Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước (Phần 1)

Phần thứ nhất

LÝ LUẬN CHUNG

VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Chương I

ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Chương II

HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chương III

NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN

Chương IV

VĂN PHONG VÀ NGÔN NGỮ VĂN BẢN

Chương V

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN

 

doc69 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 01-07-2006, thö vieän chuùng toâi seõ tieáp tuïc phuïc vuï nhö bình thöôøng.
Raát mong quyù cô quan thoâng caûm.
CHƯƠNG V
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
I. Khái niệm về quy trình xây dựng và ban hành văn bản
1. Định nghĩa
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình.
Quy trình xaây döïng vaø ban haønh VB laø caùc böôùc ñoøi hoûi dieãn ra moät caùch lieân tuïc töø khi chuaån bò soaïn thaûo cho ñeán khi soaïn thaûo, vaø chuyeån VB ñeán nôi thi haønh, maø caùc cô quan nhaø nöôùc coù thaåm quyeàn phaûi tieán haønh theo ñuùng chöùc naêng, nhieäm vuï, quyeàn haïn vaø phaïm vi hoaït ñoäng cuûa mình.
Tuỳ theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản, một số quy trình soạn thảo và ban hành có thể được quy định bằng những quy phạm pháp luậ t mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng. 
Tuy nhiên, việc xác định một trình tự chuẩn là hết sức cần thiết nhằm trật tự hoá công tác này. Cho đến nay mới chỉ có một trình tự chuẩn trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đưa ra trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (1996) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Còn các loại văn bản khác hầu hết được xây dựng và ban hành theo các quy tắc được kiến tạo nên bởi hoạt động thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị cụ thể.
2. Hình thức thể chế hóa quy trình
Quy trình xây dựng và ban hành VB được thể chế hoá bằng các VB như: quy chế, quy định 
Tuỳ theo tính chất và quy mô tổ chức của cơ quan, đơn vị, 
có thể ban hành riêng một quy chế, quy định độc lập về quy trình xây dựng và ban hành VB,
một bộ phận của quy chế, quy định về hoạt động, làm việc của cơ quan, đơn vị.
có thể ban hành như một văn bản độc lập hoặc như một văn bản phụ kèm theo một quyết định.
Những nội dung quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bản phải được thể chế hóa, tức là cần được thể hiện bằng một văn bản tương ứng. Thông thường đó là các bản điều lệ, quy chế, quy định, nội quy, quy ước, v.v..., tức là những văn bản có tính chất điều lệ. Tuy nhiên, để thống nhất và phù hợp với tính chất của vấn đề được quy định nên sử dụng tên loại văn bản là quy chế hoặc quy định. Tuỳ theo tính chất và quy mô tổ chức của cơ quan, đơn vị, có thể ban hành riêng một quy chế, quy định riêng, độc lập hoặc là một bộ phận của quy chế, quy định về hoạt động, làm việc của cơ quan, đơn vị. Cũng có thể ban hành như một văn bản độc lập hoặc như một văn bản phụ kèm theo một quyết định.
II. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản
1. Bước 1: Sáng kiến và soạn thảo văn bản
1.1. Sáng kiến văn bản
Đề xuất văn bản;
Lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản;
Quyết định cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo;
Thành lập ban soạn thảo, hoặc chỉ định chuyên viên soạn thảo (sau đây gọi chung là ban soạn thảo).
1.2. Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu biên soạn dự thảo:
Thu thaäp taøi lieäu, thoâng tin :
	+ VB phaùp luaät lieân quan veà noäi dung chuaån bò soaïn thaûo
	+ VB cuõ (xem xeùt caùch xöû lyù vaán ñeà ñoù tröôùc ñaây)
	+ VB cuûa caùc lónh vöïc khaùc nhau
	+ Khaûo saùt ñieàu tra xaõ hoäi hoïc
	+ Trao ñoåi vaø hoûi yù kieán caùc boä phaän, caùc cô quan coù lieân quan
	+ Xin yù kieán chuyeân gia
	+ Xin yù kieán laõnh ñaïo tröïc tieáp 
Tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thông tin; nghiên cứu rà soát các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật hiện hành; khảo sát điều tra xã hội; tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.
Chọn lựa phương án hợp lý; 
Xác định mục đích, yêu cầu 
Giới hạn giải quyết 
Đối tượng áp dụng 
Lựa chọn thể thức VB thông qua:
để có cơ sở lựa chọn thể thức văn bản, ngôn ngữ diễn đạt, văn phong trình bày và thời điểm ban hành.
Viết dự thảo lần thứ nhất: 
Phác thảo nội dung ban đầu; 
soạn đề cương chi tiết; 
tổ chức thảo luận nội dung phác thảo;
chỉnh lý phác thảo; 
viết dự thảo.
Biên tập và tổ chức đánh máy dự thảo.
2. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo
Không bắt buộc đối với trình tự xây dựng và ban hành tất cả mọi loại văn bản. Bước này có thể được tiến hành nghiêm ngặt theo luật định đối với một số loại văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, luật, pháp lệnh ..., song lại không nhất thiết đối với các văn bản khác có hiệu lực pháp lý thấp hơn, mà tuỳ theo tính chất và nội dung của các văn bản đó hoặc tuỳ xét của các cơ quan, đơn vị ban hành chúng. Kết quả dóng góp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo phải được đánh giá, xử lý và tiếp thụ bằng văn bản tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo. Văn bản này là yếu tố bắt buộc phải có trong hồ sơ thẩm định và hồ sơ trình dự thảo. Trong trường hợp có vấn đề vướng mắc, khó giải quyết phải kịp thời xin ý kiến lãnh đạo. Ban soạn thảo chỉnh lý dự thảo trên cơ sở các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, làm bản tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, trong đó nêu rõ đã yêu cầu bao nhiêu cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến, có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trả lời bằng văn bản với các ý kiến khác nhau thế nào, và bảo lưu của ban soạn thảo.
