Giáo trình Cơ khí đại cương - Chương 6B: Gia công cắt gọt kim loại

d/ Các dụng cụ chủ yếu của máy tiện

- Mâm cặp: là bộ phận để kẹp chặt và tự định vị phôi khi gia công. Có các loại mâm cặp

chính sau:

a/ Mâm cặp 3 chấu; b/ Mâm cặp 4 chấu;

+ Mâm cặp 3 chấu tự định tâm:

Khi dùng cơlê quay ở vít quay 1, ba chấu 2 cùng dịch chuyển vào tâm một lượng

bằng nhau. Loại này dùng để cặp các chi tiết tròn xoay.

+ Mâm cặp 4 chấu độc lập: Mỗi chấu có một vít điều chỉnh riêng. Loại này

dùng thích hợp với các phôi không tròn xoay hoặc để gia công bề mặt lệch tâm.

Ngoài ra còn có mâm cặp tốc và mâm cặp hoa mai dùng để gá các chi tiết có hình dáng

phức tạp và chi tiết được bắt vào mâm cặp qua các bulon - đai ốc.

pdf6 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Cơ khí đại cương - Chương 6B: Gia công cắt gọt kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 nặng thì α = 900. 
- Giá đỡ (Luynet): Dùng để gá các chi 
tiết nhỏ và dài H/D > 10 nhằm tăng độ cứng 
vững cho phôi gia công nhằm hạn chế sai số 
hình dạng do lực cắt gây nên. Có hai loại giá 
đỡ: 
H.6.15. Mũi tâm 
b/a/
+ Giá đỡ cố định (a): được định vị tại 
một vị trí trên băng máy. Các vấu của giá đỡ 
có thể ra vào nhờ các trục vít. 
+ Giá đỡ di động (b): loại này di 
chuyển cùng với dao trong quá trình gia công, 
nó được bắt chặt trên bàn dao. Giá đỡ động chỉ 
có 2 vấu đỡ trực tiếp với lực cắt, đảm bảo trục 
khỏi bị cong. H.6.16. Giá đỡ cố định (a) và giá đơ di động (b) 
 Ngoài ra trong máy tiện người ta còn 
dùng một số dụng cụ khác như tốc dùng để 
truyền chuyển động quay từ mâm cặp đến vật 
gia công khi vật được gá trên trục chính hai 
mũi chống tâm. Trục tâm để gá những chi tiết 
có lỗ sẵn đã được gia công tinh. 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG 66
6.2.5. MÁY KHOAN-DOA 
a/ Công dụng và phân loại: Máy khoan-doa dùng để gia công lỗ hình trụ bằng các dụng 
cụ cắt như: mũi khoan, mũi khoét và dao doa. Máy khoan tạo ra lỗ thô đạt độ chính xác, độ bóng 
bề mặt gia công thấp Rz160 ÷ Rz40. Để nâng cao độ chính xác và độ bóng bề mặt lỗ phải dùng 
khoét hay doa trên máy doa. Sau khi doa, độ chính xác đạt cấp 4 hoặc 5 và độ bóng có thể đạt Ra 
= 1,25 ÷ 0,32. 
Máy khoan-doa có chuyển động chính là chuyển động quay tròn của trục mang dao, 
chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dao. Trên máy khoan có thể dùng dụng cụ 
tarô, bàn ren để gia công ren. Máy khoan có các loại sau: 
- Máy khoan điện cầm tay cho phép khoan các lỗ trên những chi tiết mà không cho phép 
các loại máy khoan có trục chính cố định thực hiện. 
- Máy khoan bàn: là loại máy đơn giản, nhỏ, đặt trên bàn nguội. Lỗ khoan lớn nhất d ≤ 10 
mm. Máy thường có 3 cấp vòng quay với số vòng quay lớn. 
