo các biểu mẫu để cập nhật dữ liệu cho các bảng trên, chú ý sử dụng combo box hoặc List box đối với các trường cần thiết.
2. Tạo báo cáo để hiển thị danh sách sinh viên trong một lớp học nào đó, bao gồm cả ngành học tương ứng.
3. Tạo báo cáo để hiển thị danh sách sinh viên trong từng lớp học, bao gồm cả ngành học, trong đó các sinh viên cùng một lớp thì tên lớp được nhóm lại với nhau.
4. Tạo báo cáo để hiển thị danh sách giáo viên đã giảng dạy các một học cho một lớp nào đó.
5. Tạo báo cáo để hiển thị danh sách giáo viên đã tham gia giảng dạy các môn học cho nhiều lớp học, trong đó các giáo viên giảng dạy các môn học cho một lớp học được nhóm lại với nhau.
6. Tạo báo cáo để hiển thị điểm thi các môn học của một sinh viên.
7. Tạo báo cáo để hiển thị điểm thi một môn học của một lớp nào đó.

File đính kèm:

  • docGiao trinh Access.doc
Bài giảng liên quan