Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Chương mở đầu

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng nghiên cứu:

a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam:

Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời

là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung

thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng cộng

sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Ngay từ khi ra đời, “thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã đề ra

đường lối cách mạng đúng đắn Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng

cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp

khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta -

Đảng của giai cấp công nhân – không ngừng củng cố và tăng cường”.

pdf125 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
điều kiện thuận lợi 
để đấu tranh bảo vệ quyền lợi dianh nghiệp Việt Nam tranh các cuộc tranh chấp 
thương mại với các nước khác, hạn chế được những thiệt hại trong hội nhập kinh tế 
quốc tế. 
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ 
động và tichá cực xác định lộ hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng những ưu đãi 
mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực 
nhưng phải hội nhập từng bước, dần dând mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý. 
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các 
nguyên tắc, quy định của WTO: bảo đảm tính đồng bộ của hệ thông spháp luật; đa 
dnạg hoá các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình 
thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế 
công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh. 
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà 
nước: Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy 
mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện 
công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. 
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong 
hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu 
hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp 
điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất trên cơ sở xác định đúng dắn chiến lược sản 
 123
phẩm và thị trường; điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng 
cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm. 
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội 
nhập: Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập; xây 
dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ 
văn hoá không lành mạnh, gây phương hại đến đến sự phát triển đất nước, văn hoá 
và con người Việt Nam; kết hợp hài hoà giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá 
truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá tiên tiến trong quá trình giao 
lưu với các nền văn hoá bên ngoài. 
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, 
bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo; có các biện pháp cấm, hạn 
chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế 
trên lĩnh vực bảo vệ môi trường. 
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: Xây 
dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có các phương án 
chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. 
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước 
và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoai: Tạo cơ chế phối hợp 
chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân 
dân nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại 
song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở 
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia 
đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi. 
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối 
với các hoạt động đối ngoại: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tập trung xây dựng 
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách 
hành chính. 
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 
a. Thành tựu và ý nghĩa 
Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế, 
nước ta đã đạt được những kết quả: 
Một là, phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi 
trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Việc tham gia ký Hiệp định Pải (23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho 
vấn đề Camphuchia, đã mở ra tiền đề để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và 
cộng đồng quốc tế. 
Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (10-11-1991); tháng 
11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam; bình 
thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (11-7-1995). 
Tháng 7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự hội nhập của nước ta 
với khu vực Đông Nam Á. 
 124
Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các 
nước liên quan. 
Đã đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai 
thác” ở vìng biển chồng lấn giữa hai nước. Thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa 
ta và các nước ASEAN. Đã ký với Trang Quốc: Hiệp ước về phân định biên giới 
trên bộ, Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác về nghề cá. 
Ba là, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chínhthức với tất cả các nước 
lớn, kể cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; tất cả các 
nước lớn đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á. Đã ký Hiệp định khung 
về hợp tác với EU (1995); năm 1999 ký thoả thuận với Trung Quốc khung khổ quan 
hệ “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; 
tháng 5-2008 thiết lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – Trung Quốc; 
ngày 13-7-2001, ký kết Hiệp định thương mại song phương việt Nam – Hoa Kỳ; 
tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga (2001); khung khổ quan hệ đối tác 
tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật Bản(2002). 
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước trên tổng số hơn 200 
nước trên thế giới. 
Tháng 10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm uỷ viên 
không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. 
Bốn là, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. 
Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc 
tế như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển 
châu Á (ADB); sau khi gia nhập ASEAN ( AFTA); tháng 3-1996, tham gia Diễn đàn 
hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; tháng 11-1998, gia nhập 
tổ chức Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC); ngày 11-1-2007, Việt 
Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 
Năm là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học 
công nghệ và kỹ năng quản lý. 
Về mở rộng thị trường: Nước ta đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại 
với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 74 nước áp dụng quy chế tối huệ 
quốc; thiết lập và ký kết hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng 
lãnh thổ. Nếu năm 1986 kim ngạch xuất kẩu chỉ đạt 789 triệu USD, đến năm 2007 
đạt 48 tỷ USD; năm 2008 đạt khoảng 62,9 tỷ USD. 
Việt Nam đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, thu 
hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD; năm 2008 đạt khoảng 65 tỷ 
USD. 
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những thành tựu 
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, 
dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử dụng đã tạo nên bước phát triển mới trong các 
ngành sản xuất. Đồng thời, thông qua dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, các 
 125
doanh nghoệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện 
đại. 
Sáu là, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào 
môi trường cạnh tranh. 
Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới 
quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh 
để tồn tại và phát triển. 
Tư duy làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ 
các nhà doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành. 
Những kết quả trên đây có ý nghĩa rất quan trọng: đã tranh thủ được các 
nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh 
tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn. Góp phần giữ vững và 
củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và 
bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc 
tế. 
b, Hạn chế và nguyên nhân 
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội 
nhập kinh tế quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế: 
Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị 
động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước 
lớn. 
Mộy số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở 
rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp chưa hoàn 
chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ 
chức kinh tế quốc tế. 
Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế 
quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. 
Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công 
nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ 
tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và 
có chi phí cao hơn các nước khác trong khu vực. 
Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả 
về số lượng lẫn chất lượng. Cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc té, về 
kỹ thuật kinh doanh. 
Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 
đến 2008 mặc dù cond những hạn chế nhưng thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan 
trọng: góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế 0 xã hội, nền kinh tế Việt 
Nam có bước phát triển mới; thế và lực của Việt Nam được nâng cao trên trường 
quốc tế. Các thành tựu đối ngoại trong hơn 20 năm qua đã chứng minh đường lối đối 
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới là đúng 
đắn và sáng tạo. 

File đính kèm:

  • pdfgt_duongloi CM VN.pdf