- Máy khoan đứng: là loại dùng gia công các loại lỗ đơn có đường kính trung bình d ≤ 50 
mm. Máy có trục chính mang mũi khoan cố định. Phôi phải dịch chuyển sao cho trùng tâm mũi 
khoan. 
- Máy khoan cần: để gia công các lỗ có đường kính lớn trên các phôi có khối lượng lớn 
không dịch chuyển thuận lợi được. Do đó toạ độ của mũi khoan có thể dịch chuyển quay hay 
hướng kính để khoan các lỗ có toạ độ khác nhau. Trong thực tế còn có máy khoan nhiều trục, máy 
khoan sâu. 
b/
c/ 
a/ 
H.6.17. a/ Máy khoan bàn; b/ Máy khoan đứng; c/ Máy khoan cần 
b/ Dụng cụ cắt trên máy khoan-doa 
- Mũi khoan: Trong cắt gọt kim loại có các loại mũi khoan ruột gà, mũi khoan sâu, mũi 
khoan tâm... 
 Cấu tạo phần cắt của mũi khoan có 2 lưỡi cắt chính và 2 lưỡi cắt phụ. Ngoài ra còn có phần 
lưỡi cắt ngang. Phần cổ dao để ghi đường kính mũi khoan. Chuôi hình trụ dùng cho mũi khoan 
nhỏ (< 10 mm). Chuôi côn dùng cho loại có đường kính lớn hơn. 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG 67
 Khi khoan tốc độ cắt tính theo 
công thức: 
H.6.18. Mũi khoan 
 v
dn= π
1000
 m/phút 
d - đường kính mũi khoan (mm). 
n - số vòng quay của mũi khoan 
(v/phút). 
 Chiều sâu cắt t khi khoan trên 
phôi chưa có lỗ là: 
2
dt = (mm). 
 Lượng chạy dao của khoan sau 
mỗi vòng quay là Sz = 2S (mm/vòng). 
- Mũi dao doa: Dụng cụ để khét và doa dùng để mở rộng lỗ khoan, tăng độ bóng, độ chính 
xác bề mặt lỗ tròn xoay. Khác với mũi khoan, dao doa có số lưỡi cắt nhiều hơn. 
- Tarô và bàn ren: Ta rô là dụng cụ để gia công ren trong có thể lắp trên trục khoan hoặc 
thao tác bằng tay. ứng với một kích thước, một bộ tarô có từ 2÷3 chiếc để cắt từ thô đến tinh. Bàn 
ren dùng để gia công ren ngoài với kích thước không quá lớn. 
H.6.20. Mũi ta rô và bàn ren 
H.6.19. Mũi dao doa 
6.2.6. MÁY BÀO, XỌC 
a/ Đặc điểm và công dụng: Máy bào, xọc là nhóm máy có chuyển động tịnh tiến khứ hồi, 
dùng để gia công các mặt phẳng ngang, đứng hay nằm nghiêng, mặt có bậc, mặt định hình; gia 
công các rãnh thẳng với tiết diện khác nhau: mang cá, chữ “T”, dạng răng thân khai... Máy cũng 
có khả năng gia công chép hình để tạo ra các mặt cong một chiều. 
 Chuyển động chính của máy là chuyển động tịnh tiến khứ hồi: gồm một hành trình có tải 
và một hành trình chạy không. Chuyển động chạy dao thường là chuyển động gián đoạn. Gia công 
trên máy bào, xọc có năng suất thấp, độ chính xác thấp và độ nhẵn kém. 
b/ Các loại máy bào, xọc 
 Tuỳ theo những đặc trưng về công nghệ, máy bào được chia thành: máy bào ngang, máy 
bào giường, máy xọc (bào đứng) và các máy chuyên môn hoá. 
- Máy bào ngang: dùng để gia công những phôi không lớn (< 600 mm). Bàn máy cùng 
với phôi di chuyển theo chiều ngang trên mặt băng của thân máy, còn đầu trượt của máy cùng với 
