Giáo trình Lịch sử âm nhạc Việt Nam
LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ ÂM NHẠC VIỆT NAM
VÀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM
BÀI 1
(2 tiết)
ÂM NHẠC VIỆT NAM LÀ SẢN PHẨM CỦA NỀN VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH CỦA CÁC CƯ DÂN TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. ÂM NHẠC RA ĐỜI SỚM
Sự hiện diện sớm của con đường trên đất nước ta
Sự định cư một cách liên tục qua các thời đó là đồ đá đồ đồng đồ sắt
- các cư dân nơi đây sớm bước vào một thời đại văn minh trồng lúa nước và các kỹ thuật chế tác đồ gốm
- Âm nhạc Việt Nam là một nền âm nhạc đa sắc tộc
- Địa lý nơi đây rất đa dạng có nhiệu sông núi ngăn cách các vùng dân cư đã ảnh hưởng tới từng vùng từng dân tộc
- Âm nhạc Việt Nam gắn liền với đặc sản quê hương và cuộc sống lao động của các cư dân
-các đặc sản địa phương liên quan đến các nhạc cụ
- Âm nhạc Việt Nam với ngọn nguồn tâm linh tín ngưỡng và phong tục tập quán dân tộc
- Đón nhận thêm nhiều tôn giáo mới như :phật giáo,thiên chúa giáo
nhập từ miền Trung vào, phong trào này lan rộng thành phong trào đờn ca tài tử tiếp thu thêm các loại hình dân gian địa phương như lí,hò,nói thơ..và phát triển bởi những bài bản mới được sáng tác theo hơi nhạc cổ truyền - Từ chỗ chơi nhạc theo kiểu tài tử năm 1911 đờn ca tài tử lần đầu tiên được trình diễn trên sân khấu do ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều biểu diễn đã được hoan nghênh nhiệt liệt và sáng kiến này nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh Nam bộ. - Năm 1916 ông Tống Hữu Định đã dàn dựng vở và cho diễn viên đứng ở trên ván vừa ca vừa ra bộ chính vì thế hình thành thể loại ca ra bộ. - Năm 1917 gánh hát của thầy Năm tú với tên gọi gánh hát cải lương thầy năm tú ra đời đã khai sinh ra bộ môn ca kịch cải lương và nền tảng âm nhạc của nó là nhạc lễ, ca huế,và ca nhạc dân gian Trung Nam Bộ. II. Quá trình phát triển và phân hoá của cải lương cho đến cách mạng tháng 8-1945 - Bắt đầu từ gánh hát của thầy Năm tú phong trào cải lương lan ra khắp Nam bộ khoảng năm 1920 cải lương trở thành bộ môn sân khấu vững vàng tiếp tục lan ra Bắc Bộ do sự tác động mạnh mẽ của xã hội,sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật mới cải lương cũng không tránh khỏi sự phân hoá thành nhiều loại hình nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu khác nhau của khán giả. 1. Cải lương tuồng tầu - Đó là những vở lấy từ tích cổ trung quốc và nó có ảnh hưởng của nghệ thuật tuồng - Dàn nhạc sử dụng dàn nhạc tài tử bổ xung thêm kèn gõ 2. Cải lương Quảng - ảnh hưởng rõ nét của nghệ thuật biểu diễn Quảng Đông - Dàn nhạc có thêm kèn Hồ Quảng 3. Cải lương xã hội - Phần lớn lấy đề tài từ xã hội Việt Nam đương thời dựa vào ảnh hưởng của nghệ thuật phương tây nhất là Pháp.Họ chủ trương chuyển sân khấu cải lương thành sân khấu kịch nói vì thế bài bản cải lương cũng hạn chế đồng thời đưa thêm một số ca khúc Pháp - Dàn nhạc bỏ kèn gõ và thêm một số nhạc cụ phương tây để đệm như: violon; piano 4. Cải lương kiếm hiệp - Phát triển khoảng năm 1930-1940 các vở chủ yếu mượn từ chuyện ấn Độ * Cải lương lan ra Bắc vào đầu những năm 20 và vững vàng vào những năm 1925 – 1927 và phát triển từ 1935- 1941 ăn sâu bám rễ ở trung Bộ từ những năm 30-45 nhưng khi Nhật vào Đông Dương cải lương cũng rơi vào con đường bế tắc không lối thoát. III. Những đóng góp và ý nghĩa của sự ra đời và phát triển của sân khấu cải lương nửa đầu thế kỉ 20 1. Những đóng góp - Đưa lên sân khấu nhiều bài nản của âm nhạc thính phòng,cung đình,nhiều làn điệu dân ca Namn trung bộ - Tiếp thu và cải lương hoá khá tốt một số làn điệu hí khúc của Trung Quốc - Đóng góp nhiều bài bản sáng tác mới theo phong cách cổ truyền có giá trị 2. ý nghĩa - Trước sự khủng hoảng của các bộ môn sân khấu cổ truyền trong việc thể hiện