Giáo trình Giáo dục học đại cương
Ở mỗi thời đại, giáo dục luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Trong
giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết, giáo dục – đào tạo càng có ý nghĩa quyết định không chỉ đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả đối với công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
Giáo dục có mục đích rất cụ thể, khoa học và thiết thực. Mục đích của giáo dục phù hợp
với sự phát triển của cá nhân, vì sự tiến bộ của xã hội. Các cơ cấu xã hội như các cơ sở sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, các cơ quan nhà nước ở các cấp; các đoàn thể quần chúng đều có chức
năng giáo dục các thành viên của mình theo phương hướng con người phát triển toàn diện, bởi ở
đâu có con người thì ở đó đều cần có sự quản lý, tổ chức, giáo dục con người.
phụ huynh học sinh. + Tìm hiểu thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. + Hoặc là tiến hành thực nghiệm tự nhiên. + Giáo viên ghi nhật ký chủ nhiệm. Nhờ cách làm như vậy mà thông tin thu thập được sẽ phong phú, cụ thể, có độ tin cậy để có biện pháp giáo dục thích hợp. 1.2. Xây dựng và phát triển tập thể học sinh: Tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện để giáo dục học sinh. Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh phải trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn giáo viên đề ra yêu cầu thống nhất cho tập thể học sinh. - Giai đoạn xuất hiện những phần tử tích cực xung quanh giáo viên. - Giai đoạn cả tập thể tự giác đề ra yêu cầu, biến yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu bên trong của bản thân tập thể và tập thể có nhu cầu thực hiện tốt mục đích, yêu cầu đã đặt ra. Chú ý, ở cả ba giai đoạn này tất cả các hoạt động đều gắn liền với việc tổ chức phong trào thi đua tập thể theo từng đợt với những chủ đề nhất định mang ý nghĩa giáo dục (20/11; 22/12; 8/3; 26/3; 19/5…) Trong quá trình xây dựng tập thể, giáo viên cần phát huy ở học sinh tình cảm tập thể, tình cảm thầy trò; gây được dư luận lành mạnh, phát huy được truyền thống của lớp, trường… đồng thời chú ý đề phòng tình trạng một số học sinh liên kết với nhau thành nhóm tự phát có những hành vi không trong sáng hoặc là rất có thể xuất hiện phần tử tiêu cực, gây mất đoàn kết nội bộ lớp. Nếu xẩy ra, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, bản chất để tuyệt đối không được cô lập các em, đẩy các em xa rời tập thể. 1.3. Giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh. - Giáo dục thế giới quan khoa học phải kết hợp thông qua giáo viên bộ môn trong quá trình dạy và học các môn học. - Nghe báo cáo thời sự, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, lao động công ích, cắm trại… - Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm kết hợp tự đánh giá của học sinh. (tránh cảm tính, thiên vị, đòi hỏi phải khách quan, công bằng, công khai). 1.4. Nâng cao thành tích học tập của học sinh. - Học tập là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của học sinh. - Tổ chức nhóm học tập, thành lập cán sự bộ môn. - Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. 60 1.5. Giáo dục lao động và hướng nghiệp. - Lao động vừa sức, mang tính chất phục vụ học sinh, lớp, trường, gia đình. Chú ý đến cả hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế. - Hướng nghề phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và yêu cầu xã hội, không chạy theo model nghề. 1.6. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện… - Thể dục thể thao, tham quan, cắm trại, xem triển lãm, hội diễn văn nghệ… - Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội. 1.7. Phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường. - Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Kết nghĩa với đơn vị, cơ quan gần trường (lực lượng vũ trang, các đoàn thể, doanh nghiệp đóng ở địa phương). 2. Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên khác. - Giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên giảng dạy hợp thành tập thể sư phạm. - Giáo viên chủ nhiệm là hạt nhân tập hợp lực lượng này để giáo dục học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm theo dõi sổ sách của lớp, dự giờ của lớp chủ nhiệm khi học các bộ môn khác, từ đó tạo ra thông tin ngược cho giáo viên bộ môn để cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với trình độ của lớp. - Khi giáo viên chủ nhiệm đánh giá học sinh, tập thể lớp cần tham khảo ý kiến nhận xét của giáo viên bộ môn cho lớp mình. 3. Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh. - Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục đầu tiên của học sinh – cha mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ cả khi đã trưởng thành. Gia đình trở thành một bộ phận hữu cơ trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. - Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình, vai trò này thuộc về giáo viên chủ nhiệm lớp. - Giáo viên chủ nhiệm làm cho các bậc phụ huynh nắm được mục đích giáo dục của nhà trường. - Thống nhất với gia đình về yêu cầu giáo dục (thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm học, cuối học kỳ 1, cuối năm học). - Có sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình. - Họp phụ huynh định kỳ: đầu năm, cuối học kỳ I, cuối năm học. - Có kế hoạch đi thăm gia đình học sinh (nên có báo trước). - Thành lập hội cha mẹ học sinh (lớp, trường). 4. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: 4.1. Ý nghĩa: - Việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm là thể hiện sự làm việc có tính khoa học. - Bản kế hoạch thể hiện tính nghiêm túc, tính sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm. 4.2. Trước khi lập kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc và xử lý tốt các thông tin sau đây: + mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của trường. + đặc điểm của học sinh trong lớp, truyền thống của lớp, khó khăn, hạn chế của lớp. + đặc điểm gia đình học sinh (chú ý đến cha mẹ). + mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể. + đặc điểm địa phương nơi trường đóng… 4.3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: 61 a- Đặc điểm của nhà trường, của lớp trong năm học. b- Mục tiêu phấn đấu và các nhiệm vụ chung của lớp. c- Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; biện pháp thực hiện; điều kiện cần thiết về vật chất – kỹ thuật; tài chính; nhân lực; thời gian thực hiện và hoàn thành; người phụ trách… Ứng với từng mặt hoạt động của lớp (giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức; học tập; lao động và hướng nghiệp; văn nghệ, thể dục thể thao; vệ sinh; vui chơi giải trí; hoạt động xã hội…); ứng với công tác các giáo viên bộ môn, đoàn thể, hội phụ huynh; với chính quyền cơ quan đoàn thể ở địa phương… d- Bản kế hoạch công tác chủ nhiệm được xây dựng từ đầu năm học tất nhiên không tránh khỏi những hạn chế do những biến động hoàn cảnh thực tế mang lại. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch bằng cách linh hoạt, sáng tạo trong việc cụ thể hóa kế hoạch từng tuần, tháng, học kỳ, hoặc theo chủ đề. KẾT LUẬN Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp không những phải nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, giáo dục của mình, đảm bảo cho kế hoạch công tác được thực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của toàn trường. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Quan niệm của anh, chị về người giáo viên và nghề dạy học? 2. Vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo Việt Nam? 3. Phân tích các đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo? 4. Những yêu cầu đối với người thầy giáo Việt Nam hiện nay? 5. Hiểu biết của anh, chị về nghệ thuật sư phạm? 6. Để trở thành người giáo viên, tại sao anh hay chị phải nghiên cứu về Nhà trường và Người giáo viên ? 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn An, Bùi Kim Phượng, Giáo dục học, Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, 1996 2. Hoàng Anh (chủ biên), Hoạt động Giao tiếp Nhân cách, NXB ĐH Sư phạm, 2007 3. Nguyễn Ngọc Bảo, Thực hành giáo dục học, NXB Giáo dục, 1991 4. Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXB Giáo dục, 2006 5. Babanxki Iu.K, Giáo dục học, NXB Giáo dục Matxcơva, 1985 6. Phan Bình, Văn hoá - Giáo dục - Con người và Xã hội, NXB Giáo dục, 2000 7. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, 2005 8. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Đặng Quốc Bảo … Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá, NXB Giáo dục, 2007 9. Bùi Hiền, …, Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, 2001 10. Bùi Văn Huệ (chủ biên), Nghệ thuật ứng xử sư phạm, NXBĐH Sư phạm, H, 2003 11. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, 1999 12. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, 2004 13. Phạm Khải (dịch), Ian.P. McGREAL, Những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông, NXB Lao động, 2005 14. Nguyễn Dương Khư, Chân dung các nhà tâm lý, giáo dục thế giới thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 1997 15. Hà Thế Ngữ, Giáo dục học T1, NXB Giáo dục, 1987 16. Hà Thế Ngữ, …Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001 17. Hà Thế Ngữ, Đặng Văn Đình, Giáo dục học, NXB Giáo dục, 1991 18. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, NXB Giáo dục, H, 1987 19. Nguyễn Văn Nhật (dịch), Ken Bain, Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2008 20. Võ Thuần Nho (tổng chủ biên), Những vấn đề về giáo dục học, T1, NXB Giáo dục, 1983 21. Jean Piaget, Tâm lý học và Giáo dục học, NXB Giáo dục, 1999 22. Tống Văn Quán, Nguyễn Quang Thuấn (dịch), Jean. Mare De nommé Madeleine Roy, POUR UNE PÉDAGOGIE ITERACTIVE – Latriade étudiant – enseignant – environnemet NXB Thanh niên, 2000 23. Lê Minh Quốc, Danh nhân sư phạm Việt Nam, NXB Trẻ, 1998 24. Nguyễn Công Tâm (biên soạn), Nghệ thuật giáo dục, NXB Trẻ 1998 25. Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên) Lịch sử giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, 1996 26. Hà Nhật Thăng, Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2000 27. Hà Nhật Thăng, Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004 28. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm, Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục, 1998 29. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 30. Dương Thiệu Tống, Suy nghĩ về văn hoá giáo dục Việt Nam, NXB Trẻ, 2000 31. Bùi Quang Tú (biên soạn), Những mẩu chuyện về quản lý giáo dục, NXB Trẻ, 2002 32. Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001 33. Phan Thế Sủng, Lưu Xuân Mới, Tình huống và cách ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục và đào tạo, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001 34. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000 35. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT, H, 2001 36. Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 37. Tạp chí Giáo dục (ra hàng tháng) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
File đính kèm:
- Giáo dục học đại cương- ĐH Đà Lạt.pdf