bàn dao và dao bào chuyển động tới-lui trên mặt băng có dạng đuôi én. Hộp tốc độ và cơ cấu Culít 
dùng để di chuyển bàn trượt. 
- Máy bào giường: dùng để gia công các phôi lớn như thân máy. Bàn máy cùng với phôi 
di chuyển theo chiều dọc (chuyển động chính) còn dao bào kẹp trên giá dao thì di chuyển theo 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG 68
chiều ngang. Trên máy bào giường có thể gia công những phôi dài tới 12 m trên 3 mặt cùng mộ 
lúc. 
- Máy xọc: Máy xọc là một loại máy bào đứng có đầu máy chuyển động theo chiều thẳng 
đứng. Máy xọc dùng để gia công trong các lỗ, rãnh, mặt phẳng và mặt định hình của phôi có chiều 
cao không lớn và chiều ngang lớn. 
H.6.21. Máy bào ngang H.6.22. Máy xọc
6.2.7. MÁY PHAY 
a/ Đặc điểm, công dụng: Máy phay là loại máy có nhiều chủng loại và có tỷ lệ lớn trong 
các nhà máy cơ khí. Phay trên máy phay là phương pháp không chỉ đạt năng suất cao mà còn đạt 
được độ nhẵn bề mặt tương đối (Ra2,5 ÷ Rz40), độ chính xác xấp xỉ với khi gia công trên máy tiện 
(cấp 6 ÷ cấp 11). Máy phay dùng phổ biến để gia công mặt phẳng, mặt nghiêng, các loại rãnh 
cong và phẳng, rãnh then, lỗ, mặt ren, mặt răng, các dạng bề mặt định hình (cam, khuôn dập, mẫu, 
dưỡng, chân vịt tàu thuỷ, cánh quạt, cánh tuốcbin...), cắt đứt v.v... Trong sản xuất hàng loạt và 
hàng khối, phay có thể thay thế cho bào và phần lớn cho xọc. Trong sản xuất đơn chiếc và hàng 
loạt nhỏ phay có nhiều công dụng, có thể thay thế cho bào - xọc, do dao phay có nhiều lưỡi cùng 
cắt, tốc độ phay cao và có nhiều biện pháp công nghệ, nên năng suất của phương pháp phay cao 
hơn hẳn bào - xọc và giá thành sản phẩm thấp. 
b/ phân loại máy phay 
 - Máy phay vạn năng: là loại có trục chính thẳng đứng hoặc nằm ngang có thể gia công 
được nhiều dạng bề mặt khác nhau. 
H.6.24. Máy phay ngang H.6.23.Máy phay đứng
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG 69
- Máy phay chuyên dùng: chỉ để gia công một số loại bề mặt nhất định gồm máy phay 
bánh răng, máy phay ren, máy phay thùng... 
- Máy phay giường: dùng để gia công đồng thời nhiều bề mặt của các chi tiết lớn. 
 Ngoài ra còn các loại máy phay chép hình, máy tổ hợp, máy phay điều khiển theo chương 
trình số... 
c/ Dao phay: Trong máy phay, chuyển động chính là chuyển động quay tròn của dao phay 
nên cấu tạo của dao thường phù hợp với sự quay tròn của trục dao nằm ngang hay thẳng đứng. 
Tuỳ theo dạng bề mặt gia công có các loại dao sau: 
- Loại dao gia công mặt phẳng gồm dao phay trụ, dao phay mặt đầu. 
- Loại dao gia công rãnh gồm dao đĩa, dao phay 3 mặt cắt, dao phay ngón... 
- Loại dao gia công bánh răng như dao phay môđun, dao phay lăn răng ... 
d/ Sơ đồ cắt khi phay 
H.6.25. Các loại dao phay 
H.6.26.Sơ đồ cắt khi phay 
Khi dao phay quay tròn theo tốc độ của trục 