nội dung đề tài,phương thức trình diễn, cải lương ra đời một mặt vẫn duy trì vốn âm nhạc cổ truyền một mặt không bị gò bó bởi khuôn mẫu vì thế nó dễ dàng đáp ứng với thị hiếu quần chúng cũng như dung hoà được ý nguyện của một bên là khán giả ưa lối trình diễn mới của Pháp, một bên là khán giả quen với sân khấu dân tộc. Bài 4: Phong trào sáng tác theo phương pháp Âu tây sự ra đời và phát triển của âm nhạc cải cách cho tới cách mạng tháng 8-1945 Mục tiêu: - Tìm hiểu các phong trào sáng tác âm nhạc theo trào lưu mới - Phân tích sự phát triển của âm nhạc cải cách những xu hướng chính trong âm nhạc thời kì này (3 tiết) I. Quá trình hình thành 1. Sự truyền bá âm nhạc phương Tây vào Việt Nam và phong trào học nhạc Âu tây - âm nhạc mới được hình thành trong bối cảnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam đã thành lập chính đảng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đề cương văn hoá ra đời, hội văn hoá cứu quốc thành lập, những tác động có tính quyết định tạo ra một hướng đi đúng đắn cho âm nhạc mới Việt Nam ngay từ những ngày đầu. 2. Sự truyền bá âm nhạc phương Tây vào Việt nam - Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 văn hoá phương tây đã tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ bằng nhiều con đường khác nhau như: + Truyền đạo + âm nhạc của của các dàn kèn phục vụ trong quan đội + Âm nhạc trong các phòng trà, điệu nhảy + Âm nhạc trên màn ảnh + Âm nhạc do các đoàn nghệ thuật tạp kĩ của nước ngoài sang biểu diễn + Hệ thống đào tạo nhạc Tây trong các trường tiểu học Việt Pháp đặc biệt năm 1927 nhạc viện Viễn Đông ra đời 3. Phong trào học nhạc Tây - Những sự mới lạ về nhạc cụ cũng như hơi nhạc của phương Tây đã kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu nhạc tây trong đông đảo quần chúng nhân dân ở những thành phố lớn nhất là tầng lớp thanh niên. Họ bắt đầu bỏ rơi dần những nhạc cụ dân tộc và những bài bản cổ để tìm đến những nhạc cụ mới như: ghi ta; măngdôlin. phong trào học nhạc Tây theo năm tháng phát triển. 4. Phong trào soạn lời ca theo kiểu tây và hát theo điệu tây - Từ chỗ họ hát nguyên lời Pháp đến phỏng dịch theo lời Pháp rồi đặt luôn lời Việt cho những bài ci-nê đang thịnh hành đã dẫn đến một phong trào soạn và hát bài ca theo điệu tây phong trào này hính là sự biểu hiện của sự xâm nhập âm nhạc châu âu vào Việt Nam và xu hướng Việt hoá là bước đầu để tiến tới sự ra đời của các ca khúc mới. - Từ phong trào đặt lời ca theo điệu Tây ý đồ sáng tác lấy cả lời lẫn ca dần được hình thành, công việc này đầu tiên tiến hành bí mật ở một số nhóm do tâm lí tự ti dân tộc khiến họ không dám đưa tác phẩm của mình ra đó là một nhóm các nhạc sĩ như: Dương Thiệu Tước; Thẩm Oánh; Thiện Tơ;Nguyễn Trần Dư và một số nhạc sĩ trẻ như : Văn Chung; Doãn Mẫn; Lê Yên 5. Phong trào sáng tác mới diễn ra công khai- Sự ra đời của âm nhạc cải cách - Đến năm 1938 sau chuyến lưu diễn 3 miền của ông Nguyễn Văn Tuyên cùng với chủ trương lấy nốt nhạc phương Tây để chép nhạc đồng thời sáng tạo những bản nhạc mới thể hiện chất dân tộc trên cơ sở bám sát tiếng Việt đã thổi bùng lên làn gió mới rất nhiều các sáng tác mới ra đời và được giới thiệu với nhiều tên tuổi của các tác giả như : Nguyễn Xuân Khoát; Nguyễn Văn Tuyên; Lê Thương. II. Sự phát triển của âm nhạc cải cách tới trước cách mạng tháng 8-1945 - Những sáng tác trong thời kì này có thể được chia làm 3 hướng chính: 1. Khuynh hướng lãng mạn(1938) - Chiếm tỉ lệ lớn tác phẩm nó là tiếng nói của những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản thoát li đấu tranh chính trị quay lưng lại với thực tế đen tối của xã hội đương thời có liên quan mật thiết đến phong trào thơ mới và văn chương lãng mạn - Chủ đề phong phú với nhiều tình cảm khác nhau ,lãn mạn,viển vông, trốn tránh thực tại - Mang tính chất giải trí - Gửi gắm