Xử lý các ý kiến đóng góp tham gia xây dựng dự thảo bằng VB:
Số lượng các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến
Số lượng các tổ chức, cá nhân trả lời ý kiến đóng góp bằng VB
Nội dung các ý kiến
Lưu các ý kiến
3. Bước 3: Thẩm định dự thảo
a) Ban soạn thảo xem xét, đề xuất về việc tiến hành thẩm định dự thảo văn bản. Tuỳ theo tính chất, nội dung của văn bản lãnh đạo cơ quan soạn thảo quyết định việc thẩm dự thảo văn bản.
b) Ban soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ thẩm định và gửi đến cơ quan thẩm định.
c) Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương tương ứng. Đối với các văn bản khác tạm thời pháp luật chưa quy định là bước bắt buộc, song về nguyên tắc cần thực hiện việc thẩm định ở tất cả mọi cấp độ ddối với dự thảo văn bản có tính chất quan trọng.
d) Cơ quan thẩm định gửi lại văn bản thẩm định và hồ sơ dự thảo văn bản đã được thẩm định cho cơ quan, đơn vị soạn thảo.
e) Cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý dự thảo và chuẩn bị hồ sơ trình ký.
4. Bước 4: Xem xét, thông qua
a) Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên cấp trên (tập thể hoặc các nhân) để xem xét và thông qua. Văn phòng giúp thủ trưởng xem xét trước các yêu cầu về nội dung, thể thức và các yêu cầu khác của văn bản trước khi thủ trưởng ký. Phải có hồ sơ trình ký. Trường hợp không có hồ sơ thì phải trợc tiếp tường trình với thủ trưởng ký. Phải thực hiện việc ký tắt trước của chánh hoặc phó chánh văn phòng trước khi trình ký.
b) Thông qua và ký ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục luật định. Việc thông qua văn bản có thể được tiến hành bằng hình thức tổ chức phiên họp hoặc theo thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, tổ chức. Tuỳ theo thẩm quyền ban hành, tính chất và nội dung của văn bản, văn bản có thể được xem xét thông qua bằng hình thức tập thể tại một hoặc nhiều phiên họp của cơ quan ban hành. Việc tổ chức các phiên họp phải đảm bảo các quy định của Nhà nước. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm pháp lý về văn bản mình ký. Trách nhiệm đó liên quan đến cả nội dung lẫn thể thức văn bản, do đó trước khi ký cần xem xét kỹ về nội dung và thể thức của văn bản.
c) Đóng dấu văn bản.
d) Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lý và trình lại dự thảo văn bản trong thời hạn nhất định.
5. Bước 5: Công bố
a) Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nước, tuỳ theo tính chất và nội dung phải được công bố, yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật định.
b) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
c) Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phải được yết thị tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do HĐND, UBND quyết định.
d) Văn bản quy phạm pháp luật phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
e) Các văn bản khác tuỳ theo tính chất và nội dung được công bố kịp thời theo quy định của pháp luật.
	6. Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản
Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịp thời và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành được gửi, lưu giữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ và có giá trị như bản gốc.
Theo quy định văn bản phải được gửi đúng tuyến, không vượt cấp; phải đúng địa chỉ đơn vị, bộ phận hoặc người thực thi. Văn bản được sao đúng thể thức, vừa đủ số lượng bản theo yêu cầu và quy định của cấp có thẩm quyền, tránh lãng phí giấy tờ, công sức. Khi sao y văn bản trong cơ quan thì giao cho văn phòng sao, ghi rõ ngày tháng, thẩm quyền ký của người sao và đóng dấu của cơ quan (xem Phụ lục 3). Phải đảm bảo các nguyên tắc bảo mật đối với văn bản có mức độ mật. Văn bản có mức độ khẩn phải được gửi nhanh chóng, kịp thời.
Văn bản được lưu một bản ở bộ phận chuyên môn phụ trách, hay bộ phận soạn thảo, một bản khác lưu ở văn phòng hoặc văn thư cơ quan. Cuối năm nộp lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước.
Quy trình chung ban hành văn bản được trình bày tại Phụ lục 2.
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước
II. Phân loại văn bản
III. Hiệu lực của văn bản
CHƯƠNG III
NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN
I. Những yêu cầu về nội dung
II. Những yêu cầu về thể thức
CHƯƠNG IV
VĂN PHONG VÀ NGÔN NGỮ VĂN BẢN
I. Văn phong hành chính-công vụ
II. Ngôn ngữ văn bản
CHƯƠNG V
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
I. Khái niệm về quy trình xây dựng và ban hành văn bản
II. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản
III. Yêu cầu về việc soạn thảo VB
IV. Trách nhiệm và quyền hạn của người soạn thảo VB

File đính kèm:

  • docGTrinh KTXD&BHVB QLHCNN1.doc
Bài giảng liên quan