chính được tính theo công thức: v
dn= π
1000
 m/phút. 
Trong đó d - đường kính của dao phay (mm); n - số 
vòng quay của trục chính (v/ph). 
f/ Đầu phân độ trên máy phay: Đây là một 
loại đồ gá quan trọng dùng trên máy phay. Nhiệm vụ 
của nó là chia đều hay không đều các vết gia công trên 
phôi. Đầu phân độ đặt trên bàn máy phay nằm ngang 
(hoặc đứng) dùng khi cần phay các loại rãnh thẳng, 
xoắn trên phôi bằng dao phay môđun, dao phay ngón... 
H.6.27. Đầu phân độ 
GIÁO TRÌNH: CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG 70
6.2.8. MÁY MÀI 
a/ Khái niệm: Mài là phương pháp gia công mà dụng cụ cắt là đá mài. Mài có thể gia 
công thô để cắt bỏ lớp thô cứng mặt ngoài các loại phôi, nhưng đa số trường hợp là gia công tinh 
các bề mặt (mặt trụ, mặt phẳng, rãnh, lỗ, mặt định hình, ren, răng, then, then hoa...). Mài dùng gia 
công các vật liệu cứng như thép đã tôi, gang trắng ...cũng có thể gia công thô để cắt phôi, cắt 
bavia, mài thô ...Chuyển động chính khi mài là chuyển động quay tròn của đá mài: 
 v
D n= π . .
.601000
 (m/s) 
 Trong đó D - đường kính của đá mài; n - số vòng quay trục chính mang đá (v/ph) 
 Chuyển động chạy dao khi mài có thể là chạy dao vòng, chạy dao dọc, chạy dao ngang, 
chạy dao thẳng đứng, hoặc chạy dao hướng kính. Khác với các phương pháp cắt gọt khác, mài có 
đặc trưng riêng mỗi hạt đá mài như một lưỡi dao cắt, lực cắt và tốc độ cắt lớn (đến 50 m/s), nhiệt 
độ vùng gia công rất cao (hàng ngàn độ), hiện tượng trượt dể xảy ra, bề mặt gia công bị biến cứng. 
b/ Đá mài: Vật liệu hạt mài là thành phần chủ 
yếu của đá, chúng gồm các loại kim cương nhân tạo, 
các ôxyt như ôxyt nhôm thường, ôxyt nhôm trắng, 
cácbit silic, cácbit boric...Hạt mài được chế tạo với kích 
thước hạt khác nhau để chế tạo các loại đá khác nhau. 
Chất dính kết để liên kết các vật liệu hạt mài thường 
dùng chất dính kết vô cơ như keramit, hữu cơ như 
bakêlit, cao su. 
H.6.28. Các loại đá màic/ Các loại máy mài 
- Máy mài tròn trong: dùng gia công tinh các loại lỗ 
- Máy mài tròn ngoài dùng mài bề mặt ngoài của chi tiết. 
- Máy mài phẳng dùng gia công mặt phẳng bằng mặt ngoài đá trụ hoặc mặt đầu đá bát, đá 
cốc, đá chậu. 
- Máy mài định hình dùng mài các bề mặt định hình như mài mặt ren, mặt răng, mài mặt 
côn, then, then hoa... 
- Máy mài chính xác và siêu chính xác kèm theo các phụ tùng, đồ gá, dụng cụ đo như máy 
nghiền, máy đánh bóng, máy mài doa, máy mài siêu chính xác, máy mài thuỷ lực... 
- Máy mài tròn không tâm dùng mài mặt trụ ngoài và trong các chi tiết đơn giản, không có 
bậc với năng suất cao. Máy có thể gia công liên tục, không phải dừng máy để gá kẹp. 
H.6.30 Máy mài vô tâm 
H.6.29 Máy mài phẵng 

File đính kèm:

  • pdfCHUONG6b.pdf
Bài giảng liên quan