tình yêu quê hương đất nước - Đồi truỵ kêu gọi thanh niên đắm chìm trong chơi bời trác táng.. - Bộc lộ tâm trạng chán chường,bế tắc. * Đặc điểm: Sự hình thành và phát triển của khuynh hứơng lãng mạn dựa trên cơ sở là nền nhạc hát trong đó nổi bật là ca khúc,ca khúc trữ tình đặc biệt là tình ca trở thành thể loại bao trùm - Giai điệu thường dùng điệu thức thứ trong tư duy điệu tính,nhiều ca khúc mang màu sắc vui vẻ trẻ trung có dáng dấp của vũ điệu Vall,Swing;tanggo... - Cấu trúc sử dụng thường là 2 đoạn đơn;3 đoạn đơn ngoài ra về điệu thức còn sử dụng một phần điệu thức 5 âm dân tộc 2. Khuynh hướng hùng ca yêu nước -Hình thành khoảng những năm 1939-1940 dòng ca khúc này là tiếng nói đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong tầng lớp thanh niên trí thức thành thị,khuynh hướng này thể hiện được tình cảm dân tộc lòng yêu nước và ý tưởng dấn thân vì nghĩa cả - Thời kì đầu là những bài ca mang nội dung khoẻ khoắn trong sáng viết cho phong trào hướng đạo của Phạm văn Xung;Hoàng Quýsau này có thêm một vài bài viết về cuộc đấu tranh dân tộc như của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Năm 1940 xuất hiện thêm các ca khúc của một số nhạc sĩ được tiếp xúc với cách mạng tham gia hoạt động trong tổ chức của Đảng với mục tiêu yêu nước.Từ năm 1943 khuynh hướng này gần như nở rộ át hẳn dòng nhạc lãng mạn -Đề tài: Phổ biến là đề tài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm phương bắc bên cạnh đó có những đề tài về thời cuộc trong đó chủ nghĩa yêu nước là cảm hứng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm - Thể loại chủ yếu là thể loại hành khúc ngôn ngữ âm nhạc có nguồn gốc Châu âu với thang âm 7 âm với cấu trúc khá cân phương - Các tác giả tiêu biểu như: Lưu Hữu Phước với Lên đàng,Tiếng gọi thanh niên,người xưa đâu tá.Hoàng Quý với Vui ca lên, Trên sông Bach Đằng.Văn Cao với THăng Long hành khúc.Đỗ Nhuận với Trưng Vương, lời cha già... 3. Khuynh hướng cách mạng - Là khuynh hướng nghệ thuật được soi sáng bởi tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân trong đảng cộng sản Đông Dương. Ngay từ những năm 1930 đã xuất hiện những bài ca cách mạng với chủ đề đoàn kết những ca khúc trong thời kì này không những chứa đựng lòng yêu nước mà còn ca ngợi phong trào cách mạng thế giới hướng về nhà nước XHCN đầu tiên của thế giới - Tác giả, tác phẩm thời kì đầu ca khúc cách mạng do các chiến sĩ cộng sản sáng tác đó là những bài ca được sáng tác tập thể mang tính khuyết danh,ca khúc mở đầu cho khuynh hướng này là: Cùng nhau đi hồng binh của Đinh Nhu sáng tác năm 1930 - Từ những năm 1940 ca khúc cách mạng phát triển mạnh mẽ với các tác phẩm như: Tam bình của Trần Văn Thục; Cờ Việt Minh của Vương Gia Khương; Tiến quân ca của Văn Cao; Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi. Trong thời kì này nhiều nhạc sĩ đã trở thành chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hoá nghệ thuật như: Đỗ Nhuận; Văn Cao. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày một số nét về âm nhạc thời Hùng Vương 2. Các nhạc khí thời Hùng Vương 3. Những nhạc khí và tổ chức dàn nhạc thời Lí trần 4. Diễn trình lịch sử âm nhạc thời Lê 5. Diễn trình lịch sử âm nhạc thời Nguyễn 6. Các thể loại ca nhạc bài bản tiết mục thời Lê 7. Các tổ chức dàn nhạc và nhạc khí thời Nguyễn 8. TRình bày về hát ả đào thời Nguyễn 9. Nghệ thuật hát bội 10. Những chuyển biến trên sân khấu chèo trong phong trào canh tân sân khấu truyền thống đầu thế kỉ 20 11. Sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương 12. Trình bày khuynh hướng lãn mạn trong sự phát triển của âm nhạc cải cách trước cách mạng tháng 8-1945 13. trình bày khuynh hướng hùng ca yêu nước cho ví dụ bài hát 14. Trình bày khuynh hướng cách mạng cho ví dụ về các ca khúc.
File đính kèm:
- Giao trinh rut gon Lich su am nhac VN.doc